(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 9 tháng và tháng 9 năm 2018
Người đăng tin: Trần Thông Ngày đăng tin: 29/09/2018 Lượt xem: 1443

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 9 tháng năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết trong thời gian qua, thị trường tiêu thụ của Việt Nam ngày càng được mở rộng, thúc đẩy gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam. Mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam được ghi nhận là mức tăng trưởng cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2011. Đây là nền tảng thuận lợi, giúp giảm áp lực điều hành trong những tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm.

Phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và kinh tế cả nước nói chung đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt Chính phủ đang cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, thay đổi các thủ tục hành chính, các thủ tục về cấp phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa. Tính đến cuối quý II năm 2018, có 738 điều kiện kinh doanh trên hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được bãi bỏ hoặc sửa đổi, đơn giản hóa, nhờ đó chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đã được giảm thiểu.

Tuy nhiên những cảnh báo về sức ép của lạm phát, tỷ giá hối đoái, rủi ro về thiên tai do diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường và những hệ quả của xu thế bảo hộ mậu dịch cũng như những biến động về địa chính trị, chiến tranh thương mại, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn... vẫn đang là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam và thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng.

Trước tình hình đó, Thành ủy, HĐND và UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, của Thành ủy, HĐND và UBND về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Kết quả các ngành, lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

Tình hình thời tiết tại Đà Nẵng trong quý III năm 2018 diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Hiện nay lúa vụ Mùa đang trong giai đoạn thu hoạch, các loại cây trồng phát triển khá tốt. Các địa phương đã vận dụng quy trình sản xuất an toàn, hiện đại trong chương trình quy hoạch nông thôn mới; cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo chương trình thủy canh tiếp tục được đầu tư và hoàn thiện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng chuyên canh rau sạch. Một số địa phương nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật, xác định và lựa chọn loại cây trồng chủ lực, tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân.

 * Trồng trọt

 Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 3.780 ha, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng thu hoạch tính đến nửa đầu đầu tháng 9 đạt 29 nghìn tấn, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích trồng lúa đạt 2.431 ha, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước, năng suất ước đạt 57,8 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 14 nghìn tấn; diện tích trồng ngô đạt 140,3 ha, giảm 79,6 ha, sản lượng ngô ước đạt 797 tấn, giảm 35,7%; diện tích trồng khoai lang đạt 99,3 ha, giảm 35 ha, sản lượng khoai lang ước đạt 650 tấn, giảm 25,6%...

Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2018 trên địa bàn đạt 5.187,6 ha, bằng 99,27% so với cùng kỳ năm trước; diện tích trồng ngô đạt 319,6 ha, bằng 75,2%; diện tích khoai lang ước đạt 273,5 ha, bằng 86,40%; cây hoa ước đạt 112,4 ha, bằng 87,95%; sắn 131 ha, bằng 82,91%; mía 407ha, tăng 20,4%; lạc 393 ha, bằng 96,5%.

 * Chăn nuôi

9 tháng đầu năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khá ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, quý III rơi vào đợt cao điểm nắng nóng nên tình trạng dịch bệnh dễ xảy ra trên các đàn gia súc, gia cầm. Các ngành chức năng đã tăng cường công tác giám sát phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chặt chẽ khâu giết mổ, hoàn thành tiêm phòng lỡ mồm long móng đợt 2/2018 cho gia súc với số lượng tiêm được 11.171 con trâu, bò.

Bên cạnh đó, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc (tỉnh Hắc Long Giang), trong tháng 9, thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, phường, xã và các sở, ngành có liên quan khẩn trương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn nhập vào địa bàn thành phố và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh và có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng.

Tính đến thời điểm 15/9/2018, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau: Tổng số lượng trâu 2.034 con, giảm 2,26% so với cùng kỳ; tổng số lượng bò 16.875 con, giảm 1,36%; tổng số lượng lợn 57.203 con, giảm 12,03%; tổng đàn gia cầm 402 ngàn con, giảm 13,7%. Tổng đàn lợn, gia  cầm trên địa bàn giảm do giá thịt lợn nhập khẩu thấp hơn giá trong nước, vì vậy người dân chủ động giảm đàn, bên cạnh đó việc xuất chuồng theo thời vụ cũng dẫn đến số lượng lợn giảm.

1.2. Lâm nghiệp

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 9 tháng năm 2018 ước đạt 34.625 m3, tăng 1,24% so với cùng kỳ năm 2017; sản lượng củi khai thác ước đạt 67.674 Ste, giảm 2,63%. Diện tích rừng trồng mới tập trung 9 tháng đạt 630 ha, tăng 5% so với cùng kỳ.

Các cơ quan ban, ngành tiếp tục tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra hiện trường lâm phận quản lý. Trong 9 tháng đầu năm 2018, qua tuần tra kiểm soát, ngành chức năng đã lập biên bản 42 vụ vi phạm hành chính và đã xử lý 41 vụ; phạt tiền 211 triệu đồng; tịch thu hơn 3 m3 gỗ xẻ, 01 m3 gỗ tròn; tịch thu và thả vào môi trường tự nhiên140 cá thể chim cu gáy, 18 cá thể cầy vòi hương và cầy vòi mốc, 03 cá thể don, 09 cá thể tắc kè, 04 cá thể sóc bụng xám, 06 cá thể rùa; 10 cá thể rắn nước; 06 cá thể chim sâu, 02 cá thể chim sẻ, 04 cá thể kỳ tôm, 05 cá thể dúi mốc, 01 cá thể chào mào; tịch thu và tiêu hủy 10 cá thể gà nước vằn, 11 cá thể cút ngực trắng, 05 con chim chích quạch, 2 kg thịt heo rừng, 08 lồng bẫy chim, 01 cây sào treo chim, 02 cọc sắt, 750 viên bi sắt, 02 ná bắn bi sắt, 01 máy phát ra tiếng chim, 03 dây bẫy động vật rừng và 02 tấm lưới; tịch thu 01 khẩu súng săn.

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng cũng được tăng cường nghiêm ngặt, lực lượng chức năng đã thực hiện giám sát tình hình cháy rừng, đã phát bản tin dự báo cháy rừng số 04 và 05-2018 cấp III - IV.

1.3. Thủy sản

Năng lực khai thác tàu cá trong 9 tháng đầu năm 2018 được duy trì và chuyển biến khá tích cực theo hướng hiện đại, theo đó tàu công suất lớn từ 400 CV trở lên tăng nhanh, tàu công suất dưới 90 CV giảm. Tổng số tàu đang hoạt động đánh bắt trên biển tính đến cuối tháng 9/2018 là 1.121 chiếc (không kể thúng chai lắp máy), với tổng công suất hơn 355 nghìn CV. Trong đó, tàu dưới 20 CV là 240 chiếc; tàu từ 20 đến dưới 90 Cv là 357 chiếc; tàu từ 90 CV trở lên là 624 chiếc. Các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác thủy sản trên địa bàn luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Trong 9 tháng, thành phố đã hỗ trợ 03 đợt cho 329 lượt tàu với 572 chuyến đi biển với tổng số tiền hơn 48 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng tàu vỏ thép theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP cho 02 chủ tàu với số tiền hơn 234 triệu đồng; hỗ trợ cho 29 cá nhân đóng mới 30 tàu công suất trên 800 CV. Với tổng kinh phí trên 24 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ đợt 01 năm 2018 với kinh phí 12 tỷ đồng) và cấp 3,6 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đóng mới tàu đợt 02 cho 08 chủ tàu gồm 09 tàu cá đã được phê duyệt năm 2017.

 Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi; thời tiết không có biến cố bất thường trên đất liền; dịch bệnh nuôi trồng thủy sản không xảy ra.

9 tháng đầu năm 2018, sản lượng thủy, hải sản khai thác và nuôi trồng ước đạt 30,2 nghìn tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá biển ước đạt 23,6 nghìn tấn, tăng 2,9%; sản lượng tôm biển ước đạt 1.083 tấn, tăng 6,5%; thủy sản khác ước đạt 4,5 nghìn tấn, tăng 21,4%.

Tổng sản lượng thủy sản khai thác trong 9 tháng năm 2018 ước đạt 29.244 tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác thủy hải sản biển ước đạt 29.170 tấn, tăng 5,7%; sản lượng khai thác thủy hải sản nội địa ước đạt 73 tấn, tăng 82,02%.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng ước đạt 957 tấn, tăng 12,4%  so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến cuối tháng 9 năm 2018, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố ước đạt 483,4 ha, đối tượng nuôi chủ lực gồm các loại như: cá trắm cỏ, diêu hồng; ngoài ra còn có các loại cá khác như: cá mè, cá chép, cá trê lai, cá leo, cá tra...

2. Công nghiệp và xây dựng

2.1. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý III năm 2018 ước tăng 4,46% so với quý trước. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,08%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 12,54%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,92%; ngành khai khoáng giảm 12,05%.

So với cùng kỳ năm 2017, IIP toàn ngành công nghiệp quý III năm 2018 ước tăng 8,8%. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,35%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,92%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,94%; công nghiệp khai khoáng giảm 0,14%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, IIP toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,19% so với cùng kỳ. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,53%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 6,09%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,23%; ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,33%.

Trong các ngành công nghiệp cấp 2, tính chung 9 tháng đầu năm 2018, một số ngành có chỉ số tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 97,63%; sản xuất xe có động cơ tăng 97,05%; ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 37,73%; sản xuất thiết bị điện tăng 18,61%; sản xuất các sản phẩm hóa chất tăng 17,96%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 17,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 23,23%; ngành thoát nước và xử lý nước thải cũng tăng khá cao với mức 18,66%.

Một số ngành công nghiệp có IIP tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: ngành dệt giảm 17,19%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 13,08%; sản xuất kim loại giảm 8,72%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic giảm 7,86%; sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại giảm 7,49%; sản xuất thuốc, hóa và dược liệu giảm 5,01%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 3,53%; sản xuất trang phục giảm 1,72%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 9 tháng đầu năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: bộ dây đánh lửa và bộ dây khác sử dụng cho xe có động cơ tăng 116%; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tăng 97,63%; thùng, can hộp bằng kim loại tăng 57,77%; bao bì và túi giấy tăng 54,06%; thiết bị câu cá tăng 44,69%; thịt cá đông lạnh tăng 39,24%; bộ phận và các phụ tùng của máy tính tăng 38,68%; vỏ bào, dăm gỗ tăng 37,73%; sơn và vecni tăng 34,45%; cấu kiện tháp, và cột làm bằng sắt, thép tăng 31,43%; tôm đông lạnh tăng 27,22%; bàn bằng gỗ các loại tăng 25,73%; nước ngọt tăng 13,47%; sữa và kem chưa cô đặc tăng 5,43%.

Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: đá xây dựng giảm 0,33%; mì, phở, miến, cháo ăn liền tăng 4,58%; bia đóng chai giảm 3,38%; lốp hơi mới bằng cao su giảm 7,86%; bê tông trộn sẵn giảm 7,1%; xi măng Porland đen giảm 4,85%; bộ com-le quần áo giảm 26,56%; lưới đánh cá giảm 10,69%; giày dép thể thao giảm 13,08%; gạch và gạch khối xây dựng giảm 24,69%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp ước tính tháng 9/2018 tăng 6,85% so với cùng kỳ; tính chung 9 tháng chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 3,51% so với 9 tháng năm 2017. Trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn so với chỉ số chung: sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 8,32%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 76%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 14,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,4%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ thấp so với cùng kỳ: ngành dệt; sản xuất trang phục; sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm có liên quan...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm cuối tháng 9/2018 ước tăng 132% so với cùng kỳ. Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ: ngành dệt; sản xuất trang phục; in sao chép bản ghi các loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện... Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho thấp hơn so với mức tồn kho chung như: giấy và sản phẩm từ giấy; sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại; sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại...

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính đến cuối tháng 9/2018 giảm 3,07% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 6,17% (giảm chủ yếu do tác động của Công ty Điện lực Đà Nẵng); lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,92%. Xét theo ngành kinh tế, chỉ số sử dụng lao động giảm hầu hết ở các lĩnh vực: ngành khai khoáng giảm 6,49%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 3,01%, ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt giảm 9,05% (nguyên nhân là ngành điện sử dụng công nghệ điện tử trong việc ghi chữ số công tơ thay cho việc thuê lao động đến ghi trực tiếp tại nhà khách hàng); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải giảm 1,49%.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 3 năm 2018 cho thấy: có 47,37% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 3 năm nay tốt hơn quý trước; 18,42% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn hơn và 34,21% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Dự kiến quý 4 so với quý 3 năm nay, có 46,05% doanh nghiệp đanh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19,74% doanh nghiệp dự báo sẽ khó khăn hơn và 34,21% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

2.2. Hoạt động xây dựng

Quý 3 năm 2018, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản theo giá hiện hành ước đạt 7.127 tỷ đồng, chiếm 64,5% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tăng 24,25% so với cùng kỳ. Trong đó tính riêng vốn đầu tư cho xây dựng và lắp đặt ước đạt 5.875 tỷ đồng, tăng 28,85%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản theo giá hiện hành ước đạt 19.849 tỷ đồng, chiếm 65,6% tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư tính riêng cho xây dựng và lắp đặt ước đạt 16.815 tỷ đồng, tăng 16,72%.

3. Thương mại - Dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ tại Đà Nẵng quý 3 năm 2018 diễn biến khá sôi động, nhất là mùa cao điểm du lịch và dịp lễ Quốc khánh 2/9.

3.1. Doanh thu bán lẻ hàng hoá

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý 3 năm 2018 ước đạt 14.820 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 6,6% so với quý trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 42.385 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 3.298 tỷ đồng, tăng 28,2%, chiếm 7,8% trong tổng mức; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 39.049 tỷ đồng, tăng 17,2%, chiếm 92,1%; kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 37,7 tỷ đồng, bằng 22,7% so với cùng kỳ, chiếm 0,1% tổng mức. (doanh thu bán lẻ của khối FDI giảm là do hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc Công ty Total ngừng hoạt động kể từ quý 2 năm nay).

Doanh thu bán lẻ một số nhóm hàng 9 tháng đầu năm có xu hướng tăng khá cao so với cùng kỳ như: vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 12,7%; mô tô và các phương tiện đi lại khác trừ ô tô tăng 32,4%; mặt hàng nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 19%; xăng dầu các loại tăng 12,4%; lương thực, thực phẩm tăng 11%. Bên cạnh đó có một số nhóm hàng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ như: hàng may mặc tăng 4,6%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 0,2%; ô tô các loại tăng 4,3%; đá quý và kim loại quý tăng 0,8%...

Doanh thu một số dịch vụ tiêu dùng khác quý 3 năm 2018 ước đạt 4.234 tỷ đồng , tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2017 (bao gồm các dịch vụ: dịch vụ kinh doanh bất động sản; dịch vụ hành chính hỗ trợ; giáo dục, đào tạo, y tế không bao gồm loại hình công lập; nghệ thuật vui chơi và giải trí; sửa chữa máy tính, đồ dùng cá nhân và gia đình; một số dịch vụ cá nhân khác).

3.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành

Từ khi cây Cầu Vàng Đà Nẵng được khánh thành vào tháng 6 năm 2018 và được lọt vào top “100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2018” do tạp chí Time của Mỹ bình chọn, đã đưa địa danh Đà Nẵng trở thành trung tâm của truyền thông quốc tế về du lịch, hoạt động du lịch của Đà Nẵng tiếp tục được sôi động, số lượng du khách đến Đà Nẵng không ngừng gia tăng, đặc biệt là trong quý 3 năm 2018.

Tổng doanh thu của cả 3 ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành quý 3 năm 2018 ước đạt 5.163 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 11,5% so với quý trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.630 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.023 tỷ, tăng 14,1%; dịch vụ lữ hành đạt 509 tỷ đồng, tăng 30,8%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của cả 3 ngành dịch vụ này ước đạt 14.043 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, dịch vụ lưu trú đạt 4.283,5 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017; dịch vụ ăn uống đạt 8.590 tỷ đồng, tăng 15,2%; dịch vụ lữ hành đạt 1.170 tỷ đồng, tăng 14,8%.

Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.447 nghìn lượt, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017, tương ứng với số ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ là 5.039 nghìn ngày, tăng 8,8%. Trong đó, lượt khách quốc tế đạt 901 nghìn lượt, tăng 12,2%, tương ứng với số ngày khách phục vụ là 2.152 nghìn ngày. Bình quân số ngày lưu trú của khách quốc tế là 2,39 ngày/lượt; khách trong nước là 1,73 ngày/lượt; chung của cả hai loại là 1,96 ngày/lượt.

Số lượt khách cơ sở lữ hành phục vụ 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 418,5 nghìn lượt, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách quốc tế đạt 182,1 nghìn lượt, tăng 35,24%; khách trong nước đạt 191,5 nghìn lượt, tăng 3,87%; khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt 44,8nghìn lượt, tăng 146,3%, xu hướng đi du lịch nước ngoài của người dân Đà Nẵng liên tục tăng cao trong năm 2018. Tổng số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ và đủ điều kiện hành nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tính đến tháng 9 năm 2018 là 3.934 người, trong đó có 1.215 hướng dẫn viên nội địa và 2719 hướng dẫn viên quốc tế.

 

 

3.3. Hoạt động vận tải

Tổng doanh thu vận tải bằng đường bộ, đường thủy và hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải quý 3 năm 2018 ước đạt 3.242 tỷ đồng, tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu vận tải đường bộ, đường thủy và hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 9.691 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ.

Doanh thu vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy quý 3 năm 2018 ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 10,15% so với cùng kỳ năm 2017; khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ, đường thủy quý 3 ước đạt 407,5 triệu Hk.km, tăng 7,04%. Tính chung 9 tháng năm 2018, doanh thu vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy ước đạt 2.614 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển bằng đường bộ, đường thủy 9 tháng ước đạt 1.187 triệu Hk.km, tăng 9,02%. Hiện nay Đà Nẵng đang hoàn thành công tác đầu tư và đưa vào vận hành 6 tuyến xe buýt trợ giá nhằm tăng cường và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào cuối năm 2018.

Doanh thu vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy quý 3 năm 2018 ước đạt 1.209 tỷ đồng, tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2017; hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ, đường thủy quý 3 ước đạt 894 triệu tấn.km, tăng 4,04%. Tính chung 9 tháng năm 2018, doanh thu vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy ước đạt 3.662 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ, đường thủy 9 tháng ước đạt 2.720 triệu tấn.km, tăng 0,7%.

Doanh thu các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải quý 3 năm 2018 ước đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2017; ước 9 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 3.415 tỷ đồng, tăng 21,1%. Tăng tập trung ở dịch vụ logistics; bên cạnh đó do thay đổi cách phân ngành, hoạt động giữ xe từ ngành N.82 (dịch vụ hành chính và hỗ trợ) được chuyển về ngành H.52 (dịch vụ hỗ trợ vận tải) cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng loại dịch vụ này. Hiện nay thành phố đang tiến hành quy hoạch, đầu tư xây dựng 18 bãi đỗ xe theo hình thức đối tác công tư (PPP) và ngân sách địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu đậu đỗ xe của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, tránh ùn tắc giao thông.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6.299 nghìn tấn, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2017. Trong đó, hàng nhập khẩu đạt 1.597 nghìn tấn; hàng xuất khẩu 2.660 nghìn tấn; hàng nội địa 2.042 nghìn tấn; hàng container 3.687 nghìn tấn.

3.4. Hoạt động thông tin và truyền thông

Trong 9 tháng đầu năm 2018, các ngành chức năng trên địa bàn đã tăng cường công tác quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trên địa bàn thành phố nhằm bảo đảm 80% các trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên Internet” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được triển khai quyết liệt. Công tác theo dõi, giám sát, vận hành Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố bảo đảm hoạt động ổn định; bảo đảm cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng trong thực thi công vụ.

Ngành Thông tin và tuyền thông tại Đà Nẵng đã triển khai và hỗ trợ các đơn vị trên địa bàn về các vấn đề liên quan đến chữ ký số; giám sát an toàn thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ, trong 09 tháng đầu năm 2018 đã có nhiều cảnh báo tấn công mạng vào Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố (Hệ thống eGov), trong đó chủ yếu là các cuộc tấn công vào máy chủ dịch vụ web và mail với nhiều kỹ thuật tấn công đa dạng (SQL Injection, Brute Force, upload shell, lây nhiễm mã độc kết nối máy chủ điều khiển bên ngoài,...); phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ xử lý các lỗ hổng, điểm yếu, bảo đảm ATTT cho Hệ thống eGov; ban hành các cảnh báo về các lỗ hổng, điểm yếu ATTT đã được phát hiện để các cơ quan, đơn vị phòng ngừa, xử lý (lỗ hổng bảo mật trong bộ vi xử lý, lỗ hổng ATTT trong các thiết bị Cisco, lỗ hổng bảo mật trong hệ quản trị nội dung Drupal, lỗ hổng bảo mật trong thiết bị IoT, camera, mã độc đào tiền ảo W32.Adcoinminer, mã độc Ransomware GandCrab, mã độc xóa bộ gõ tiếng Việt,cảnh báo tấn công có chủ đích APT vào các hệ thống hạ tầng thông tin trọng yếu quốc gia;..).

4. Tình hình đăng ký doanh nghiệp và thu hút đầu tư

Quý III năm 2018 (số liệu sơ bộ tính đến 24/09/2018), toàn thành phố có 798 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện thành lập mới, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, có 668 doanh nghiệp (giảm 38,3%) và 130 đơn vị trực thuộc (giảm 38,7%); tổng vốn đăng ký ước đạt 2.767 tỷ đồng, giảm 64,5% so với cùng kỳ; có 2 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 88,2%; 3 doanh nghiệp và 20 đơn vị trực thuộc đã hoàn tất thủ tục giải thể trong quý III năm 2018, giảm 54,5%. 

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, có 3.373 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện thành lập mới (bao gồm: 2.933 doanh nghiệp và 440 đơn vị trực thuộc) với số vốn đăng ký đạt 15.630 tỷ đồng, giảm 16,6% về số doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và giảm 34,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; có 26 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm 59,4%; 16 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 77,8%.

Tính đến tháng 9 năm 2018, có 6/11 dự án được ký kết tại Diễn đàn đầu tư năm 2017 được cấp Quyết định chủ trương đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả thực hiện, chủ yếu do liên quan đến địa điểm, thủ tục đất đai (việc lựa chọn phương án đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất).

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2018, thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 106 dự án mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 150,2 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017; có 16 lượt tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 21,2 triệu USD; có 153 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là 44,7 triệu USD, tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 01 dự án chấm dứt đầu tư với tổng vốn  đăng ký là 50 nghìn USD; 01 dự án giảm vốn (58 triệu USD); 04 dự án đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư trong nước (tổng vốn 348,2 triệu USD). Số dự án FDI còn hiệu lực tính đến ngày 15/9/2018 tại Đà Nẵng là 660 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.876,5 triệu USD.

II.  KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

  1. Chỉ số giá
    1. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có CPI tăng: nhóm giáo dục tăng cao nhất ở mức 6,27%; tiếp đến là nhóm giao thông tăng 0,63%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,3%, trong đó riêng thực phẩm tăng 0,57%. Có hai nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước: thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,02%; nhóm đồ dùng và dịch vụ khác cũng giảm ở mức tương tự. CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định so với tháng trước. 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 3,37% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; CPI tháng 9/2018 tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 2,41% so với tháng 12/2017.

CPI tháng 9 năm 2018 biến động so với tháng trước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  1. Nhóm giáo dục tăng 6,27%, góp phần làm tăng CPI chung khoảng 0,42 điểm phần trăm là do tác động của việc thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Theo đó, học phí học nghề kỹ thuật; trung cấp; cao đẳng và đại học tăng đã làm tăng chỉ số của nhóm dịch vụ giáo dục 6,74% (học phí học nghề kỹ thuật tăng 14,17%; học phí trung cấp tăng 9,62%; học phí cao đẳng tăng 10,35%; học phí đại học tăng 13,11%). Tuy nhiên, đồ dùng học tập và văn phòng phẩm giảm 0,13% (vở, giấy viết giảm 0,57%).
  2. Nhóm giao thông tăng 0,63%, góp phần làm tăng CPI chung tăng khoảng 0,06 điểm, chủ yếu do tác động của 2 đợt điều chỉnh giá xăng, dầu trong tháng 9/2018, theo đó giá xăng tăng 600 đồng/lít; dầu diesel tăng 440 đồng/lít đã tác động đến chỉ số giá của nhóm nhiên liệu tăng 1,77%.
  3. Giá gas từ ngày 01 tháng 9 năm 2018 tăng 10.000 đồng/bình 12kg nên tác động đến nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 2,56%.
  4. CPI nhóm thực phẩm tháng 9 tiếp tục tăng 0,57% so với tháng trước do ảnh hưởng của việc tăng giá các loại thịt lợn, thịt gà và thủy sản tươi sống.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 9, có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI:

  • Vật liệu bảo dưỡng nhà ở (bao gồm cát và gạch xây dựng) giảm 0,6% làm giảm CPI nhóm nhà ở 0,03%;
  • Qua đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình tháng 9 giảm làm giá điện sinh hoạt giảm 0,83%, đã tác động đến CPI nhóm điện sinh hoạt và dịch vụ điện giảm 0,81%; ngoài ra các mặt hàng sử dụng cho mùa nóng như: quạt điện, tủ lạnh, máy điều hòa … đêì giảm so với tháng trước đã tác động đến CPI nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (giảm 0,02%).
  • Giá vàng giảm làm CPI nhóm trang sức giảm, do đó đã tác động đến nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm theo.       
    1. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng 99,99% tư nhân trong tháng 9 năm 2018 dao động từ 3.435 - 3.490 nghìn đồng/chỉ, bình quân 3.450 nghìn đồng/chỉ, tức bình quân giảm 34 nghìn đồng/chỉ. Chỉ số giá vàng tháng 9/2018 giảm 0,08% so với tháng trước; giảm 1,64% so với tháng 12/2017; giảm 4,28% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 4,41% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

USD ngoại thương chuyển khoản tháng 9 năm 2018 dao động từ 23.290 - 23.370 đồng/1 USD, bình quân 23.273đ/1USD, bình quân giảm 38 đồng/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2018 tăng 0,1% so với tháng trước; tăng 3,04% so với tháng 12/2017; tăng 2,99% so với tháng cùng kỳ năm 2017; bình quân 9 tháng đầu năm 2018 tăng 0,98% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

  1. Chỉ số giá sản xuất

Chỉ số giá sản xuất (PPI) nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III năm 2018 tăng 8,16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI nông nghiệp tăng 8,11%, chủ yếu tăng giá sản phẩm từ hoạt động chăn nuôi (tăng 24,94%), trong đó sản phẩm chăn nuôi lợn tăng kỷ lục đạt mức 49,1% so với cùng kỳ; lâm nghiệp giảm 2,93%; thủy sản tăng 8,99%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 1,76%; lâm nghiệp giảm 1,84%; thủy sản tăng 7,29%. (Thời điểm 9 tháng năm 2017, tốc độ tăng, giảm so với cùng kỳ tương ứng là: 0,63%; -2,43%; 1,86%; 4,35%).

Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý III năm 2018 tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI sản phẩm khai khoáng tăng 4,91%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,66%; điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,68%; nước sạch, nước thải, xử lý nước thải, rác thải tăng 2,25%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, PPI công nghiệp tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. (Thời điểm 9 tháng năm 2017, PPI công nghiệp tăng 6,1% so với cùng kỳ).

Chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất quý III năm 2018 tăng 4,84% so với cùng kỳ, trong đó chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,16%; sử dụng cho sản xuất công nghiệp tăng 3,75%; sử dụng cho xây dựng tăng 6,5%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,74% so với cùng kỳ năm trước. (Thời điểm 9 tháng năm 2017, PPI sản xuất hàng hóa tăng 3,68% so với cùng kỳ).

Chỉ số giá cước vận tải, kho bãi quý III năm 2018 tăng 4,63% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, giá cước vận tải và kho bãi tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá cước dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt tăng 4,39%; vận tải đường thủy giảm 1,36%; dịch vụ kho bãi và các dịch vụ liên quan đến hoạt động hỗ trợ vận tải tăng 4,83%; dịch vụ bưu chính và chuyển phát giảm 1,94%.

Chỉ số giá sản xuất dịch vụ quý III tăng 4,42% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, PPI dịch vụ tăng 3,49% so với cùng kỳ năm trước, trong đó PPI ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 2,77%; ngành thông tin và truyền thông tăng 0,36%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 0,34%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2,8%; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ tăng 1,41%; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 1,72%; giáo dục và đào tạo tăng 5,9%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 7,54%.

  1. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý III năm 2018 tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa được sản xuất tại Đà Nẵng có chỉ số giá xuất khẩu tăng: sắt thép tăng 10,95%; sản phẩm từ hóa chất tăng 8,85%; sản phẩm bằng sắt thép tăng 8,57%; hàng may mặc tăng 3,56%; máy tính và linh kiện điện tử tăng 3,33%; hàng thủy sản tăng 2,99%; đồ chơi và dụng cụ thể thao tăng 0,15%. Một số nhóm hàng hóa có chỉ số giá xuất khẩu giảm: giày dép giảm 1,06%; sản phẩm cao su giảm 0,22%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 1,02% so với cùng kỳ năm trước. (Thời điểm 9 tháng năm 2017, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 4,73% so với cùng kỳ).

Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa quý III năm 2018 tăng 1,99% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số nhóm hàng hóa có chỉ số nhập khẩu tăng làm ảnh hưởng đến giá cả trên địa bàn phải kể đến như: khí đốt hóa lỏng tăng 32,99%; xăng dầu các loại tăng 20,88%; hàng rau quả tăng 9,93%; sắt thép tăng 8,05%; nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 5,17%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ giá thương mại hàng hóa quý III giảm 0,34% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 9 tháng năm 2018 tỷ giá thương mại hàng hóa ước giảm 0,36% so với cùng kỳ.

  1. Hoạt động ngân hàng

Trong quý III/2018, mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn về cơ bản tiếp tục duy trì ổn định. Lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,5% - 1%/ năm đối với huy động không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 01 tháng; từ 01 đến dưới 6 tháng ở mức 4,1 - 5,5%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 5,1%-7%/năm; từ trên 12 tháng ở mức 6,5% - 7,4%/năm, một số tổ chức tín dụng trên địa bàn áp dụng lãi suất trên 12 tháng ở mức 8% và có nhiều chương trình khuyến mãi. Lãi suất cho vay ngắn hạn đồng Việt Nam phổ biến ở mức 7-9%/năm, các lĩnh vực ưu tiên tối đa ở mức 6-6,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến ở mức 9-11% năm, các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7-10%/năm.

2.1. Công tác huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đến cuối tháng 9 năm 2018 ước đạt 126.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 14,27%. Trong đó, huy động bằng VND đạt 120.700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 95,79%; ngoại tệ đạt 5.300 tỷ đồng, chiếm 4,21%. Tỷ lệ tăng trưởng huy động VND tăng 14,66% so với cùng kỳ năm trước; ngoại tệ tăng 5,96%.

Huy động tiền gửi tiết kiệm ước đạt 84.300 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; tiền gửi thanh toán đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 20,83%; phát hành giấy tờ có giá là 1.700 tỷ đồng, tăng 39,47%.

2.2. Dư nợ tín dụng

Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tính đến cuối tháng 9/2018 ước đạt 139.000 tỷ đồng, tăng 27,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay bằng VND đạt 134.200 tỷ đồng, tăng 29,31% so với cùng kỳ năm trước; cho vay ngoại tệ (quy VND) ước đạt 4.800 tỷ đồng, giảm 9,94%.

Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 52.700 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 37,91% trong tổng dư nợ; cho vay trung, dài hạn đạt 86.300 tỷ đồng, tăng 28,45%, chiếm 62,09% tổng dư nợ.

  1. Thực hiện vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 3 năm 2018 ước đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn nhà nước đạt 2.787 tỷ đồng, giảm 1,2%; vốn ngoài nhà nước đạt 7.372 tỷ đồng, tăng 36,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 886 tỷ đồng, tăng 8,9%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 30.258 tỷ đồng tăng 11,8% so với cùng kỳ. Trong đó vốn nhà nước đạt 7.148 tỷ đồng, giảm 4,36%, riêng vốn ngân sách nhà nước đạt 3.747 tỷ đồng, tăng 8,32%; vốn ngoài nhà nước đạt 20.953 tỷ đồng tăng 19,3%, chiếm 69,25% trên tổng vốn; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.156 tỷ đồng tăng 6,02%, chiếm 7,13% trên tổng vốn.

Xét theo khoản mục đầu tư, đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao nhất, quý 3 đạt 64,5% và 9 tháng đạt 65,6% tương đương 19.849 tỷ đồng; đầu tư cho mua sắm TSCĐ không qua xây dựng cơ bản quý 3 chiếm 24,6% và 9 tháng chiếm 22,1% tương đương 6.677 tỷ đồng.

Cùng với việc tăng cường công tác quản lý, chú trọng đầu tư có trọng điểm, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công các dự án công trình, cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh bằng việc trang bị các máy móc thiết bị làm việc hiện đại…đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Đóng góp vào mức tăng trưởng trên phải kể đến một số dự án có tổng mức đầu tư lớn và được triển khai khẩn trương như: Dự án khu vui chơi aisia Park với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng (9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 424 tỷ đồng), dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills tổng mức đầu tư 4.447 tỷ đồng (9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 160,317 tỷ đồng), dự án Khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores (giai đoạn 2) tổng mức đầu tư 4.078 tỷ đồng  (9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 421,75 tỷ đồng), tổ hợp Ánh Dương – Soleil với tổng mức đầu tư 3.148 tỷ đồng (9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 446,177 tỷ đồng), khu đô thị quốc tế Đa phước với tổng mức đầu tư 5.105 tỷ đồng (9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 248,908 tỷ đồng)… Bên cạnh đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm, nguyên nhân là do một số doanh nghiệp Nhà nước tiến hành cổ phần hóa, một số dự án có mức đầu tư công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, như dự án Đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, dự án Nút giao thông phía tây Sông Hàn, dự án cầu vượt Nguyễn Tri Phương…

* Tình hình một số công trình trọng điểm

+ Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng: dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của thành phố với mục tiêu mở rộng sự tiếp cận của người dân thành phố Đà Nẵng đến các dịch vụ thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải được cải thiện, mạng lưới đường bộ và giao thông công cộng quan trọng tại các khu vực được chọn của thành phố Đà Nẵng. Dự án gồm có 5 hợp phần với tổng mức đầu tư 7.610 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước là 1.764 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới. Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 9/2018 ước thực hiện được 3.217 tỷ đồng đạt 42,27% tổng mức đầu tư. Trong đó tính riêng 9 tháng năm 2018 thực hiện được 363,4 tỷ đồng.

+ Dự án khu công nghệ cao: Với mục tiêu hướng đến lực lượng sản xuất mới với trình độ cao, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ đồng thời ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường khoa học - công nghiệp của miền Trung và Tây Nguyên; Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã và đang tạo nền tảng cho việc phối hợp sản xuất - nghiên cứu - phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố và thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài về sản xuất công nghệ như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ…Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 9/2018 dự án thực hiện được 2.053 tỷ đồng đạt 23,22% trên tổng mức dự kiến đầu tư. Trong đó, tính riêng 9 tháng năm 2018 thực hiện được 201,7 tỷ đồng đạt 64,3% kế hoạch năm.

+ Dự án đầu tư xây dựng khu đa chức năng và trang thiết bị bệnh viện phục hồi chức năng thành phố Đà Nẵng. Đây là một trong những dự án trọng điểm năm 2018 được UBND thành phố giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng và phát triển đô thị làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 134,5 tỷ đồng. Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 9 năm 2018 dự án đã thực hiện được 33,8 tỷ đồng đạt 25,1% tổng mức đầu tư.

+ Dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân: Do Tập đoàn Sun Group đầu tư với tổng mức đầu tư 13.600 tỷ đồng. Dự án có tổng diện tích toàn khu 450 ha. Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 9 năm 2018 dự án đã thực hiện được 2.615 tỷ đồng đạt 19,23% tổng mức đầu tư.

+ Dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills: Do chủ đầu tư Trung Nam Group thiết kế quy hoạch theo chuẩn quốc tế. Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 9/2018 dự án đã thực hiện được 3.239 tỷ đồng đạt 72,8% tổng mức đầu tư.

+ Dự án khu vui chơi Asia Park: do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Tính từ khi khởi công cuối tháng 9/2018 dự án đã thực hiện được 5.136 tỷ đồng đạt 51,36% tổng mức đầu tư.

+ Dự án tổ hợp Ánh Dương - Wyndham Soleil: Dự án được triển khai với tổ hợp của 03 khối chung cư cao 47 tầng với khoảng 1.000 căn hộ cao cấp và 01 khối khách sạn và căn hộ khách sạn cao 58 tầng. Quy mô dự án 170 nghìn m2. Dự án được đầu tư bởi Công ty cổ phần PPC An Thịnh Đà Nẵng. Tính từ khi khởi công cuối tháng 9/2018 dự án đã thực hiện được 2.381 tỷ đồng đạt 75,6% tổng mức đầu tư.

  1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước sơ bộ tính đến ngày 20/9/2018 đạt 18.946 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước và bằng 73,2% dự toán năm. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 6.962 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 70% dự toán; ngân sách địa phương đạt 11.984 tỷ đồng, tăng 5.5% so với cùng kỳ, đạt 75,3% dự toán.

Trong tổng thu ngân sách Nhà nước, thu nội địa ước đạt 15.817 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 69,9% dự toán năm; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 2.869 tỷ đồng, tăng 18,3%, đạt 88,6% dự toán.

Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp do Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đạt 957 tỷ đồng, bằng 87,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 53,01% dự toán năm; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 3.557 tỷ đồng, tăng 2,69%, đạt 57,83% dự toán; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3.362 tỷ đồng, tăng 6,7%, đạt 55,7% dự toán.

Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 9.982,5 tỷ đồng, bằng 95,51% so với cùng kỳ năm trước và bằng 53,5% dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2018, trong đó chi thường xuyên đạt 3.464,4 tỷ đồng, bằng 47,02% dự toán; chi đầu tư phát phiển đạt 4.221,2 tỷ đồng, bằng 48,86% dự toán.

TỔNG HỢP THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
( Nguồn: KBNN Đà Nẵng; Sở Tài chính TP.Đà Nẵng;
Số liệu sơ bộ tính đến 20/9/2018
)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Thực hiện 9 tháng đầu năm 2017

Dự toán năm 2018

Ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2018

So với dự toán (%)

Tổng thu ngân sách Nhà nước

17.657.318

25.875.000

18.946.125

73,22

Trong đó:

 

 

 

 

  • Ngân sách trung ương

6.300.151

9.949.068

6.962.358

69,98

  • Ngân sách địa phương

11.357.167

15.925.932

11.983.767

75,25

  • Thu nội địa

14.592.071

22.635.000

15.816.526

69,88

  • Doanh nghiệp Nhà nước

1.098.466

1.805.000

956.793

53,01

  • Doanh nghiệp FDI

3.150.504

6.035.000

3.361.671

55,70

  • Ngoài Nhà nước

3.463.403

6.150.000

3.556.507

57,83

  • Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

2.426.369

3.240.000

2.869.316

88,56

Tổng chi NSNN địa phương

10.451.734

18.657.335

9.982.489

53,50

Trong đó:

 

 

 

 

  • Chi thường xuyên

4.394.508

7.367.705

4.221.164

48,86

  • Chi đầu tư phát triển

4.027.051

8.639.481

3.464.381

47,02

  • Chi trả nợ lãi vay

-

61.613

-

-

 

 

 

 

 

  1. Xuất, nhập khẩu

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.199,3 triệu USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của thành phố tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:

- Ngành dệt may: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã mang đến cơ hội tốt cho một số ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành dệt may. Nguyên nhân là do đồng Nhân dân tệ mất giá, giúp giá thành nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm và việc Mỹ tăng thuế đối với Trung Quốc đã giúp Việt Nam có cơ hội tăng thị phần xuất khẩu vào Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 300 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017.

- Ngành thủy sản: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tình hình xuất khẩu thủy sản trong quý 3 năm 2018 gặp một số khó khăn do sự biến động của thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng tôm, giá nguyên liệu tôm giảm dẫn đến giá xuất khẩu giảm; nhu cầu tiêu thụ tôm ở các thị trường chính  giảm do nguồn cung tôm dư thừa; các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ thị trường từ các thị trường nhập khẩu chính ngày càng tăng...Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn duy trì hoạt động ổn định. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2018 của Đà Nẵng ước đạt 140 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2017.

- Một số nhóm sản phẩm khác tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá và ổn định như: Động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử ước đạt 379 triệu USD, tăng 14,9%; hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ ước đạt 12 triệu USD, tăng 15,4%; đồ chơi trẻ em ước đạt 63,5 triệu USD, tăng 14,4%; cao su thành phẩm, dù gặp nhiều bất lợi trong  những tháng đầu năm 2018 do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó cạnh tranh với nhiều thị trường nhưng từ Quý II, III Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã có những nỗ lực tích cực, xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm ước đạt 41,7 triệu USD tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.185,3 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm từ hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn ước đạt 2.869,3 tỷ đồng, đạt 88,6% dự toán năm; tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.

III. AN SINH XÃ HỘI, Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA

  1. Lao động việc làm

Quý III/2018, biến động lực lượng lao động tại Đà Nẵng không có gì khác so với trước đây, sự tăng giảm lực lượng lao động diễn ra bình thường. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định trong quá trình điều tra thực địa, số lượng lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tăng do vào thời gian nghỉ hè, các hoạt động du lịch và phục vụ khách du lịch tăng cao; số người thất nghiệp không tăng nhiều.

So với đầu năm, một số ngành sản xuất công nghiệp có số lao động giảm do thiếu đơn hàng, tạm ngừng sản xuất do di dời, ô nhiễm, do tăng cường tự động hóa… các ngành kinh doanh dịch vụ có số lượng lao động tăng lên do nhu cầu tăng trưởng, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Khối lượng khách du lịch tăng vọt trong giai đoạn nghỉ hè kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của ngành du lịch, dịch vụ và tiếp theo đó đã tạo ra nhu cầu lao động trong khu vực này.

Số liệu sơ bộ 9 tháng năm 2018, tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản ước tính chiếm 5%, công nghiệp, xây dựng chiếm 28% và thương mại, dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lượt là 5,3%, 29,1% và 65,6%).

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, các thành phần kinh tế đã giải quyết việc làm cho 27.450 lao động, đạt 83,94% kế hoạch năm; trong đó: 21.800 lao động có việc làm tăng thêm (tương đương 3,72%); đã tổ chức 34 phiên giao dịch việc làm, giải quyết việc làm tại chợ việc làm cho 5.121 lao động[1]; thẩm định và giải ngân cho vay vốn giải quyết việc làm từ Chương trình Mục tiêu quốc gia và vốn vay di dời, giải tỏa, với số tiền cho vay 465.400 triệu đồng, 12.000 dự án, giải quyết việc làm 12.040 lao động; công tác xuất khẩu lao động có chuyển biến tích cực, đã đưa 200 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài[2], tập trung nhiều nhất ở thị trường Nhật Bản với 185 lao động.

9 tháng đầu năm 2018, tình trạng thất nghiệp, được thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp có tăng so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến qua từng quý cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của quý II có giảm, trong khi quý III tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn có diễn biến tăng khi chuyển từ quý II sang quý III. Ngoài nguyên nhân là do suy giảm hoạt động nông nghiệp thì một phần khác còn là do giảm số lượng công nhân trong các xí nghiệp chế biến, mà trong đó một lượng lớn là người sống trong khu vực nông thôn giáp ranh các khu công nghiệp.

Diễn biến tỷ lệ thất nghiệp tại Đà Nẵng

Đơn vị tính: %

 

Quý III/2018

9 tháng đầu năm 2018

Chung

Chia theo giới tính

Chung

Chia theo giới tính

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Chung

1,93

1,81

2,07

1,95

2,29

1,61

Thành thị

1,81

1,78

1,85

2,02

2,33

1,71

Nông thôn

2,62

1,98

3,33

1,57

2,08

1,06

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2017

Năm 2018

Quý I

Quý II

Quý III

9 tháng đầu năm

Quý I

Quý II

Quý III

9 tháng đầu năm

Chung

2,65

1,44

1,29

1,80

2,48

1,43

1,93

1,95

Thành thị

3,02

1,51

1,35

1,96

2,65

1,59

1,81

2,02

Nông thôn

0,55

1,05

0,98

0,87

1,54

0,54

2,62

1,57

Nhìn chung, tình trạng thất nghiệp tại Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2018 có những diễn biến tương tự như vài năm gần đây: tỷ lệ thất nghiệp thiên về giới tính với tỷ lệ thất nghiệp nam cao hơn nữ, nguyên nhân là do nhu cầu lao động nữ; lao động không cần trình độ chuyên môn; lao động giản đơn trong lĩnh vực bán hàng, dịch vụ tăng nhanh; và các ngành sản xuất chế biến tăng trưởng cần nhiều lao động nữ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn.

Kết quả điều tra cũng cho thấy người thất nghiệp rơi nhiều vào lứa tuổi từ 20-29 tuổi. Có khoảng hơn 60% người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 20-29 tuổi), trong khi nhóm dân số này chỉ chiếm 22% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất là nhóm tuổi 20-24, tiếp đến là nhóm 25-29 tuổi. Nhóm tuổi trẻ nhất là 15-19 tuổi vẫn có tới 7% bị thất nghiệp.

Những người thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở những người có trình độ dưới trung học phổ thông và tiếp theo là những người có trình độ đại học trở lên. Qua khảo sát, những người thất nghiệp nếu đã qua đào tạo thì trình độ càng cao sẽ có tỷ lệ chiếm trong tổng số thất nghiệp càng cao.

Tình trạng thiếu việc làm vẫn xuất hiện nhưng không nhiều ở quý III nếu so với 6 tháng trước đó.

  1. Thực hiện chính sách Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ xã hội

2.1. Công tác đền ơn đáp nghĩa:

Trong tháng 09/2018, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Lễ đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm thành phố nhân kỷ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9, Lễ viếng, dâng hương và thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Phước Ninh (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang) nhân kỷ niệm 160 năm Ngày Đà Nẵng kháng Pháp; đôn đốc, hướng dẫn những trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ nhưng không còn giấy tờ, tiến hành các bước phân loại, xác minh hồ sơ[3]; hoàn thành công tác tổ chức nghỉ dưỡng năm 2018; tiến hành khảo sát, thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình đối tượng chính sách, phúc tra khảo sát mức sống hộ người có công, kế hoạch sửa chữa, xây mới nhà ở người có công với cách mạng năm 2019;

Thành phố cũng đã thực hiện giải quyết trợ cấp hàng tháng và 1 lần cho 47 trường hợp[4]; hỗ trợ tiền sử dụng đất cho 06 trường hợp, kinh phí 193 triệu đồng; trợ cấp khó khăn đột xuất cho 23 trường hợp, kinh phí 66 triệu đồng; vận động Quỹ Đền ơn Đáp nghĩa được 3,774 tỷ đồng/3,842 tỷ đồng, đạt 98,2% kế hoạch.

Trong 09 tháng đầu năm 2018, thành phố đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018)[5]; chi quà nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh - Liệt sĩ cho trên 120 nghìn lượt đối tượng chính sách, kinh phí trên 44 tỷ đồng, tặng 14.703 suất quà hiện vật, kinh phí 3.650 triệu đồng; giải quyết chế độ trợ cấp thường xuyên, 1 lần cho 722 lượt đối tượng chính sách[6]; tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 20.000 đối tượng người có công, kinh phí hàng tháng gần 29 tỷ đồng.

2.2. Công tác giảm nghèo và công tác bảo trợ xã hội:

Đầu năm 2018, toàn thành phố có 7.114 hộ nghèo còn sức lao động, chiếm tỷ lệ 2,8% so với tổng số hộ dân cư. Trong 09 tháng đầu năm 2018, ước có 2.792 hộ thoát nghèo, đạt 68,65% kế hoạch năm, phát sinh 94 hộ, còn lại 4.416 hộ, chiếm tỷ lệ 1,74%; ước cả năm còn lại 2.319 hộ nghèo, tỷ lệ 0,9%. Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 về đích trước 02 năm.

Thành phố tiếp tục xây dựng số liệu cơ bản chương trình giảm nghèo, nguồn vốn ước thực hiện năm 2018 và kế hoạch năm 2019; làm việc, đôn đốc về tình hình điều tra hộ gia đình có mức thu nhập thấp, phối hợp phúc tra thực tế kết quả điều tra tại địa phương; hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí hộ nghèo của xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu[7].

Các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai chương trình “Không có người lang thang xin ăn”; phối hợp tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát tại các tuyến đường, khu vực trọng điểm; tính đến 15/9/2018, đã tổ chức 06 đợt cao điểm ra quân toàn thành phố trong dịp Tết, Lễ 30/4, 01/5, Dịp Lễ pháo hoa Quốc tế, Lễ Quan Thế âm, Lễ Phật Đản, Lễ Quốc Khánh 2/9..., xử lý thu gom 140 trường hợp[8].

2.3. Công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Trong 9 tháng đầu năm 2018, thành phố đã chỉ đạo các địa phương chăm lo đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho trẻ em trong dịp Tết; tổ chức Chương trình “Mùa xuân cho em”[9]; tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em[10]; Hội nghị triển khai, tập huấn về rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu trẻ em 2018, mở 02 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho cán bộ tại các trường Tiểu học, 62 cuộc tư vấn về quyền trẻ em, về ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích và nhiều hoạt động tuyên truyền khác; kiểm tra, nắm tình hình nuôi dưỡng trẻ em chùa Quang Châu và Trung tâm hỗ trợ trẻ em khuyết tật quận Cẩm Lệ; phối hợp kiểm tra, giải quyết trường hợp vi phạm quyền trẻ em liên quan đến bạo hành tại Nhóm trẻ độc lập Mẹ Mười, quận Thanh Khê Đà Nẵng; kiểm tra, rà soát và tham mưu hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 21 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, kinh phí gần 47,5 triệu đồng;

Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố tiếp tục vận động từ Tổ chức Cứu tế Thế giới - Úc (AOGWR), Hội Cứu tế Đông nam Á (SEAR), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali các tổ chức, cá nhân,… Trong quý III/2018, đã triển khai, thực hiện các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với kinh phí gần 1.100 triệu đồng[11].

2.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

Thành phố đã tổ chức 03 Hội nghị, 01 cuộc họp [12], tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội; tổ chức gặp mặt, động viên và trao kinh phí hỗ trợ cho 102 người sau cai nghiện ma túy thành công từ 05 năm trở lên không tái nghiện; tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình “Cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng”, mô hình “Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ hoạt động mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS”, mô hình “Can thiệp sớm, dự phòng nghiện ma túy”.

Tổ chức kiểm tra công tác phối hợp lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai và phòng chống mại dâm tại 56/56 xã, phường; phối hợp Công an và các quận, huyện tổ chức khảo sát mại dâm đứng đường trên các tuyến đường trọng điểm; đội kiểm tra liên ngành 178 các cấp tiến hành kiểm tra 214 cơ sở, qua kiểm tra phát hiện 14 cơ sở vi phạm hành chính, đề nghị xử phạt 77,5 triệu đồng; phối hợp với UBND quận Sơn Trà thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền ăn đi đường, tiền tàu xe cho 04 lao động nam bị mua bán và bắt buộc lao động trên tàu đánh cá, tổng 08 triệu đồng để về nơi cư trú;

Trong 9 tháng đầu năm, Cơ sở xã hội Bầu Bàng đã tiếp nhận đưa vào cắt cơn cai nghiện cho 389 người nghiện (95 người cai nghiện tự nguyện, vượt  137,5%  so với năm trước) [13], giải quyết cho về cộng đồng 455 người[14]; tính đến 15/9/2018, Cơ sở đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 454 học viên[15]; toàn thành phố hiện có 318 người tham gia điều trị Methadone, 54 người đang cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng (có việc làm 30 người, chiếm tỷ lệ 55,5%) và 710 người đang quản lý sau cai tại nơi cư trú (có việc làm 514 người, chiếm 72,4%)[16].

  1. Giáo dục - Đào tạo

Sáng 5-9, hòa cùng không khí tựu trường trên cả nước, học sinh Đà Nẵng đã tham dự lễ khai giảng năm học 2018-2019. Lễ khai giảng diễn ra nhanh gọn, chủ yếu tập trung vào việc đón học sinh đầu cấp và nêu cao tinh thần thi đua học tốt ngay từ đầu năm học, bảo đảm đúng tính chất của ngày hội tựu trường.

Đầu năm học 2018 - 2019, mạng lưới toàn ngành giáo dục trên địa bàn Đà Nẵng như sau: có 4 trường mẫu giáo, 205 trường mầm non, tăng 10 trường so với năm học trước; 102 trường tiểu học, tăng 2 trường; 59 trường THCS; 32 trường THPT, tăng 3 trường; 3 trung tâm GDTX. Có 05 trường công lập mới được thành lập và đưa vào hoạt động trong năm học mới 2018-2019.

Tỷ lệ huy động khối nhà trẻ từ 0-2 tuổi đạt 42,5%; khối mẫu giáo 3-5 tuổi đạt 99,5%; 5 tuổi vào các lớp mẫu giáo đạt 99,9%; học sinh trong độ tuổi tiểu học đạt 100%; học sinh THCS (11-14 tuổi) đạt 99,9% và học sinh THPT (15-17 tuổi) đạt 95%.

Trong tháng 9, các thí sinh trúng tuyển vào Đại học Đà Nẵng đã hoàn tất thủ tục  nhập học vào các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Số lượng thí sinh trúng tuyển vào Đại học Đà Nẵng năm 2018 đến từ 53 tỉnh thành khác nhau,  chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung, đông nhất là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, sau đó đến các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An.... Số lượng thí sinh của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam chiếm gần 46% trên tổng số thí sinh trúng tuyển.

  1. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng
    1. Tình hình dịch bệnh

Trong tháng 9/2018, ngành Y tế Đà Nẵng đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát xử lý dịch tại các địa phương; kiểm tra công tác chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết và thực hiện phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm tại các đơn vị: Trung tâm Y tế Thanh Khê, Trung tâm Y tế Hải Châu, Trung tâm Y tế Liên Chiểu, Bệnh viện Tâm trí.

Tình hình bệnh Sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có chiều hướng tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, số ca mắc ghi nhận trong tháng là 512 trường hợp rải rác tại các quận, huyện. Ngành Y tế tập trung tăng cường các biện pháp giám sát hoạt động xử lý bệnh dịch sốt xuất huyết tại các địa phương, giảm số ca mắc, không để bùng phát dịch bệnh.

Tính đến ngày 15/09/2018:

- Sốt xuất huyết (SXH): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 127 - 135 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận tích lũy có 2.063 trường hợp, giảm 57,8% so với cùng kỳ năm 2017 (4.883 trường hợp), không có tử vong do Sốt xuất huyết. Trong tháng 8 ghi nhận 72 ổ dịch nhỏ, tích lũy đến 15/09/2018 là 176 ổ dịch nhỏ.

- Tay chân miệng (TCM): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 29 - 36 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận tích lũy có 1.106 trường hợp mắc, tăng 6,6% trường hợp mắc so với cùng kỳ năm 2017 (1.038 trường hợp), không có trường hợp tử vong.

- Thủy đậu: Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 20-25 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận ghi nhận tích lũy có 2.019 trường hợp mắc, tăng 2,32 lần so với cùng kỳ năm 2017 (870 ca mắc).

- Các bệnh truyền nhiễm khác: Ghi nhận 01 ca viêm não do não mô cầu, 05 ca Sởi, các bệnh truyền nhiễm khác như: Rubella, Viêm não Nhật Bản, Cúm A, Dại, Thương hàn, Bại liệt … không ghi nhận ca mắc.

4.2. Tình hình dịch HIV/AIDS

 

8 tháng đầu năm 2017

8 tháng đầu năm 2018

Tích lũy từ khi phát hiện ca đầu tiên tại Đà Nẵng

Chung

Người Đà Nẵng

Chung

Người Đà Nẵng

Chung

Người Đà Nẵng

Phát hiện nhiễm mới

107

61

138

80

2.364

1.300

Bệnh nhân AIDS

15

13

31

24

919

772

Tử vong do AIDS

7

7

11

11

486

459

Số người còn sống

 

 

 

 

1.878

841

 

 

 

 

 

 

 

 

Tính đến ngày 05/09/2018, toàn thành phố có 317 bệnh nhân đang được quản lý điều trị Methadone.

4.3. Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Tính đến 31/8/2018 tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 69,8%, trong đó các loại vắc xin: BCG đạt tỷ lệ: 62,08%; vắc xin Bại liệt 3: 68,4%; DTC - VGB - Hib mũi 3: 68,4%; Sởi: 70%; Viêm gan B < 24h: 51,7% ; Phụ nữ có thai được bảo vệ uốn ván UV2: 64,7%.

4.4. Tình hình khám chữa bệnh

Trong tháng 9/2018, số lượt khám bệnh là 263.296 lượt người, tăng 4,7% so với tháng trước (trong đó khám BHYT là 193.825 lượt, chiếm 73,61%); số bệnh nhân điều trị nội trú là 34.015 bệnh nhân, tăng 8,23% so với tháng trước (trong đó bệnh nhân BHYT là 29.659 người, chiếm tỷ lệ 87,19% ); tổng số phẫu thuật: 7,474 ca, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I  là 3.275 ca.

Công suất sử dụng giường bệnh bình quân các bệnh viện đạt 115,74%, giảm 1,85% so với tháng trước.

4.5. Thực hiện các chỉ tiêu Dân số và công tác KHHGĐ

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 8/2018, tổng số trẻ em sinh ra tại Đà Nẵng là 8.089 trẻ, giảm 95 trẻ so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 425 trường hợp sinh con thứ ba trở lên, giảm 32 trường hợp.

Sử dụng các biện pháp tránh thai: Dụng cụ tử cung đạt 6.555 trường hợp; triệt sản đạt 143 ca; thuốc cấy đạt 447 trường hợp; thuốc tiêm đạt 992 trường hợp; viên uống tránh thai đạt 9.215 trường hợp; bao cao su đạt 29.539 trường hợp.

Số bà mẹ mang thai tham gia sàng lọc trước sinh là 5.032 người, đạt 65,4% tổng số bà mẹ mang thai; số trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 6.712 trẻ, đạt 63,9%; tỷ số giới tính khi sinh là 104,1 bé trai/100 bé gái.

  1. Văn hóa và đời sống
    1.  Lĩnh vực Văn hóa

Tháng 9 năm 2018, Hội sách Liên Chiểu lần đầu tiên được tổ chức quy mô tại Công viên Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu với chủ đề “Liên Chiểu, sách-tri thức và hội nhập” với nhiều hoạt động phong phú, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

Trong tháng 9, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa. Triển lãm nhằm thông tin đến tầng lớp nhân dân cụ thể và chi tiết hơn về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam và thể hiện trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến.

  1. Lĩnh vực Thể thao

Trong tháng 9/2018, Đại hội Thể dục thể thao thành phố Đà Nẵng lần thứ VIII năm 2018 được tổ chức tại Cung Thể thao Tiên Sơn với sự tham dự của 30 đơn vị sở ngành, cơ quan đoàn thể, trường học cùng 5.400 học sinh, sinh viên trên địa bàn. Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân, góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giải bóng đá vô địch quốc gia 2018 với sự tham gia của 14 câu lạc bộ trên khắp cả nước. Tính đến 20/9, đội tuyển bóng đá SHB Đà Nẵng đang xếp hạng thứ 11 sau 23 vòng đấu tại giải Bóng đá Vô địch quốc gia V-League 2018, giảm 3 bậc so với thời điểm cuối tháng 6 năm 2018.

  1. Đời sống dân cư

Với mức lương cơ sở (1/7/2018) tăng từ 1.300 ngàn đồng lên 1.390 ngàn đồng nên đời sống người làm công ăn lương trong khu vực kinh tế chính thức có phần được cải thiện. Tuy lao động trong khu vực không chính thức không được hưởng lợi từ chính sách này, nhưng nhờ các ngành sản xuất tăng trưởng tốt trong thời gian qua cũng phần nào thúc đẩy tăng tiền lương, tiền công cho người làm thuê.

Nhìn chung đời sống dân cư Đà Nẵng tiếp tục tăng trưởng nhưng không nhiều. Với mức lương tối thiểu vùng tăng tạo sự yên tâm cho người lao động hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn về các chế độ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Mặc khác Dịp Tết Mậu Tuất 2018 các cấp chính quyền; các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh … đã sử dụng quỹ tiết kiệm, quỹ phúc lợi trợ cấp thêm cho người lao động và cán bộ công chức viên chức, chi hỗ trợ đối tượng chính sách, cán bộ công chức và các đối tượng khác gặp khó khăn … So với cùng kỳ năm trước, nhìn chung đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương của địa phương được cải thiện hơn.

Số liệu khảo sát mức sống dân cư sơ bộ kỳ 1 năm 2018 tính được thu nhập bình quân dân cư Đà Nẵng là 4.864 nghìn đồng/người/tháng, tăng 14,36%, so với số liệu ước tính năm 2017; về giá trị tuyệt đối tăng 611 nghìn đồng/người/ tháng. Thu nhập bình quân người dân có tăng hơn so với năm 2017, nhưng nếu loại trừ đi yếu tố biến động giá và nhu cầu đời sống người dân ngày một cao hơn, thì mức tăng của thu nhập vẫn chưa đáp ứng được đời sống ngày một tăng của người dân.

  1. Trật tự an toàn xã hội

6.1. Tình hình cháy nổ

Tháng 9/2018 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 57 vụ cháy, tăng 56 vụ so với cùng kỳ năm 2017 (57/1 vụ), do cao điểm vào mùa nắng nóng nên tình hình cháy nổ rất dễ xảy ra. Trong tổng số 57 vụ cháy xảy ra, có 06 vụ cháy nhà dân, 02 vụ cháy khu chung cư, 02 vụ cháy rừng, 03 vụ cháy phương tiện giao thông vận tải (xe 45 chỗ, xe container, xe máy) và 44 vụ cháy khác (cháy tại nơi công cộng: bãi rác, trụ điện, khu vui chơi ngoài trời...), thiệt hại khoảng 1,6 triệu đồng (11 vụ đang thống kê giá trị thiệt hại), không có tử vong.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn Đà Nẵng đã xảy ra 313 vụ cháy, tăng 267 vụ so với cùng kỳ năm 2017 (313/46 vụ); trong đó 66 vụ cháy nhà dân, 06 vụ cháy khu chung cư, 01 vụ cháy chợ, 01 vụ cháy khu thương mại, 15 vụ cháy cơ quan, doanh nghiệp, 07 vụ cháy rừng, 03 vụ cháy phương tiện giao thông vận tải và 214 vụ cháy khác, tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 374,2 triệu đồng, không có tử vong.

 

 

6.2. Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông đường bộ trong tháng 9 xảy ra 10 vụ, làm chết 8 người, bị thương 4 người, thiệt hại tài sản ước tính 38,5 triệu đồng. So với tháng tháng trước, tăng 5 vụ, tăng 5 người chết, tăng 1 người bị thương.

Nhìn chung tình hình tai nạn quý 3 có chiều hướng giảm so với quý trước cũng như so với cùng kỳ năm 2017: trên toàn địa bàn xảy ra 20 vụ giảm 4 vụ so với quý 2, giảm 2 vụ so với cùng kỳ. Trong đó đường bộ xảy ra 18 vụ làm 13 người chết, 8 người bị thương, giảm 4 vụ, giảm 1 người chết, giảm 4 người bị thương so với quý 2/2018, giảm 2 vụ giảm 5 người chết, tăng 1 người bị thương so với cùng kỳ năm 2017.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tai nạn giao thông tại Đà Nẵng giảm so với cùng kỳ năm trước về cả 3 tiêu chí, bao gồm: 59 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 41 người, bị thương 40 người; 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm chết 2 người, 2 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước giảm 11 vụ, giảm 4 người chết và giảm 2 người bị thương.

  1. Môi trường

Trong 9 tháng đầu năm 2018, thành phố tập trung xử lý và kiểm soát những điểm nóng về ô nhiễm môi trường tồn tại nhiều năm nay tại TP Đà Nẵng như bãi rác Khánh Sơn, Cảng cá Âu Thuyền - Thọ Quang, sông Phú Lộc...

Bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu) là điểm nóng nhức nhối nhất về ô nhiễm môi trường tại TP Đà Nẵng đã tồn tại hơn 25 năm qua với diện tích 32,4ha, hiện nay đã rơi vào tình trạng quá tải. Theo kế hoạch, đến năm 2020 bãi rác này sẽ đóng cửa, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa triển khai xây dựng được nhà máy xử lý chất thải rắn, nên đã dự trù phương án sử dụng 5 ha đất còn lại để làm hộc chôn lấp, kéo dài thời gian sử dụng bãi rác đến hết năm 2023 khi nhà máy xử lý chất thải rắn đi vào hoạt động.

Phương án hiện tại trong năm 2018, thành phố sẽ đẩy mạnh triển khai đầu tư dự án xử lý nước rỉ tại bãi rác Khánh Sơn để đi vào hoạt động theo đúng tiến độ vào tháng 10/2018 và lắp đặt quan trắc tự động, liên tục tại Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng. Thay vào đó, thành phố sẽ xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Hòa Nhơn có công suất 1000 tấn/ngày vay từ nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự kiến sẽ triển khai xây dựng vào đầu năm 2021 để chuẩn bị cho lộ trình đóng cửa bãi rác Hòa Khánh hiện tại.

Đối với vấn đề ô nhiễm tại khu vực Cảng cá Âu Thuyền và cảng cá Thọ Quang, trong năm 2018 các ngành chức năng đã tăng cường giám sát các nguồn thải thu gom vào khu công nghiệp, thực hiện thu gom và xử lý từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển; xử lý mùi hôi tại khu vực chợ đầu mối thủy sản và trong khu công nghiệp, xử phạt các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi pham quy định về môi trường và hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với trạm xử lý nước thải Sơn Trà.

Đối với vấn đề ô nhiễm tại sông Phú Lộc dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt cũng là một trong những điểm nóng về môi trường của thành phố, do nước sông Phú Lộc trực tiếp đổ ra cửa biển Nguyễn Tất Thành. Giải pháp là tiếp tục hoàn thiện hạ tầng thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước, trước mắt sẽ quản lý chặt chẽ các nguồn thải vào sông, đặc biệt là vào những thời điểm thời tiết cực đoan như có mưa lớn và xử lý mùi hôi để tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân.  Đồng thời, tiến hành lắp các trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục về cơ quan môi trường. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh triển khai lập hồ sơ dự án Nâng cấp trạm xử lý nước thải Phú Lộc giai đoạn 2 nâng tổng công suất lên 65.000 m3/ngày đêm.

Như vậy, trước các vấn đề về môi trường, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các dự án nhà máy xử lý nước thải; Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Hòa Nhơn cũng như hệ thống thu gom nước thải ven biển, cùng nhiều chương trình, hoạt động thiết thực khác với kỳ vọng hoàn thành mục tiêu "Thành phố Môi trường" vào năm 2020.

 


[1] Trong đó, số lao động được chắp nối tại chợ có 01 người trình độ trên đại học; 1.745 người trình độ đại học;  cao đẳng có 713 người, Trung học chuyên nghiệp 463 người, công nhân kỹ thuật 766 người và lao động phổ thông 1.433 người. ( 34 phiên giao dịch với 3.764 đơn vị tham gia, 136.699 lượt lao động có nhu cầu tuyển dụng)

[2] Trong đó lao động có hộ khẩu ở Đà Nẵng là 78 người.

[3] Các địa phương” Phòng LĐ-TB&XH huyện Hòa Vang và UBND các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Nhơn; đến nay, UBND xã Hòa Khương đã tiến hành kiểm tra, xác minh 09 trường hợp đề nghị xác nhận liệt sĩ, Ban Chỉ đạo xác nhận người có công xã đã tổ chức họp, kết quả thống nhất trình cấp có thẩm quyền 01 trường hợp và trả lời 08 trường hợp chưa đủ cơ sở để xem xét lập hồ sơ theo quy định.

[4] Trong đó, hàng tháng 09 trường hợp (02 trường hợp theo PL Ưu đãi NCC, 07 trường hợp theo QĐ 40 của UBND thành phố) và trợ cấp 1 lần 38 trường hợp.

[5] Lễ kỷ niệm 71 năm và Tổng kết Chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2014-2018; Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho 05 “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; phục vụ đặt vòng hoa và dâng hương Đài Tưởng niệm và Nghĩa trang liệt sĩ thành phố; phục vụ lãnh đạo thành phố thăm và tặng quà gia đình chính sách tiêu biểu; phối hợp với Sở Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố; theo dõi việc cấp tiền và quà hiện vật cho gia đình chính sách tại các địa phương.

[6] Trong đó: giải quyết trợ cấp hàng tháng 231 trường hợp (148 trường hợp theo  Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; 83 trường hợp theo Quyết định 40 của UBND thành phố); trợ cấp 1 lần 491 trường hợp.

[7] Theo Quyết định số 691/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

[8] Gồm: 14 trường hợp người Đà Nẵng, 90 trường hợp người ngoại tỉnh và 36 trường hợp không rõ nguồn gốc. Trong đó, 55 đối tượng tâm thần, 44 đối tượng lang thang, 35 đối tượng xin ăn và 6 trường hợp biến tướng.

[9] Thăm và tặng quà cho 350 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hòa Vang, tổng kinh phí 210 triệu đồng

[10] Qua đó trao tặng học bổng cho 150 trẻ em, tặng quà cho 200 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tổng kinh phí 350 triệu đồng; Lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở trợ giúp trẻ em, số tiền gần 100 triệu đồng.

[11] Cụ thể Phối hợp Tổ chức Cứu tế Thế giới - Úc (AOGWR) hỗ trợ 02 bể bơi di động cho trường Tiểu học Hòa Liên và tiểu học Quang Trung, Sơn Trà; tặng 13 dụng cụ phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết; gặp mặt tặng quà cho 08 trẻ em sau phẫu thuật tim bẩm sinh; hỗ trợ vốn chăn nuôi, trồng trọt cho 09 hộ nghèo có trẻ em huyện Hòa Vang; phối hợp Hội Cứu tế Đông nam Á (SEAR) hỗ trợ học nghề và khó khăn hàng tháng cho trên 40 trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tặng 10 xe đạp và 60 suất quà Tết cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt quận Cẩm Lệ và trường Chuyên biệt Tương lai; hỗ trợ sửa chữa 01 nhà tình thương cho trẻ em khó khăn quận Cẩm Lệ; tổ chức trao 260 suất học bổng, 45 xe đạp trị giá 443 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em con ngư dân ven biển vươn lên học khá, giỏi; hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 27 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Tết nguyên đán; phối hợp với Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, bất hạnh thành phố và Bệnh viện Đà Nẵng khám sàng lọc tim bẩm sinh cho 351 trẻ để lập hồ sơ, vận động tài trợ phẫu thuật.

[12] Hội nghị sơ kết 02 năm (2016-2017) thực hiện thí điểm công tác cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố; Hội nghị triển khai công tác phòng, chống mại dâm và hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa năm 2018; họp lấy ý kiến các ngành về kế hoạch cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy; Hội nghị tuyên truyền pháp luật về công tác phòng, chống mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ

[13] Trong đó. 200 người mới nghiện và 189 người tái nghiện.

[14] Trong đó về đúng thời hạn 438 người, công an di lý, khởi tố 14 người, đình chỉ chữa bệnh 02 người, chuyển cơ sở giáo dục 01 người

[15] Trong đó đang ở Cơ sở xã hội Bầu Bàng 408 học viên (có 19 người ngoài thành phố) và 46 người không có nơi cư trú ổn định đang chờ Quyết định của Tòa án.

[16] Trong 710 người đang quản lý sau cai có 664 người đủ điều kiện phân loại (499 người tiến bộ, chiếm 75,2%, 110 người chưa tiến bộ chiếm 16,5% và 55 người có nguy cơ tái nghiện, chiếm 8,3%) và 46 người mới về chưa đủ điều kiện phân loại

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn