(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 10 năm 2012 tiếp tục gặp khó khăn, 10 tháng đầu năm tăng trưởng chậm
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 26/10/2012 Lượt xem: 24

(Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 10-2012 của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng) Ước tính tháng 10/2012, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP Đà Nẵng bằng 99,98% so với tháng trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 97,24%, công nghiệp chế biến tăng 0,10%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện bằng 99,76%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,15% so với tháng 9/2012. So với cùng kỳ năm trước chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP tháng 10/2012 thành phố tăng 8,25%, trong đó: ngành công nghiệp khai thác bằng 95,7%, ngành công nghiệp chế biến tăng 8,5%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,75%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2011.

Ước tính tháng 10/2012, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP Đà Nẵng bằng 99,98% so với tháng trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 97,24%, công nghiệp chế biến tăng 0,10%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện bằng 99,76%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,15% so với tháng 9/2012. So với cùng kỳ năm trước chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP tháng 10/2012 thành phố tăng 8,25%, trong đó: ngành công nghiệp khai thác bằng 95,7%, ngành công nghiệp chế biến tăng 8,5%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,75%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2011.

Ước tính 10 tháng đầu năm 2012, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp thành phố tăng là 5,98% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: ngành công nghiệp khai thác bằng 91,77%, ngành công nghiệp chế biến tăng 4,66%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 11,36%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,94% so với bình quân 10 tháng năm 2011. Một số ngành công nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2012 giảm sút so với cùng kỳ năm trước là: CN khai thác đá giảm 8,23%, CN chế biến thực phẩm giảm 8,67%, CN SX trang phục giảm 4,39%, CN SX cao su giảm 7,62%, CNSX xi măng giảm 10,49%, CN chế biến, chế tạo khác giảm 11,54%. Ngoại trừ công nghiệp SX giày dép tăng 52,96% (Công ty giày Hữu nghị), ngành CN điện tử tăng 46,75%, CN sản xuất thiết bị điện tăng 15,78%... Do thiếu vốn nhiều công trình phải tạm ngừng thi công hoặc dãn thời gian thi công nên đã ảnh hưởng đến các ngành sản xuất sản phẩm phục vụ cho xây dựng như: khai thác đá, sản xuất gạch, xi măng, sắt xây dựng.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản: * Trồng trọt: Tình hình thực hiện diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm tính đến tháng 10 năm 2012 như sau: Cây lúa: 5.904 ha, bằng 90,7 % so với cùng kỳ năm trước; Cây ngô: 597 ha, bằng 75,0 %; Khoai lang: 321 ha, bằng 74,3%; Rau: 718 ha, bằng 57,2 %; Mía: 307 ha, tăng 90,5%. Trong đó lúa vụ Hè thu (mùa) 2.816 ha, bằng 92,09% so với cùng kỳ năm trước, hiện nay lúa Hè thu đã thu hoạch xong, năng suất lúa ước 57,5 tạ/ha, tăng 1,75 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng vụ Hè thu (Mùa) các loại cây hằng năm khác như: ngô 305,5 ha, năng suất ước 57,49 tạ/ha; khoai lang 118 ha, năng suất ước 61,44 tạ/ha, sắn 67 ha. Các loại cây trồng vụ Đông đang phát triển tốt như: rau đậu các loại,… Thời tiết tại thời điểm thu hoạch tuy có mưa, nhưng vẫn không ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch các loại cây hằng năm của bà con trên địa bàn.

* Chăn nuôi: Tháng 10/2012 đã vào mùa mưa bão, thời tiết thay đổi bất thường nên đã xảy ra dịch bệnh ở lợn tại một số nơi trên địa bàn, ở huyện Hoà vang đã có 8/11 xã phát sinh dịch bệnh. Tổng số lợn mắc bệnh trên địa bàn thành phố tính đến nay: 1.994 con, trong đó chết 329 con. Những vật nuôi khác như: trâu, bò, gà, vịt…vẫn phát triển bình thường, hiện vẫn chưa có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn đối với những vật nuôi này. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật tiến hành chặt chẽ, công tác tiêm phòng đã được tăng cường và giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và có biện phát xử lý kịp thời. Ước tính tháng 10 năm 2012, trên toàn địa bàn đã tiêm phòng được 6.000 liều cho gia cầm.

* Lâm nghiệp: Trong tháng 10/2012, các ngành chức năng liên quan tập trung công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn. Ngành kiểm lâm đã tổ chức được 28 đợt truy quét tại rừng, đã lập biên bản 11 vụ vi phạm hành chính, xử lý 15 vụ, đã phạt 22 triệu đồng. Nâng tổng số đợt truy quét từ đầu năm đến nay là 217 đợt, 130 vụ lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý 122 vụ phạt nâng số tiền phạt lên đến 653,6 triệu đồng.

* Thủy sản: Hoạt động khai thác thuỷ sản khá thuận lợi, sản lượng khai thác trong tháng 10/2012 ước đạt 2.913 tấn, tăng 707 tấn so với tháng trước (trong đó: 2.912 tấn hải sản đánh bắt trên biển), luỹ kế 10 tháng đầu năm 2012 đạt 28.393 tấn, đạt 84,91% so với kế hoạch năm 2012 và bằng 97,72% so với cùng kỳ năm 2011. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển thuận lợi, mặc dù diện tích nuôi trồng có giảm, các cơ quan chức năng đã tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi trồng các biện pháp kỹ thuật, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. Tổng diện tích nuôi trồng 461 ha, bằng 89,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: diện tích nuôi cá 418 ha. Sản lượng nuôi trồng thu hoạch được: cá 627,5 tấn, tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước; tôm 120,3 tấn, tăng 20,06% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất tôm giống đạt 59 triệu con, tăng 63,89% so với cùng kỳ năm 2011.

Thực hiện vốn đầu tư: Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý dự kiến tháng 10 năm 2012 thực hiện được 579 tỷ đồng, giảm 21,39% so tháng 10/2011. Trong đó: nguồn cân đối ngân sách chiếm 14,89%, vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu chiếm 4,2%, vốn nước ngoài chiếm 14,93%, từ nguồn xổ số kiến thiết chiếm 1,75%, từ nguồn vốn khác chiếm 62,41%, từ ngân sách cấp quận (huyện) chiếm 1,8% so với tổng vốn. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn của Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 7.069 tỷ đồng, đạt 70,48% so KH năm 2012 và tăng 9,90% so cùng kỳ năm 2011. Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 7.008 tỷ đồng, tăng 10,88% so cùng kỳ năm 2011.

* Tình hình một số công trình trọng điểm năm 2012: Dự án xây dựng cầu Cầu Rồng: Tính từ khi khởi công đến 30/09/2012 công trình đã thực hiện được 1.057 tỷ đồng đạt 81,62% giá trị 3 gói thầu, trong đó gói thầu 1a đã hoàn thành quyết toán với giá trị xây lắp hoàn thành đạt 251 tỷ đồng. Gói thầu 1b đã hoàn thành 82,4% khối lượng. Trung tâm hành chính thành phố: Tính từ khi khởi công đến 15/10/2012 công trình đã thực hiện được 374.954 triệu đồng đạt 21,65% so với tổng mức đầu tư. Tính từ đầu năm đến nay công trình đã thực hiện được 139.942 triệu đồng, riêng trong tháng 9/2012 thực hiện được 24.015 triệu đồng, chủ yếu là gói thầu xây lắp phần thân hoàn thiện. Bệnh viện ung thư Đà Nẵng: Từ khi khởi công đến 15/10/2012 công trình (Phần xây lắp) đã thực hiện được 723.699 triệu đồng đạt 86,84% so với tổng mức đầu tư. Tính từ đầu năm đến nay công trình đã thực hiện được 440.256 triệu đồng, riêng trong tháng 9/2012 đã thực hiện 62.545 triệu đồng. Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến 15/10/2012 công trình đã thực hiện được 2.145 triệu đồng đạt 0,65% so với tổng mức đầu tư. Chủ yếu là phần thí nghiệm cọc.

Vận tải: * Tổng doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải thành phố 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 3.866 tỷ đồng, tăng 8,44% so cùng kỳ năm 2011. Trong đó: đường bộ ước đạt 3.375 tỷ đồng, tăng 8,09% so cùng kỳ năm 2011; ngành đường sông ước đạt 905 triệu đồng, tăng 7,69% so cùng kỳ năm ngoái; đường biển ước đạt 490 tỷ đồng, tăng 10,89 % so cùng kỳ năm 2011.

* Sản lượng vận chuyển hành khách 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 27.998 nghìn HK tăng 13,98% so với cùng kỳ năm 2011, luân chuyển đạt 1.061 triệu HK.Km tăng 8,55% so cùng kỳ năm ngoái. Vận tải hàng hóa 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 27.157 nghìn tấn, tăng 3,26% so với cùng kỳ năm 2011 và luân chuyển đạt 2.526 triệu T.Km tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2011. Sản lượng thông qua Cảng 9 tháng đầu năm 2012: Tổng lượng hàng container là 1.301 nghìn tấn tăng 34% và số lượng Teu là 104 nghìn Teus tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2011. Dự kiến tháng 10/2012 sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 330 nghìn tấn, tăng 20% so tháng 10 năm 2011.

Nội thương * Tổng mức bán lẻ tháng 10/2012 đạt 4.541 tỷ đồng, tăng 0,49% so tháng trước và tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức tháng này giảm 0,05 % so tháng trước). Trong đó: Kinh tế nhà nước tăng 0,7% so tháng trước, tăng 3,91% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân tăng 0,15% so tháng trước, tăng 8,59% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể tăng 0,99% so tháng trước, tăng 10,82% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,67% so tháng trước, tăng 10,02% so cùng kỳ. Trong tổng mức: thương nghiệp tăng 0,55% so tháng trước; khách sạn, nhà hàng tăng 0,39% so tháng trước; du lịch lữ hành giảm 2,23% so tháng trước; dịch vụ tăng 0,54% so tháng trước. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ yếu là các đơn vị hoạt động khách sạn và du lịch, doanh thu tháng này tăng nhẹ do đã qua mùa nghỉ hè nên lượng khách không cao.

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 10 tháng đầu năm 2012 đạt 42.626 tỷ đồng, tăng 17,56% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 5.520 tỷ đồng, chiếm 12,95% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 5,84% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân ước đạt 20.028 tỷ đồng, chiếm 54,03% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 17,75% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể dự ước đạt 13.282 tỷ đồng, chiếm 31,16% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 24,92% so cùng kỳ năm 2011; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 786,4 tỷ đồng, chiếm 1,84% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 19,3% so cùng kỳ. Trong tổng mức: thương nghiệp chiếm 73,56% tổng mức và tăng 19,5% so cùng kỳ; khách sạn, nhà hàng chiếm 11% so tổng mức tăng 20% so cùng kỳ; du lịch chiếm 1,03% tổng mức, tăng 25,31% so tháng trước; dịch vụ chiếm 14,42% tăng 6,59% so cùng kỳ.

* Tình hình khách du lịch và tham quan trong 9 tháng đầu năm 2012: Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến thành phố Đà Nẵng ước đạt 2.123 nghìn lượt, tăng 10% so với cùng kỳ 2011, đạt 82% kế hoạch năm 2012; trong đó khách quốc tế ước đạt 475.262 lượt, tăng 19% so với cùng kỳ 2011, đạt 86% kế hoạch năm 2012, khách nội địa ước đạt 1.648.308 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ 2011, đạt 81% kế hoạch năm 2012. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến đường bộ ước đạt 26.659 lượt khách, tăng 19,5% so cùng kỳ năm 2011. Thành phố đã đón 43 chuyến tàu biển với 36.340 lượt khách, tăng 157,5% so cùng kỳ năm 2011 (9 tháng đầu năm 2011 đón 28 chuyến tàu với 14.110 lượt khách). Khách du lịch tàu biển tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do các hãng tàu lớn cập Cảng, đặc biệt là sự trở lại của tàu SuperStar Aquarius của hãng Star Cruise đã đưa một lượng khách đáng kể đến tham quan Đà Nẵng (chủ yếu là khách có quốc tịch Trung Quốc) với tần suất 01 chuyến/tuần.

Về ngoại thương: * Ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2012 đạt 82,47 triệu USD tăng 3,38% so tháng trước và tăng 7,23% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 2,18% so tháng trước và tăng 4,92% so cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,42% so tháng trước và tăng 8,15% so cùng kỳ; khu vực kinh tế tư nhân tăng 2,45% so tháng trước và tăng 3,31% so cùng kỳ. Các ngành hàng xuất khẩu: Hàng thủy hải sản ước đạt 11,37 triệu USD, bằng 14,86% so tổng kim nghạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, giảm 0,53% so cùng kỳ; Hàng CN-TTCN ước đạt 70,91 triệu USD, bằng 85,14% so tổng kim nghạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 8,29% so cùng kỳ; Nhóm hàng nông lâm sản thực hiện thấp (dự ước tháng 10/2012 chỉ đạt 188 nghìn USD), do từ đầu năm 2012 đến nay các doanh nghiệp chỉ mới ký và xuất được hợp đồng xuất khẩu một số ít mặt hàng như: hạt tiêu và cà phê. Ước 10 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 730,63 triệu USD, tăng 12,56% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Hàng nông lâm sản ước đạt 4,2 triệu USD, bằng 0,58% so tổng kim nghạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, bằng 35,28% so cùng kỳ; Hàng thủy hải sản ước đạt 98,95 triệu USD, bằng 13,54% so tổng kim nghạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, giảm 0,97% so cùng kỳ; Hàng CN-TTCN ước đạt 627,47 triệu USD, bằng 85,14% so tổng kim nghạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 16,59% so cùng kỳ.

* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2012 là 81,22 triệu USD tăng 5,25% so tháng trước và tăng 10,32% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu thiết bị tài sản cố định để hình thành doanh nghiệp và nguyên vật liệu để gia công hàng xuất khẩu. Trong kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2012, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu cao nhất, kim ngạch 30,87 triệu USD chiếm 40,47% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 6,82% so tháng 9/2012 và tăng 12,46% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 31,69 triệu USD chiếm 39,02%, tăng 10,12% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 16,65 triệu USD, chiếm 20,51% so tổng kim ngạch, tăng 6,7% so cùng kỳ. Ước kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2012 là 739,67 triệu USD tăng 7,07% so cùng kỳ năm trước. Trong kim ngạch nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 263,43 triệu USD, chiếm 35,62%, tăng 6,44% so cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 293,13 triệu USD, chiếm 39,63% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn, tăng 8,35%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 183,09 triệu USD, chiếm 24,75% tổng kim ngạch, tăng 5,96% so cùng kỳ.

Về chỉ số giá (đến ngày 15/10/2012): * Chỉ số chung giá tiêu dùng tháng 10/2012 so tháng 9/2012 tăng 0,54%. Chỉ số giá khu vực thành thị tăng 0,54%, khu vực nông thôn tăng 0,52%. Chỉ số giá tháng này tăng cao nhất là giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,76%, tiếp đến giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,47%, giá nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,75 %. Một số nhóm hàng ổn định so kỳ trước như : Nhóm hàng giáo dục, nhóm bưu chính viễn thông. Về giá vàng, các tháng gần đây tăng liên tục, do ảnh hưởng của giá vàng thế giới, riêng trong tháng 10/2012 giá vàng tăng thêm 5,92%. Giá đô la Mỹ tăng 0,07% so tháng trước.

Tháng 10/2012 giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ tăng do các nguyên nhân: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,76% chủ yếu do sự tăng giá đồng loạt của nhóm thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy và dụng cụ y tế. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,47% chủ yếu do giá gas tăng vào ngày 01/10 tăng thêm 16.000đồng/ bình 12 kg (tức tăng 1.333đ/kg) làm tăng chỉ số giá gas 7,14% so tháng trước, trong khi chỉ số giá điện giảm 0,4% so với tháng trước. Nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,75 % chủ yếu tăng do cước vận chuyển. Nhóm thực phẩm tăng 0,64%, chủ yếu do sự tăng giá của các mặt hàng rau xanh các loại, khoai tây, cà chua, hàng thủy sản… cước phí vận chuyển tăng nên giá rau tươi tăng 2,89%; trong tháng 10/2012 trên địa bàn huyện Hòa Vang đã xuất hiện dịch heo tai xanh làm cho người dân e ngại không dám sử dụng thịt heo dẫn đến giá thịt heo giảm 0,62%. Các nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn mức tăng bình quân chung. Các nhóm này tăng chủ yếu do chi phí nhân công và chi phí vận chuyển tăng.

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 7,10%. Mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước, chỉ số giá các nhóm hàng so cùng kỳ tăng không đồng đều. Những nhóm hàng tăng cao so với mức tăng bình quân chung như: Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 13,99%, nhóm giáo dục tăng 21,92%, nhóm nhà ở điện nước, chất đốt và VLXD tăng 11,52%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 9,66%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 8,54%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 7,42%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,97% so cùng kỳ. Giá vàng tăng 4,97% so cùng kỳ, giá Đô la Mỹ tháng 10/2012 tăng 0,21% so với cùng kỳ năm trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2012 so với tháng 12 năm 2011 tăng 5,70%. Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung như: nhóm giáo dục tăng 21,89%, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 10,27%, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,19%, nhóm giao thông tăng 7,58%, giá nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 6,14%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 6,10% so với tháng 12 năm 2011. Giá vàng tháng 10/2012 tăng so tháng 12/2011 là 5,45%, giá USD giảm 0,58% so với tháng 12/2011.

Hoạt động y tế, văn hóa và đời sống xã hội * Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe:

Tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tháng 8 và tháng 9/2012 có xu hướng giảm so với các tháng trước (hiện nay trung bình mỗi tuần còn 40 cas mắc), tính đến ngày 16/9/2012 đã ghi nhận lũy kế có 2.272 ca mắc bệnh tay chân miệng và 1 trường hợp tử vong tại thành phố Đà Nẵng. Bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Đà Nẵng trong tháng 8 và tháng 9/2012 có xu hướng tăng hơn các tháng trước (trung bình mỗi tuần có từ 10 đến 15 ca mắc) do đang bắt đầu vào mùa mưa, tính đến 16/ 9/2012 lũy kế có 97 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (tăng 39 ca so với cùng kỳ năm 2011)

Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Tính đến đầu tháng 9/2012 tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 83,2 % trong đó: các loại vắc xin: BCG đạt tỉ lệ 77,6 %, vắc xin 5 trong 1 (Bại liệt 3, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván 3, HIV, Viêm gan siêu vi 3) đạt tỉ lệ 83,8 %, Sởi đạt 83,2 % , Viêm gan B < 24h: 48,2 %; Trẻ được bảo vệ Uốn ván 77,6 %, Uốn ván 2 và phụ nữ có thai được bảo vệ uốn ván 88,6%.

Tình hình khám chữa bệnh trong 9 tháng đầu năm 2012: Số lượt khám bệnh 1.333 nghìn lượt người (trong đó khám BHYT là 867.628 lượt chiếm 65,09 % so tổng số lượt khám), giảm 515.052 lượt người so với cùng kỳ năm trước; Số bệnh nhân điều trị nội trú 135.867 bệnh nhân, tăng so với cùng kỳ năm trước là 7.853 bệnh nhân (trong đó BHYT là 93.108 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 68,53 %); Tổng số phẫu thuật 47.134 ca, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I là 13.499 ca chiếm 28,64%; Công suất sử dụng giường bệnh bình quân của các bệnh viện đạt 154,4 % (tăng so với cùng kỳ năm trước 41,48 %).

* Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm

Thành phố thường xuyên triển khai công tác kiểm tra và hậu kiểm tra, đến nay đã thành lập được 90 đoàn kiểm tra hậu kiểm, trong đó có 68 đoàn kiểm tra liên ngành. Thành phố đã thanh kiểm tra 4.821/6.873 cơ sở do Sở y tế quản lý, đạt tỷ lệ 70% cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Kết quả số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế là 4.181 cơ sở, đạt tỷ lệ 86,9%. Số cơ sở vi phạm là 578 cơ sở, chiếm tỷ lệ 14,4% so với tổng số được kiểm tra, trong đó: cảnh cáo 604 cơ sở, tỷ lệ 95,7% so với tổng số cơ sở vi phạm; phạt tiền 79 cơ sở, tỷ lệ 13,7% so với tổng số cơ sở vi phạm; số tiền phạt 122 triệu đồng.

Tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2012 trong tổng số cơ sở Sở y tế quản, có đăng ký giấy phép kinh doanh là 4.231 cơ sở, số cơ sở cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP là 3.981 cơ sở, đạt tỷ lệ cấp 92,0% so với số cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh. Với 3 loại hình cụ thể: Loại hình sản xuất chế biến thực phẩm: quản lý 733 cơ sở, cấp giấy đủ điều kiện VSATTP 688 cơ sở, đạt tỷ lệ cấp 93,86%; loại hình kinh doanh thực phẩm: quản lý 763 cơ sở, cấp giấy đủ điều kiện VSATTP 679 cơ sở, đạt tỷ lệ cấp 89%; loại hình dịch vụ ăn uống: quản lý 2.735 cơ sở, cấp giấy đủ điều kiện VSATTP 2.614 cơ sở, đạt tỷ lệ cấp 95,6%.

* Giải quyết việc làm

Tại Trung tâm Hội chợ triển lãm TP.Đà Nẵng đã tổ chức phiên giao dịch việc làm định kỳ tháng 10/2012. Phiên giao dịch này có 52 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng 4.800 vị trí, chủ yếu là lao động phổ thông, nhân viên kinh doanh. Đến cuối ngày, có 648 lao động được tuyển dụng trực tiếp vào làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, điện tử, khách sạn, dịch vụ bảo vệ... Hàng nghìn lượt người có nhu cầu tìm việc đã được tư vấn, giới thiệu đến các doanh nghiệp có nhu cầu. Từ đầu năm đến nay, các phiên giao dịch đã giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động, trong đó có 20% là người ngoại tỉnh./.

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn