(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng quí I năm 2013
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 15/04/2013 Lượt xem: 17

Kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng quý I năm 2013 giữ được nhịp độ tăng trưởng so cùng kỳ năm trước (GRDP tăng 7,09% so cùng kỳ năm 2012) đó là sự cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Tình hình kinh tế-xã hội các lĩnh vực cụ thể:

1. Công nghiệp

* Ước tính quí I/2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp quí I/2013 tăng 8,29% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 76,41%; công nghiệp chế biến tăng 8,39%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 11,91% và sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quí I/2013, ngành công nghiệp cấp 2 có 18 ngành công nghiệp chủ yếu thì 11 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và 7 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ năm 2012. Một số ngành có tốc độ tăng khá so với cùng kỳ là: SX lưới tăng 47,25%, SX giày dép tăng 137,12%, SX sản phẩm điện tử tăng 71,16%...Song bên cạnh đó cũng có một số ngành SX giảm sút như: Khai thác đá giảm 23,59%, ngành khoáng phi kim loại giảm 26,19%, SX phụ tùng xe có động cơ giảm 43,79% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, quí I/2013 có một số sản phẩm ước sản lượng tăng khá như: tôm đông lạnh tăng 33,31%, lưới đánh cá tăng 47,25%, giày, dép tăng 137,12%, giấy in tăng 86,03%, sản phẩm điện tử tăng 71,16%... và cũng còn một số sản phẩm bị giảm sút như: đá xây dựng giảm 23,59%, xi măng giảm 18,44%, bê tông tươi giảm 29,66%, cấu kiện nhà lắp sẵn giảm 33,33%, bộ dây đánh lửa cho xe ô tô giảm 43,79%...

Nhìn chung sản xuất công nghiệp quí I/2013 so với cùng kỳ đã có sự phục hồi, tốc độ tăng trưởng khá hơn cùng kỳ năm trước. Những doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng của quí II/2013 (chủ yếu là may mặc, giày thể thao, thủy sản…) song bên cạnh đó cũng còn nhiều doanh nghiệp chưa tìm được được đầu ra một cách vững chắc, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất có phần giảm sút do nhận được ít đơn hàng, sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai thác đá, xi măng, bê tông, sắt thép là những ngành phục vụ cho xây dựng cũng gặp khó khăn, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm do sản xuất vật liệu xây dựng giảm, đã ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khai thác đá, xi măng, bê tông, sắt thép.

2. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trồng trọt: Tình hình thực hiện diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2013 đến tháng 3/2013 trên toàn địa bàn thành phố ước thực hiện và so với cùng kỳ như sau: Cây lúa 2.958 ha, bằng 93,50%, Cây ngô 264 ha, bằng 93,46%, Khoai lang 201 ha, bằng 98,67%, Rau 423 ha, bằng 96,62 %, Mía 145 ha, bằng 97,32%... Nhìn chung các loại cây trồng đều phát triển tốt.

Chăn nuôi: Trong tháng 3/2013, tình hình dịch bệnh heo tai xanh ở các tỉnh giáp ranh diễn biến phức tạp. Công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng và giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi, đặc biệt là ở nhưng vùng giáp ranh với các tỉnh lân cận. Đến nay tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố vẫn ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, tất cả các loại vật nuôi trên địa bàn đều phát triển bình thường. Ước tính tháng 3 năm 2013, trên toàn địa bàn đã kiểm soát giết mổ hơn 72 nghìn con heo; 3.600 trâu, bò và 120 nghìn gia cầm.

Lâm nghiệp: Tháng 3/2013, thời tiết tại Đà Nẵng có mưa vừa và nắng nhẹ nên không xảy ra cháy rừng. Trong 3 tháng đầu năm 2013, các đơn vị trực thuộc đã tổ chức được 52 đợt truy quét, đã lập biên bản 22 vụ vi phạm hành chính và đã xử lý 17 vụ vi phạm hành chính, phạt tiền 76 triệu đồng và thu giữ các lâm sản có nhiều giá trị khác.

Thuỷ sản: Hoạt động khai thác thuỷ sản trong tháng 3/2013 có nhiều thuận lợi về thời tiết. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2013 sản lượng khai thác ước đạt 8.309 tấn, đạt 22,76% so với kế hoạch năm 2013 và tăng 19,14% so với cùng kỳ năm 2012. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi, sản lượng 3 tháng đầu năm 2013 ước đạt 79,1 tấn cá, 19,1 tấn tôm. Nhìn chung sản lượng nuôi trồng tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2012.

3. Thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn:

Dự kiến trong quý I năm 2013 vốn đầu tư phát triển trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt 4.395 tỷ đồng, bằng 88,51% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó: vốn nhà nước 2.269 tỷ đồng, chiếm 51,63%, vốn ngoài nhà nước 1.569 tỷ đồng, chiếm 35,71%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 556 tỷ đồng, chiếm 12,66% so với tổng số. Trong tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quí I năm 2013: ước đầu tư vào xây dựng cơ bản 2.871 tỷ đồng, chiếm 65,34%; đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB 703 tỷ đồng, chiếm 16,02%; đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ 24,96 tỷ đồng chiếm 0,57%; bổ sung vốn lưu động 690 tỷ đồng, chiếm 15,71%, đầu tư khác 103 tỷ đồng, chiếm 2.36% so với tổng vốn đầu tư. Đến cuối tháng 3/2013 một số công trình trọng điểm của thành phố khánh thành vào ngày kỷ niệm Giải phóng thành phố 29/3 như: Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý (Vốn NSNN) và Cáp treo Bà Nà (vốn Doanh nghiệp).

4. Vận tải đường bộ, đường sông và đường biển

Ước tính doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn thành phố quý 1 năm 2013 đạt 1.226 tỷ đồng tăng 2,33% so cùng kỳ 2012. Trong đó, ngành đường bộ đạt 1.069 tỷ đồng tăng 2,96%, đường biển đạt 156 tỷ đồng bằng 97,83% so cùng kỳ năm 2012.

* Sản lượng vận tải hàng hoá quý I/2013, ước đạt 11.833 nghìn tấn, tăng 0,99% so với quý I/2011 và luân chuyển đạt 1.199 triệu T.km, bằng 98,53% so với quý I/2012.

* Sản lượng hành khách vận chuyển 3 tháng đầu 2011 ước đạt 9.535 nghìn lượt người, bằng 98,62% so với cùng kỳ năm 2012 và luân chuyển đạt 648 triệu người.km, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm 2012.

* Hàng hoá thông qua cảng: Ước tính sản lượng hàng hóa thông qua cảng quý 1/2013 là 961.416 Tấn, bằng 92,1% so cùng kỳ năm 2012.

5. Thương mại

a) Lưu chuyển hàng hoá: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ quý I/2013 ước đạt 14.505 tỷ đồng, tăng 20,26% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước bằng 97,63% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân tăng 28,66% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể tăng 14,57% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,05% so cùng kỳ. Trong tổng mức bán lẻ quý I/2013: Thương nghiệp (chiếm 73,29% so tổng mức tăng 21,29% so cùng kỳ. Khách sạn, nhà hàng (chiếm 11,13% tổng mức) tăng 24,35% so cùng kỳ; Du lịch (chiếm 0,78% tổng mức) tăng 7,29% so cùng kỳ; Dịch vụ (chiếm 14,16%, trong đó chủ yếu là dịch vụ chuyên môn, KHCN và dịch vụ tư vấn) tăng 13,06% so cùng kỳ.

b) Về ngoại thương:

* Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2013, đạt 203,31 triệu USD, tăng 10,1% so cùng kỳ năm trước. Hàng thủy hải sản ước đạt 21,02 triệu USD, bằng 10,34% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 7,35% so cùng kỳ. Hàng CN-TTCN ước đạt 182,28 triệu USD, bằng 89,66% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP ĐN, tăng 11,31% so cùng kỳ.

* Ước kim ngạch nhập khẩu của quý I/2013 là 202,35 triệu USD, tăng 17,35% so cùng kỳ năm trước. Trong kim ngạch nhập khẩu, khu vực kinh tế tư nhân đạt 73,903 triệu USD, chiếm 36,52% và tăng 11,9% so cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 83,245 triệu USD, chiếm 41,14% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn và tăng 28,83%, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 45,197 triệu USD, chiếm 22,34% kim ngạch, tăng 8,21% cùng kỳ.

6. Về giá cả thị trường:

* Chỉ số chung giá tiêu dùng tháng 3/2013 so tháng 02/2013 tăng 0,13%. Trong đó: khu vực thành thị tăng 0,15%, khu vực nông thôn giảm 0,2%. Chỉ số giá tiêu dùng so tháng 12 năm trước tăng 5,09%, so tháng 3 năm trước tăng 9,01% và so bình quân cùng kỳ năm trước tăng 9,12%.

Giá lương thực tháng 3 tăng nhẹ 0,11% so với tháng trước; Giá thực phẩm giảm 0,34% so với tháng trước, trong đó giá thịt heo giảm mạnh (-3,27%) là do dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bùng phát nên ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Ăn uống ngoài gia đình tăng 1,08% so với tháng trước nguyên nhân tăng chủ yếu là do giá tiền lương nhân công tăng.

Đồ uống và thuốc lá giảm 0,16% so với tháng trước là do sau Tết, chỉ số của nhóm bia các loại giảm 1,3% so tháng trước.

May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,54% so với tháng trước cũng do giá tiền lương nhân công tăng.

Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,22% so với tháng trước; cụ thể: nước sinh hoạt giảm: 0,61%, điện giảm: 1,91% so với tháng, giá gas giảm 3.000đ/bình 12kg so với tháng trước.

Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,27% so với tháng trước, tăng chủ yếu là do chi phí vận chuyển và chi phí nhân công, thuê người giúp việc tăng.

Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,27% so với tháng trước. Nhóm này tăng nhẹ do một số loại thuốc tăng, như nhóm thuốc kháng sinh tăng 1,23%, thuốc vitamin tăng 1,76% và dụng cụ y tế tăng 1,07% so với tháng trước.

Giao thông tăng 0,15% so với tháng trước là do tác động của nhóm phụ tùng xe máy, xe đap tăng 1,08% (lốp, săm xe máy tăng 1,72%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,99%), nhóm bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 1,76% ( do chi phí nhân công tăng).

Bưu chính viễn thông tăng 0,03%, Giáo dục tăng 0,04% so với tháng trước.

Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,36% so với tháng trước do tác động tăng của nhóm vật phẩm văn hóa tăng 1,34%, bưu ảnh tăng 1,38%; nhóm thể thao và giải trí khác tăng 1,72% .

Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,72% là do tác động tăng giá của các nhóm hàng hóa dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 1,31% (cắt tóc, gội đầu tăng 1,39%), nhóm hiếu hỉ tăng 1,41%.

Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ: Về giá vàng, do tác động giảm giá của giá vàng thế giới nên giá vàng tháng 3/2013 giảm 6,4% so tháng trước. Giá đô la Mỹ tăng 0,4% so tháng trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 3 năm 2013 so với tháng 12 năm 2012 tăng 5,09%. Những nhóm hàng tăng khá cao như: Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 64,8%, thực phẩm tăng 4,08%, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,32% nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,41%. Riêng nhóm hàng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,08% so cùng kỳ.

Giá vàng giảm so tháng 12/2012 là 9,91%, giá Đô la Mỹ tăng 0,36% so với tháng 12 năm trước.

7. Văn hóa, xã hội và đời sống

Giải quyết việc làm: Các đơn vị kinh tế trên toàn địa bàn thành phố trong quý I/2013 đã tạo việc làm cho 4.596 lao động đạt 14,83% so với kế hoạch năm, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình giao thông: Trong đợt cao điểm phục vụ Tết ngành giao thông vận tải đã huy động 14.039 lượt phương tiện, chuyên chở 388.866 hành khách; Đã xử lý 13 trường hợp xe khách vi phạm nghiêm trọng buộc phải chuyển tải; Công an thành phố xử lý 125 trường hợp xe khách chở quá số người quy định; Trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ tai nạn nào do xe khách gây ra. Số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố cơ bản giảm so cùng kỳ năm trước: Tai nạn giao thông đường bộ quý I/2013 đã xảy ra 35 vụ, làm chết 27 người, bị thương 20 người, thiệt hại 725,5 triệu đồng. Tai nạn giao thông đường sắt quý 1/2013 xảy ra 02 vụ, chết 02 người.

Công tác Xóa đói giám nghèo: Cuối năm 2012, thành phố Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát và thống kê lại số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành Phố (thành thị: 800.000đ/tháng và nông thôn: 600.000đ/tháng). Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2013 là 9,1% gồm 22.045 hộ và 89.403 nhân khẩu. Trong đó huyện Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu là khu vực mang nhiều dấu ấn nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo khá cao (Hòa Vang là 16,04 %; Ngũ Hành Sơn là 11,92% và Liên Chiểu 10,3%). Các chính sách cho hộ nghèo được tiếp tục thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan chức năng. Bao gồm các chính sách hỗ trợ về BHYT, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ nhà ở và điện nước sinh hoạt, cải thiện điều kiện vệ sinh, khám bệnh cho trẻ em và phụ nữ nghèo, cấp thuốc miễn phí, miễn giảm học phí, trợ giúp pháp lý, dạy nghề và giải quyết việc làm, hướng dẫn cách làm ăn. Các chính sách, chương trình hỗ trợ được lấy từ Ngân sách Nhà nước và một phần không nhỏ huy động từ các nguồn lực vận động xã hội hóa.

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn