1) Chỉ số chung giá tiêu dùng tháng 5/2013 so tháng 4/2013 giảm 0,24% so tháng trước, trong đó:
- Giá lương thực, thực phẩm:
+ Giá lương thực giảm mạnh 3,15%: chủ yếu là gạo tẻ thường giảm 5,05%, gạo tẻ ngon giảm 4,07%, làm cho chỉ số của nhóm gạo giảm 4,47% so với tháng trước là do đến mùa vụ thu hoạch và lượng gạo xuất khẩu bị hạn chế nên nguồn cung trong nước khá dồi dào. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng khác tăng như: sắn tăng 3,06% nên chỉ số của nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 0,36%, bánh mỳ tăng 5,87% nên nhóm lương thực chế biến tăng 2,96% so với tháng trước.
+ Giá thực phẩm tăng nhẹ 0,03%: nhóm trứng tăng 4,41%; cá khô và chế biến tăng 6,91%, thủy hải sản khác chế biến tăng 1,93% nên chỉ số của nhóm thủy sản chế biến tăng 5,36%; bắp cải tăng 7,13%, đỗ quả tươi tăng 14,35%, rau dạng củ quả tăng 2,89%, măng tươi tăng 6,57%, rau tươi khác tăng 1,75%, rau chế biến các loại tăng 7,18%,... bên cạnh đó chỉ số các nhóm hàng khác giảm như: cà chua giảm 12,22%, rau gia vị tươi khô các loại giảm 6,10%, ... thịt gia súc tươi sống giảm 0,97% thịt gia cầm tươi sống giảm 0,37%; thịt chế biến giảm 0,52%...
+ Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,54%: chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng nước giải khát vào mùa nắng nóng tăng làm chỉ số của nhóm uống ngoài gia đình tăng 1,53%.
- Nhóm đồ uống và thuốc lá: Chỉ số giá ổn định so với tháng trước bằng 100%.
- May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,38%: Nhóm hàng này tăng nhẹ chủ yếu là nhóm may mặc tăng 0,34%; nhóm giày, dép tăng 0,98% so với tháng trước.
- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,46%. Chỉ số của nhóm này giảm là do các nguyên nhân sau: chỉ số của nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,42% (là do chỉ số của nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính giảm 0,53%); chỉ số của nhóm gaz và các loại chất đốt giảm 3,92% (chỉ số giá gas giảm 4,64%, là do tác động của giá gaz giảm 15.000đ/bình 12kg so với tháng trước, bình quân là 403.000đ/12kg, tức giảm 19.613đ/12kg), do giá gas nhập khẩu trong tháng giảm so với tháng trước. Giá nước sinh hoạt tháng này tăng 0,92%, giá điện sinh hoạt tăng 1,30%, dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 1,72 so với tháng trước.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%, là do giá một số mặt hàng như: máy điều hòa nhiệt độ tăng 2,98%, quạt điện tăng 1,60% nên chỉ số của nhóm đồ điện tăng 0,57%; nhóm đồ dùng nấu ăn tăng 0,17%; nhóm hàng thủy tinh, sành, sứ tăng 2,85%; nhóm vật phẩm tiêu dùng khác tăng 0,01% so với tháng trước...
- Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%: Nhóm này tăng nhẹ do một số loại thuốc tăng, như nhóm thuốc kháng sinh cơ bản tăng 1,30%, đã tác động đến nhóm thuốc và thiết bị y tế tăng 0,74%; nhóm dụng cụ y tế, dịch vụ khám sức khỏe tháng này ổn định.
- Giao thông giảm 0,70%: Chỉ số của nhóm này giảm chủ yếu là do giảm giá xăng dầu, cụ thể:
Ngày 18/4/2013: Xăng 95: 24.140đ/lít (giảm 410đ/lít); Xăng 92: 23.640 đ/lít (giảm 410đ/lít); Dầu diesel 0,05S: 21.350đ/lít (giảm 100đ/lít)
Ngày 26/4/2013: Xăng 95: 23.830đ/lít (giảm 310đ/lít); Xăng 92: 23.330đ/lít (giảm 310đ/lít); Dầu diesel 0,05S: 21.250đ/lít (giảm 100đ/lít)
Như vậy giá bình quân tháng 5/2013 chỉ số của nhóm xăng, dầu diesel giảm 1,62% tác động chỉ số của nhóm nhiên liệu giảm 1,49% so với tháng trước. Giá vé tàu hỏa tăng 4,26%, tác động làm chỉ số của nhóm giao thông công cộng tăng 1,52% so với tháng trước.
- Bưu chính viễn thông giảm 0,12%: Chỉ số của nhóm này giảm nhẹ, chủ yếu là mặt hàng điện thoại di động giảm nên chỉ số của nhóm thiết bị điện thoại giảm 0,73% so với tháng trước.
- Giáo dục tăng 0,02%: Chỉ số của nhóm này tăng nhẹ, chủ yếu là bút, viết, văn phòng phẩm tăng nhẹ.
- Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%. Chỉ số của nhóm này tăng nhẹ là do các nguyên nhân chủ yếu: nhạc cụ tăng 2,15%, thuê băng đĩa tăng 2,87% nên nhóm văn hóa tăng 0,29%; thiết bị thể dục thể thao tăng 1,91% nên chỉ số của nhóm thể thao và giải trí khác tăng 0,79%; cờ, bài các loại tăng 2,06% nên chỉ số của nhóm giải trí tăng 0,20%; dịch vụ du lịch trong nước tăng 2,15%, ngoài nước tăng 1,95% nên chỉ số của nhóm du lịch trọn gói tăng 0,36%.
- Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%. Chỉ số của nhóm này tăng là do chỉ số của nhóm hàng hóa và dịch vụ cho cá nhân tăng 0,46% (do tác động giá mặt hàng chăm sóc cơ thể tăng 1,80%); chỉ số nhóm hiếu hỉ tăng 1,12% (chỉ số của nhóm về hỉ tăng 1,14%, chỉ số của nhóm về hiếu tăng 1,11%).
- Chỉ số giá vàng: Giá vàng 9999 tư nhân trong tháng 5 dao động từ 3.770 - 3.930 nghìn đồng/chỉ, bình quân 3.851 nghìn đồng/chỉ (bình quân giảm 237 nghìn đồng/chỉ), tác động làm cho chỉ số nhóm này giảm 5,80% so với tháng trước.
- Đôla Mỹ: USD ngoại thương chuyển khoản tháng 5 dao động từ 20.925 - 20.965đ/1 USD, bình quân 20.957đ/1USD (bình quân tăng 15đ/USD so với tháng trước),làm cho chỉ số giá của tháng này tăng 0,07% so với tháng trước.
2) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 năm 2013 so với tháng 12 năm 2012 tăng 4,79%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 65,42%, kế đến là nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,77%, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,69%, nhóm Ăn uống ngòai gia đình tăng 3,54%. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 2,51% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,32 so với tháng 12 năm 2012.
Giá vàng giảm 18,16%, giá USD tăng 0,41% so với tháng 12 năm 2012.
3) Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2013 so với bình quân cùng kỳ năm 2012 tăng 8,87%, mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước (tăng 12,9%). Chỉ số giá phần lớn các nhóm hàng giảm so với chỉ số giá chung bình quân cùng kỳ. Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung như: Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 75,34%, nhóm giáo dục tăng 20,24%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 11,95%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lương thực giảm 1,47%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,65% so cùng kỳ.
Giá vàng giảm so cùng kỳ là 2,69%, giá Đô la Mỹ giảm 0,04% so với cùng kỳ năm trước.