(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 6 năm 2013
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 05/08/2013 Lượt xem: 21

Trong tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá xăng dầu và nguyên liệu đầu vào trong nước tăng như: điện, nước, xăng dầu, sắt thép, phân bón cùng với giá vàng, tỷ giá USD, gía tiêu dùng biến động, đã ảnh hưởng xấu đến kinh tế-xã hội cả nước nói chung thành phố nói riêng, đặc biệt là những doanh nghiệp công nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tìm kiếm thị trường; kinh tế thành phố Đà Nẵng tuy tăng trưởng chậm song vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng so năm trước là sự cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn (GRDP) tính theo giá sản xuất (gía gốc so sánh 2010) của thành phố Đà Nẵng ước đạt 17.211 tỷ đồng, tăng 7,12% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,49%, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 1,63% và khu vực dịch vụ và thuế nhập khẩu tăng 11,56% so với cùng kỳ năm 2012.

Cơ cấu GDP 6 tháng đầu năm 2013 tính theo giá sản xuất (giá hiện hành) của thành phố Đà Nẵng như sau: khu vực nông, lâm, thủy sản 3,09 % (6 tháng đầu năm 2012 là 3,31%); khu vực công nghiệp, xây dựng 37,88% (6 tháng đầu năm 2012 là 40,88%) và khu vực dịch vụ và thuế nhập khẩu là 59,03% (6 tháng đầu năm 2012 là 55,81%).
Thu ngân sách nhà nước: Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện 5.161 tỷ đồng, đạt 43,2% dự toán HĐND thành phố giao, trong đó: thu xuất nhập khẩu đạt thấp (27,7%), thu nội địa ước đạt 48,2%, trong đó thu từ thuế phí ước đạt 50,6%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn chưa đảm bảo dự toán nhưng số thu nội địa từ thuế, phí đạt tốc độ khá so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên một số lĩnh vực thu còn chậm như: thu DNNN trung ương (45,6%), thu DNNN địa phương (39%), thuế ngoài quốc doanh (47,8%); lệ phí trước bạ (41,7%); thuế bảo vệ môi trường (38,2%), thu tiền sử dụng đất đạt thấp (40%)... ảnh hưởng đến cân đối chung ngân sách.
Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 là 7.607.729 triệu đồng, đạt 56,4% dự toán, trong đó:
1/ Chi đầu tư phát triển: ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 là 4.824.656 triệu đồng, trong đó: Chi XDCB 4.723.381 triệu đồng.
2/ Chi thường xuyên ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 là 1.912.369 triệu đồng, đạt 48,1% dự toán, trong đó chi một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo ước 586.941 triệu đồng, đạt 46,8% dự toán.
- Chi sự nghiệp y tế ước 220.684 triệu đồng, đạt 41,2% dự toán.
- Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội ước 113.720 triệu đồng, đạt 47,5% dự toán.
- Chi sự nghiệp kinh tế ước 138.510 triệu đồng, đạt 51,2% dự toán.
Trong điều hành chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2013 có chi đầu tư XDCB đạt thấp (38,5%) do khó khăn về nguồn cân đối, trong đó thu tiền sử dụng đất chưa đạt tiến độ, các nguồn vốn vay huy động theo dự toán chưa thực hiện. Tuy nguồn thu chưa đảm bảo nhưng nhưng vẫn đáp ứng được nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, nhận chi thường xuyên (tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi thường xuyên), chi thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chi phục vụ các sự kiện lớn của thành phố... Chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ước đạt thấp 30,9% (5 tháng đầu năm thực hiện mới đạt 11% dự toán).
Tình hình kinh tế-xã hội các lĩnh vực cụ thể
  • Công nghiệp
* Chính thức tháng 5/2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố tăng 11,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai thác tăng 3,2%; ngành công nghiệp chế biến tăng 13,1%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 6,59%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 8,36% so với tháng 5 năm trước.
* Ước tính tháng 6/2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 2,96% so với tháng trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 90,34%; công nghiệp chế biến tăng 2,05%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,16%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 8,95% so với tháng 5/2013.
Ước chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 6/2013 tăng 9,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 89,81%; công nghiệp chế biến tăng 10,69%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 5,9%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 8,48% so với tháng 6/2012.
* Ước tính 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 86,46%; công nghiệp chế biến tăng 11,57%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 10,59%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 3,34% so với cùng kỳ năm 2012.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp thành phố trong 6 tháng đầu năm 2013 có tốc độ tăng trưởng khá hơn so với năm trước. Ước 6 tháng đầu năm 2013 trong 19 ngành công nghiệp cấp 2 có 10 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và 9 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Một số ngành có tốc độ phát triển khá so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục tăng 21,93%, SX giày dép tăng 108,89%, sản xuất kim loại tăng 29,56%, SX sản phẩm điện tử tăng 76,72, sản xuất đồ chơi tăng 22,8%... Bên cạnh đó còn có một số ngành SX giảm sút như: Khai thác đá giảm 13,54%, ngành khoáng phi kim loại giảm 34,56%, SX phụ tùng xe có động cơ giảm 33,62%...
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm, những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp như ngành sản xuất trang phục, sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử đều có tốc độ tăng trưởng khá đã kéo chỉ số sản xuất công nghiệp tăng lên. Một số công ty có qui mô tương đối lớn như: Công ty CP sản xuất thương mại Hữu nghị (giày Hữu nghị) có sản phẩm giày tăng 108,89%, Công ty CP thép Đana-ý từ tháng 3 năm 2013 đã ký được hợp đồng xuất khẩu phôi thép nên sản lượng phôi thép tăng vọt (phôi thép tăng 87,73%, thép thành phầm tăng 52,15%), Công ty TNHH điện tử Việt-Hoa tăng 76,72% so với cùng kỳ.…
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng, bê tông, gạch gặp khó khăn, sản xuất giảm sút do mức đầu tư cho xây dựng cơ bản bị giảm mạnh ở các doanh nghiệp cũng như của ngân sách nhà nước. Những công ty có qui mô nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho sản phẩm. Hiện nay lãi suất ngân hàng đã giảm nhiều song nhiều doanh nghiệp cũng không mặn mà trong việc tiếp cận nguồn vốn này do không tìm được đầu ra cho sản phẩm, mặt khác nhiều doanh nghiệp vẫn chưa trả hết được nợ cũ nên cũng không đủ điều kiện để vay tiếp vì vậy hoạt động chỉ ở mức độ cầm chừng.
  • Nông nghiệp

Trồng trọt: Tình hình thực hiện diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2012-2013 đến tháng 5/2013 trên toàn địa bàn TP ước thực hiện như sau: Cây lúa 2.931,8 ha, bằng 92,38% so với cùng kỳ năm trước; Cây ngô 259 ha, bằng 84,36%; Khoai lang 208 ha, bằng 99,05%; Rau 356 ha, bằng 89,90% so với cùng kỳ năm trước; Mía: 145 ha, bằng 97,32% so với cùng kỳ năm trước.

Năng suất vụ Đông Xuân các loại cây hằng năm khác như: ngô 259 ước đạt 58,9 tạ/ha; bằng 101,87% so với cùng kỳ năm trước; năng suất khoai lang ước đạt 60,3 tạ/ha; bằng 99,89% so với cùng kỳ năm trước; năng suất lạc ước đạt 20,35 tạ/ha.
Tuy sản xuất vụ Đông Xuân năm 2012-2013 gặp khó khăn do tình trạng nắng hạn nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp nhịp nhàng với các địa phương trong việc triển khai các biện pháp chống hạn nên đã khắc phục được tình trạng hạn hán, cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất. Trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân do sử dụng giống lúa xác nhận có chất lượng từ quá trình phục tráng giống lúa, bố trí lịch thời vụ thích hợp, cơ cấu giống lúa hợp lý, trong đó có sử dụng thêm một số giống lúa ngắn ngày vào sản xuất, cộng thêm chế độ thâm canh tốt nên năng suất đạt khá cao.
Diện tích gieo sạ lúa Vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn bằng 92,38% so với cùng kỳ năm trước và 51% diện tích gieo trồng so với kế hoạch năm 2013 và ước tính năng suất đạt 61,1 tạ/ha nên có thể đánh giá là vụ Đông Xuân được mùa, xấp xỉ năng suất năm cao nhất từ trước đến nay và sản lượng ước đạt 17.917 tấn, bằng 90,96% so với cùng kỳ năm 2012 (do diện tích lúa giảm - 241,8ha so cùng kỳ năm 2012).
Theo kế hoạch, sản xuất lúa Hè Thu (vụ Mùa) 2013 là 2.700ha, gieo sạ từ ngày 15/5/2013, cơ cấu giống hướng chuyển sang sản xuất các giống trung, ngắn ngày để đối phó với biến đổi khí hậu và hạn chế rủi ro sản xuất, đến này đã gieo sạ 2.445 ha. Ngoài ra, diện tích vụ Hè Thu các loại cây hàng năm khác cũng đã bắt đầu gieo trồng như: ngô 121ha, khoai lang 90ha, sắn 55ha, mía 122ha,…
Chăn nuôi: Tính tại thời điểm 01/4/2013, số lượng vật nuôi có trên địa bàn như sau: Trâu: 1.940 con, so với thời điểm 01/4/2012 tăng 107 con; Bò: 12.837 con, giảm 617 con; Lợn: 62.005 con, tăng 3.160 con; Gia cầm: 435.165 con, giảm 69.005 con so với thời điểm 01/4/2012.
Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật tiến hành chặt chẽ. Công tác tiêm phòng đã được tăng cường và giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và có biện phát xử lý kịp thời. Hiện nay, tất cả các loại vật nuôi trên địa bàn đều phát triển bình thường.
Ước tính tháng 6 năm 2013, trên toàn địa bàn đã kiểm soát giết mổ hơn 30 nghìn con heo; 1.800 trâu, bò và 80 nghìn gia cầm. Nâng tổng số lượng kiểm soát giết mổ trong 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt: 266.424 con heo; 11.969 con trâu, bò và 488.059 gia cầm.
  • Lâm nghiệp
Công tác truy quét: từ đầu năm đến nay, đã tổ chức được 157 đợt truy quét tại rừng. Qua truy quét phá hủy 15 láng trại, hủy tại rừng 0,38 m3 gỗ tròn do không đưa ra được, 01 cối xay đá, 01 máy nén khí, 01 máy nổ, 100 m ống nước, 02 tấm bạt và 306 bẫy thú rừng. Phát hiện gỗ khai thác trái phép khoảng 1,8 m3 gỗ xẻ; tháo dỡ 02 cầu tạm bằng gỗ dài từ 2 đến 3m; thu giữ 132 sợi dây bẫy bằng dây cáp và giáo dục đưa ra khỏi rừng 02 đối tượng.
Công tác kiểm tra kiểm soát lâm sản: Các lực lượng cơ quan chuyên ngành đã lập biên bản 75 vụ VPHC, trong đó: 12 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 34 vụ về hành vi mua bán, tàng trữ, cất giấu trái phép lâm sản; 09 vụ khai thác rừng trái phép; 03 vụ vi phạm quy định về PCCCR; 03 vụ vi phạm thủ tục hành chính; 05 vụ vi phạm quy định về QLBVR; 04 vụ vi phạm về mua bán động vật hoang dã trái phép; 02 vụ gây thiệt hại về đất rừng và 03 vụ vi phạm khác. Tạm giữ: 32,204 m3 gỗ xẻ; 16,8 m3 gỗ tròn; 01 cây cảnh (cây Da); 228 bao than củi có nguồn gốc từ Lào; 10kg than hoa; 01 nồi cao khỉ đang nấu (3 kg); 327,7 kg thịt, xương ĐVHD các loại; 08 cái chân nai ngâm trong hai bình dung dịch có cồn; 10 cá thể nhím bờm; 02 cá thể dúi; 06 cá thể chồn; 04 cá thể rắn ráo; 03 cá thể cầy vòi hương; 01 cá thể rắn nước; 13 cá thể sóc đen; 02 cá thể cầy dông; 04 cá thể khỉ mặt đỏ; 01 cá thể khỉ vàng; 47 cá thể nhông xanh; 10 cá thể chim các loại; 02 kg thịt chim các loại; 12 tờ thực đơn quảng cáo sản phẩm ĐVHD; 01 rựa phát; 02 súng thể thao; 07 xe mô tô và 09 xe ô tô.
Tiếp nhận và thả về môi trường tự nhiên: 01 cá thể Khỉ vàng; 01 cá thể Khỉ mặt đỏ, 01 cá thể Rắn hổ nâu, 09 cá thể Sóc, 02 cá thể Nhím, 01 cá thể Cầy vòi hương và 01 cá thể Mèo rừng.
Kiểm tra lâm sản nhập xưởng: 2.304 m3 gỗ nhập khẩu quy tròn và 638 kg gỗ Trắc (cành nhánh). Nghiệm thu lâm sản khai thác: 24 tấn Keo lá Tràm và 2.210 Ster Keo.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 05 vụ phát lửa, cháy rừng với diện tích 7,28 ha. Trong đó: 0,07 ha cỏ tranh, lau lách, cây bụi và 7,21 ha rừng trồng.
  • Thuỷ sản
Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình hoạt động khai thác hải sản của các đội tàu cá Đà Nẵng có thuận lợi. Số chuyến thuyền và thời gian khai thác đội tàu cá được bảo đảm. Các đội tàu khai thác xa bờ như lưới cản, lưới vây, chụp mực đạt sản lượng khá cao, trong đó hiệu quả nhất là đội tàu nghề lưới cản, lưới vây. Các đội tàu khai thác vùng ven bờ, lộng như te xú, mành chụp cũng đạt hiệu quả khá.
Hoạt động khai thác thuỷ sản trong tháng 6/2013 ước đạt 3.206 tấn, lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 18.577 tấn, bằng 50,9% so với kế hoạch năm 2013 và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi, sản lượng nuôi trồng trong tháng 6/2013 ước đạt 448,7 tấn cá, 1,9 tấn tôm, lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 589 tấn cá, 50 tấn tôm. Sản xuất tôm giống trong tháng 6/2013 ước đạt 20 triệu con, lũy kế 6 đầu năm 2013 ước đạt 60 triệu con.
Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản không xảy ra, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh.
  • Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
Dự kiến trong quý II/2013 vốn đầu tư phát triển trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt 4.125 tỷ đồng. Trong đó: vốn nhà nước 1.855 tỷ đồng, chiếm 44,98%; vốn ngoài nhà nước 1.795 tỷ đồng, chiếm 43,51%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 475 tỷ đồng, chiếm 11,52% so với tổng vốn đầu tư phát triển.
Ước vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quí II năm 2013 đầu tư vào xây dựng cơ bản 2.676 tỷ đồng, chiếm 64,86%; đầu tư mua sắm TSCD không qua XDCB 708 tỷ đồng, chiếm 17,16%; đầu tư sửa chữa lớn nâng cấp TSCD 19.469 triệu đồng chiếm 0,47%; bổ sung vốn lưu động 620 tỷ đồng, chiếm 15,03% so với tổng số.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước 6 tháng đầu năm 2013 thưc hiện 8.808 tỷ đồng, giảm sút nhiều so với cùng kỳ (giảm 23,81% tương đương với giảm 2.752 tỷ đồng) do các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc sản xuất cầm chừng, không tìm được đầu ra cho sản phẩm nên đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp cũng giảm sút. Mặt khác vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng bị cắt giảm mạnh.
  • Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
Dự kiến tháng 6 năm 2013, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách của Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 199.446 triệu đồng, tăng 17,82 % so với tháng trước và giảm 79,05% so với cùng kỳ, trong đó: nguồn cân đối ngân sách 40.348 triệu đồng, chiếm 20,23%; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu 21.658 triệu đồng chiếm 10,86%; vốn nước ngoài 110.520 triệu đồng, chiếm 55,41%; từ nguồn xổ số kiến thiết 5.300 triệu đồng, chiếm 2,66%; từ nguồn vốn khác 17.200 triệu đồng, chiếm 8,62%; từ ngân sách cấp huyện 4.420 triệu đồng chiếm 2,22% so với tổng số.
Thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương ước 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện 1.664 tỷ đồng, giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước (giảm 53,25% tương đương 1.895 tỷ đồng), ước thực hiện được 31,14% so với kế hoạch năm 2013.
* Tình hình một số công trình trọng điểm năm 2013:
+ Dự án xây dựng cầu mới qua Sông Hàn (Cầu Rồng): Dự án này được khởi công từ ngày 19/07/2009. Với tổng vốn đầu tư dự án 1739638 triệu đồng, đã khánh thành ngày 29/3/2013. Các gói thầu của dự án đến nay đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng chỉ còn một số các hạng mục cần bổ sung hoàn thiện như xây gạch, ốp đá cầu thang đi bộ, cây xanh phần cảnh quan phía bờ đông…
+ Cầu Nguyễn Văn Trỗi- Trần Thị Lý và nút giao thông đường dẫn hai đầu cầu Nguyễn văn Trỗi-Trần thị Lý : Dự án này đã hoàn thành và khánh thành ngày 29/3. Hiện nay đang kiểm tra, rà soát để tiến hành bàn giao.
+ Trung tâm hành chính thành phố: Tính từ khi khởi công đến 15/6/2013 công trình đã thực hiện được 671,62 tỷ đồng đạt 38,78% so với tổng mức đầu tư, chủ yếu là gói thầu xây lắp phần ngầm và phần thân hoàn thiện. Riêng trong năm 2013 tính đến 15/6 công trình đã thực hiện được 213 tỷ đồng
+Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến 15/6/2013 công trình đã thực hiện được 38,76 tỷ đồng đạt 11,7% so với tổng mức đầu tư. Chủ yếu là xây lắp phần móng, thân. Riêng năm 2013 tính đến 15/6 công trình đã thực hiện được 36 tỷ đồng.
+ Cầu Nguyễn Tri phương và đường Nguyễn tri phương nối dài đi Hòa quí : đã hoàn thành, được khánh thành ngày 30/4/2013. Đường Nguyễn Tri Phương nối dài đi Hòa quí tính từ khởi công đến 30/5/2013 thực hiện được 233,98 tỷ đồng, đạt 100% giá trị hợp đồng.
+ Đường vành đai phía nam và 2 cầu trên tuyến (Cầu Cổ cò và cầu Hòa Phước): Tính từ khởi công đến 30/5/2013 Cầu Hòa Phước đã thực hiện được 271.456 triệu đồng, đạt 46% giá trị hợp đồng, riêng năm 2013 tính đến 30/5/2013 thực hiện được 94.420 triệu đồng. Đường vành đai phía nam tính từ khởi công đến 30/5 thực hiện được 173.784 triệu đồng, đạt 42% giá trị hợp đồng, riêng năm 2013 tính đến 30/5 thực hiện được 66.203 triệu đồng.
  • Vận tải đường bộ, đường sông và đường biển
Ước tính doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.679 tỷ đồng tăng 11,78% so cùng kỳ 2012. Trong đó, ngành đường bộ đạt 2.313 tỷ đồng tăng 10,33%, đường biển đạt 365 tỷ đồng tăng 21,64% so cùng kỳ năm 2012.
* Sản lượng vận tải hàng hoá 6 tháng đầu năm 2013, ước đạt 22.053 nghìn tấn, bằng 94,97% so cùng kỳ năm 2012 và luân chuyển đạt 2.227 triệu T.km, bằng 99,84% so cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân giảm là do một số công ty vận tải hàng hóa đường biển chuyển sang làm dịch vụ cho thuê tàu.
* Sản lượng hành khách vận chuyển 6 tháng đầu 2013 ước đạt 21.929 nghìn lượt người, tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2012 và luân chuyển đạt 1.036 triệu người.km, tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, thành phố đã đón 53 chuyến tàu biển cập Cảng Tiên Sa với 59.411 lượt khách, tăng 67,6% so với cùng kỳ 2012. Khách du lịch đường hàng không ước đạt 117.383 lượt khách, tăng 94,2 % so với cùng kỳ 2012. Nhiều đường bay mới đến Đà Nẵng như: đường bay Ôn Châu, Hồng Kông, Thành Đô đã góp phần tăng thêm lượng du khách đến tham quan, lưu trú tại Đà Nẵng. Tính đến tháng 6/2013, thành phố có 18 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 04 đường bay trực tiếp thường kỳ và 14 đường bay trực tiếp thuê chuyến.
* Hàng hoá thông qua cảng:
Sản lượng hàng hóa tháng 5/2013 thông qua Cảng là: 445 nghìn tấn, bằng 98,7% so với tháng 5 năm 2012. Trong đó: hàng nhập khẩu đạt 109 nghìn tấn, tăng 31,48% so với tháng 5 năm 2012; hàng xuất khẩu đạt 196 nghìn tấn, tương đương với tháng 5 năm 2012 và hàng nội địa đạt 139 nghìn tấn, bằng 81,5% so với tháng 5 năm 2012. Hàng container đạt 165 nghìn tấn, tăng 10,9% cùng kỳ năm trước.
Tổng hợp 5 tháng đầu năm 2013, sản lượng thực hiện được 1.919 nghìn tấn, tăng 2,4% so cùng kỳ năm trước; trong đó: hàng nhập khẩu đạt 470 nghìn tấn, tăng 44,5%; hàng xuất khẩu đạt 908 nghìn tấn, tăng 2%; hàng nội địa đạt 540 nghìn tấn, bằng 82,1% so cùng kỳ năm 2012.
Dự tính sản lượng hàng hóa tháng 6/2013, thông qua Cảng là 440 nghìn tấn, tăng 22,5% so cùng kỳ năm trước.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng là 2.354 nghìn tấn, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2012.
  • Thương mại
Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 6/2013 đạt 5.193,75 tỷ đồng, tăng 1,35% so tháng trước và tăng 24,46% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 15,98% so cùng kỳ). Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 600,59 tỷ đồng, chiếm 11,56% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 1,42% so tháng trước, tăng 9,3% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân đạt 2.827,62 tỷ đồng, chiếm 54,44% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 0,61% so tháng trước, tăng 28,15% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể đạt 1.629,07 tỷ đồng, chiếm 31,37% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 2,42% so tháng trước, tăng 21,76% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 135,68 tỷ đồng, chiếm 2,61% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 6,66% so tháng trước, tăng 73,1% so cùng kỳ.
Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 29.920 tỷ đồng, tăng 20,8% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 11,99% so cùng kỳ). Trong đó: Kinh tế nhà nước dự ước đạt 3.332 tỷ đồng, chiếm 11,14% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 0,89% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân dự ước đạt 16.691 tỷ đồng, chiếm 55,78% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 27,3% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể dự ước đạt 9.194 tỷ đồng, chiếm 30,73% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 16,55% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 699 tỷ đồng, chiếm 2,34% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 51,7% so cùng kỳ. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao so cùng kỳ năm trước, là do thành phần kinh tế này hiện nay đang có xu hướng phát triển tốt, đặc biệt là ngành khách sạn lưu trú, dịch vụ. Về ngành khách sạn có các khách sạn 5 sao lớn tăng cao so cùng kỳ năm trước, như: Khách sạn Silver shore (tăng 222,1%), khách sạn Hayatt là khách sạn 5 sao lớn (hoạt động mới năm 2013), ... về ngành dịch vụ có: Công ty Silver shore (dịch vụ trò chơi điện tử và casino), công ty Besra (dịch vụ hỗ trợ hành chính), công ty Masdaland (dịch vụ cung cấp điện nước khu CN và bất động sản), ... có doanh thu vượt trội so cùng kỳ năm trước.
Trong tổng mức bán lẻ: Thương nghiệp là nhóm ngành chiếm lớn nhất (73,6% so tổng mức) và tăng 20,84% so cùng kỳ; Khách sạn, nhà hàng chiếm 11,33% tổng mức, tăng 26,19% so cùng kỳ; Du lịch chiếm 1,1% tổng mức, tăng 27,41% so cùng kỳ; Dịch vụ (trong đó chiếm tỷ lệ lớn là dịch vụ khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn) chiếm 13,98%, tăng 16,13% so cùng kỳ.
  • Về ngoại thương:
* Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 năm 2013 của Tp Đà Nẵng đạt 80,56 triệu USD, tăng 3,64% so tháng trước và tăng 7,27% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 1,17% so tháng trước và tăng 3,68% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,78% so tháng trước và tăng 10,46% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế tư nhân tăng 10,55% so tháng trước và tăng 3,9% so cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
+ Hàng nông lâm sản ước đạt 0,36 triệu USD, chiếm 0,45%, bằng 89,2% so cùng kỳ;
+ Hàng thủy hải sản ước đạt 10,213 triệu USD, chiếm 12,68% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, bằng 99,64% so cùng kỳ;
+ Hàng CN-TTCN ước đạt 69,98 triệu USD, chiếm 86,87% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 8,59% so cùng kỳ.
* Ước 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 435,97 triệu USD, tăng 11,87% so cùng kỳ năm trước. Trong đó :
+ Hàng nông lâm sản ước đạt 1,6 triệu USD, chiếm 0,37% so tổng kim ngạch xuất khẩu, bằng 34,77% so cùng kỳ;
+ Hàng thủy hải sản ước đạt 52,41 triệu USD, bằng 12,02% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 2,74% so cùng kỳ;
+ Hàng CN-TTCN ước đạt 381,95 triệu USD, bằng 87,61% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 14,33% so cùng kỳ năm trước.
* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2013 là 82,38 triệu USD, tăng 8,36% so cùng kỳ năm trước và tăng 4,5% so tháng trước. Trong kim ngạch nhập khẩu: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt kim ngạch 36,19 triệu USD, chiếm 43,9% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 13,1% so cùng kỳ và tăng 6,4% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 26,3 triệu USD, chiếm 39,7% so tổng kim ngạch, tăng 3,97% so cùng kỳ và tăng 2,1% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 19,85 triệu USD, chiếm 24,1 % so tổng kim ngạch, tăng 6,16% so cùng kỳ năm trước và tăng 4,3% so tháng trước.
* Ước kim ngạch nhập khẩu của 6 tháng đầu năm 2013 là 460,91 triệu USD, tăng 15,21% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân đạt 181,07 triệu USD, chiếm 39,3% và tăng 13,21 so cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 187,88 triệu USD, chiếm 40,8% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn và tăng 21,89%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 91,96 triệu USD, chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu, tăng 6,97% so cùng kỳ năm 2012.
  • Về giá cả thị trường:
* Chỉ số chung giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2013 so tháng 5/2013 tăng 0,12%. Trong đó: khu vực thành thị tăng 0,12%, khu vực nông thôn tăng 0,12%. CPI tháng 6/2013 tăng nhẹ so tháng trước, cụ thể chỉ số giá các ngành hàng như sau:
- Giá lương thực tháng 6/2013 giảm 1,11%so với tháng trước, nguyên nhân chính là do chỉ số của nhóm gạo giảm 1,89% so với tháng trước (gạo tẻ thường giảm 1,99%, gạo tẻ ngon giảm 2,38%), chỉ số của nhóm gạo giảm là do đang mùa vụ thu hoạch. Bên cạnh đó giá một số mặt hàng khác tăng như: sắn tăng 1,76% nên chỉ số của nhóm bột mỳ và ngũ cốc khác tăng 0,27%, bánh mỳ tăng 5,14% nên nhóm lương thực chế biến tăng 2,69% so với tháng trước.
- Giá thực phẩm tháng này tăng 0,46% chủ yếu là do chỉ số của nhóm thịt gia súc tươi sống tăng 0,81%; chỉ số của nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng 3,91%; chỉ số của nhóm quả tươi và chế biến tăng 3,16%; chỉ số của nhóm sữa, bơ, phomat tăng 0,14% so với tháng trước. Bên cạnh đó, có các nhóm hàng khác giảm như: thịt gia cầm tươi sống giảm 0,60%, thịt chế biến giảm 0,40%, trứng các loại giảm 3,19%, dầu mỡ ăn và chất béo khác giảm 0,22%, thủy sản tươi sống giảm 1,39%, đường mật giảm 1,98%, ... Nhìn chung, do nguồn cung thực phẩm tháng này khá ổn định và phong phú nên giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ.
- Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,57%, chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng nước giải khát trong mùa nắng nóng tăng cao, nên chỉ số của nhóm uống ngoài gia đình tăng 1,59%.
- Đồ uống và thuốc lá tăng 0,19%, nguyên nhân tăng chủ yếu do, rượu mạnh tăng 1,19%, nước khoáng tăng 1,05%.
- May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,45% chủ yếu là do, chỉ số của nhóm vải các loại tăng 1,29%, chỉ số của nhóm may mặc khác tăng 1,32%. Mũ, nón, áo mưa tăng 2,42%. Giày thể thao người lớn tăng 1,74%, giầy dép trẻ em tăng 1,82%.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,44%, là do các nguyên nhân chính sau: giá máy điều hòa nhiệt độ tăng nên chỉ số của nhóm này tăng 1,80%, tủ các loại tăng 1,18%, bát đĩa tăng 2,24%. Dịch vụ sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ tăng 4,55% nên chỉ số của nhóm dịch vụ trong gia đình tăng 0,21%.
- Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,17% là do một số loại thuốc tăng, như nhóm thuốc kháng sinh cơ bản tăng 1,22%. Nhóm dụng cụ y tế, dịch vụ khám sức khỏe tháng này ổn định (+0,17%).
- Giáo dục tăng 0,01% do chủ yếu là các thiết bị văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,67%, các mặt hàng khác tương đối ổn định.
- Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,14% là do các nguyên nhân: máy ảnh tăng 2,22%, chụp in tráng ảnh tăng 3,06%, thiết bị thể dục thể thao tăng 1,84%, các mặt hàng khác tương đối ổn định.
- Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; trong đó: do tác động của giá mặt hàng máy dùng điện cho chăm sóc cá nhân tăng 3,59%, dụng cụ cá nhân không dùng điện tăng 1,32%, hàng chăm sóc cơ thể tăng 1,45%, đồng hồ đeo tay tăng 2,95%.
- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,22%, chỉ số của nhóm này giảm là do các nguyên nhân:
+ Giá nước sinh hoạt tháng này giảm nhẹ làm cho chỉ số của nhóm nước sinh hoạt giảm 0,28%.
+ Trong tháng 6/2013 giá gas giữ ở mức 393.000đ/bình 12kg nên giá bình quân giảm 10.000đ/12kg so với tháng trước, tức giảm 833đ/1kg nên chỉ số giảm 2,48%, giá dầu hỏa tháng này ổn định: 21.300đ/lít nên giá bình quân giảm 57đ/lít nên chỉ số của nhóm dầu hỏa giảm 0,27%, do đó chỉ số của nhóm gaz và các loại chất đốt giảm 1,95% so với tháng trước.
+ Giá điện sinh hoạt tháng 6/2013 tăng nên chỉ số của nhóm điện và dịch vụ điện tăng 0,58% so với tháng trước.
- Giao thông giảm 0,09%: Chỉ số của nhóm này giảm chủ yếu là do giá bình quân tháng 6 của các mặt hàng xăng 95: 23.844đ/lít, xăng 92: 23.344đ/lít, tức bình quân giảm 141đ/lít xăng, dầu diesel: 21.257đ/lít, tức bình quân giảm 40đ/lít dầu diesel so với tháng trước, do đó, chỉ số của nhóm xăng, dầu diesel giảm 0,46% so với tháng trước. Vì vậy chỉ số của nhóm nhiên liệu giảm 0,42% so với tháng trước. Tuy nhiên tháng 6/2013 giá vé tàu hỏa tăng 4,55% nên chỉ số của nhóm giao thông công cộng tăng 1,68% so với tháng trước.
- Bưu chính viễn thông giảm 0,08%: chủ yếu là mặt hàng điện thoại di động giảm nên chỉ số của nhóm thiết bị điện thoại giảm 0,43% so với tháng trước.
- Chỉ số giá vàng: Giá vàng 9999 tư nhân trong tháng 6/2013 dao động từ 3.620 - 3.780 nghìn đồng/chỉ, bình quân 3.677 nghìn đồng/chỉ (bình quân giảm 174 nghìn đồng/chỉ), tác động làm cho chỉ số nhóm này giảm 4,52% so với tháng trước.
- Đôla Mỹ: USD ngoại thương chuyển khoản tháng 6 dao động từ 20.965 - 21.036đ/1 USD, bình quân 21.027đ/1USD (bình quân tăng 70đ/USD so với tháng trước), làm cho chỉ số giá của tháng này tăng 0,33% so với tháng trước.
* Chỉ số giá tháng 6/2013 so với tháng 12 năm 2012 tăng 4,91%, đặc biệt duy nhất nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số tăng cao hơn so với mức chung là 65,71% so với tháng 12/2012. Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 4,24%, nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 4,13%; nhóm hàng thực phẩm tăng 3,60% so với tháng 12/2012. Bên cạnh đó có 2 nhóm hàng là: nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,17% và nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 0,40% so với tháng 12/2012.
* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tháng 6 năm 2013 so với tháng năm 2012 tăng tăng 8,81%, mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước (năm 2012 chỉ số này tăng 11,95%). Chỉ số giá phần lớn các nhóm hàng giảm so với chỉ số giá chung bình quân cùng kỳ. Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung như: Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 75,24%, nhóm giáo dục tăng 19,95%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 10,99%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lương thực giảm 1,63%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,66% so cùng kỳ.
Giá vàng giảm so cùng kỳ là 4,25%, giá Đô la Mỹ tăng 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
  • Văn hóa xã hội, đời sống
Từ đầu năm 2013 đến nay thành phố Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho 12.527 lao động đạt 40,41% so với kế hoạch năm 2013. Thẩm định và giải ngân cho vay 319 dự án, với tổng số tiền là 6.383 triệu đồng, giải quyết việc làm 399 lao động.
Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 9 phiên chợ việc làm thu hút 464 doanh nghiệp và 8.150 lượt lao động đến tham gia giao dịch. Kết quả đã đưa 163 người đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài gốm các thị trường Nhật Bản 46 người, Đài Loan 3 người, Malaisia 114 người.
Tính đến ngày 31/5/2013, trên địa bàn thành phố có 60 cơ sở dạy nghề. Trong đó có 6 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp, 17 trung tâm và 31 cơ sở dạy nghề khác, cơ sở dạy nghề công lập là 24 cơ sở và ngoài công lập là 36 cơ sở. Thành phố đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho 1 cơ sở, bổ sung đăng ký hoạt động dạy nghề 2 cơ sở. Các trường đã tuyển sinh và dạy nghề cho 17.964 người, đạt 39,8% kế hoạch. Đồng thời tiến hành ký kết hợp đồng với 11 cơ sở dạy nghề, để dạy nghề cho 1.145 lao động đặc thù, với tổng kinh phí là 2.350 triệu đồng.
Tình hình giao thông (Tính từ ngày 15/11/2012 đến 15/5/2013): Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xảy ra 119 vụ, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2012 (giảm 30 vụ); làm chết 67 người tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2012; bị thương 87 người, giảm 42,8% so với cùng kỳ năm 2012 và làm thiệt hại tài sản trị giá 881,5 triệu đồng. Trong đó: Tai nạn giao thông đường bộ (chưa kể va chạm) là 88 vụ, làm chết 64 người, bị thương 51 người. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 03 vụ, làm chết 03 người. Giao thông đường thuỷ không xảy ra vụ tai nạn nào.
Tình hình khám chữa bệnh: Tính đến ngày 31/5/2013 tổng số lượt khám bệnh có 1.214 nghìn lượt người, (trong đó BHYT có 652.419 lượt chiếm 53,71%), tăng 4,21% so với cùng kỳ năm 2012.
Điều trị nội trú: tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị là: 99.481 người, (trong đó BHYT có 69.785 người chiếm 70,15 %,), tăng 8,29% so với cùng kỳ năm 2012. Chia ra các tuyến sau:
Công suất sử dụng giường bệnh: Toàn ngành y tế đạt 121,07 %, giảm 3,86 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện tuyến thành phố đạt 143,5 %; tuyến quận, huyện đạt 129,99 %; Bệnh viện tư đạt 83,72%.
Tình hình phẫu thuật: tổng số phẫu thuật là 26.458 trường hợp, trong đó phẫu thuật đặc biệt và loại I là 7.317 trường hợp.
Đà Nẵng hiện đang có hai bệnh truyền nhiễm có số ca mắc cao và kéo dài đó là bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Tính đến ngày 02/6/2013, toàn thành phố ghi nhận: 681 trường hợp sốt xuất huyết (tăng 650 trường hợp so với cùng kỳ năm 2012), không có trường hợp tử vong và 1.185 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2012. Các bệnh truyền nhiễm khác như: tả, liên cầu lợn, cúm A (H5N1), cúm A(H7N9) không ghi nhận ca bệnh.
  • Công tác Phòng chống tệ nạn xã hội
Năm tháng đầu năm 2013, thành phố phát hiện 51 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó 27 người là người Đà Nẵng. Có 17 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và có 04 trường hợp tử vong do AIDS. Lũy kế số trường hợp phát hiên nhiễm HIV đến 31/5/2013 là 1.610 người, trong đó 702 bệnh nhân AIDS và 404 ca tử vong do AIDS. Thành phố tiếp tục triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tính đến 31/5/2013 đang điều trị cho 246 bệnh nhân trong đó tại cơ sở quận Thanh Khê: 131 bệnh nhân và cơ sở quận Hải Châu: 115 bệnh nhân.
  • Lĩnh vực du lịch
Sở Văn Hóa-Thể Thao & Du Lịch TP. Đà Nẵng đã phối hợp với Tổng cục Du lịch thẩm định và tái thẩm định hạng 09 khách sạn hạng 3 sao; tiến hành thẩm định mới 04 khách sạn hạng 1-2 sao, kiểm tra 02 khách sạn theo đề nghị của TCDL.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, đã có 29 khách sạn đưa vào hoạt động với 877 phòng (trong đó 02 k/s tương đương 3-5 sao, 27 k/s tương đương 1-2 sao) nâng tổng số khách sạn trên địa bàn thành phố lên 355 khách sạn với 11.447 phòng, trong đó có 54 khách sạn 3-5 sao và tương đương, với 5.323 phòng, 301 khách sạn 1-2 sao với 6.124 phòng; có 5 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa đưa vào hoạt động, nâng tổng số các đơn vị lữ hành lên 140 đơn vị (trong đó có 82 đơn vị quốc tế); xét cấp 88 thẻ hướng đãn viên, (trong đó có 44 thẻ HDV quốc tế) nâng tổng số HDV lên 1.172 (trong đó có 694 HDV quốc tế).
Công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch được thành phố chú trọng với việc tổ chức thành công các sự kiện lớn năm 2013: Đường Hoa Xuân Đà Nẵng, Cuộc thi Ảnh đẹp Du lịch Đà Nẵng lần 2, Cuộc thi Trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng với chuỗi liên hoàn các hoạt động phụ trợ đặc sắc và tiếp tục tổ chức chương trình âm nhạc đường phố trong năm 2013; hình thành sản phẩm dịch vụ tại bán đảo Sơn Trà, tour câu cá kết hợp với ngắm biển đêm, khai trương tour du lịch đường sông. Bên cạnh đó việc đưa vào khai trương Tuyến cáp treo Bà Nà thứ 3 đạt 4 kỷ lục và khánh thành cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý đã thực sự tạo nên được điểm nhấn cho các sản phẩm du lịch của thành phố, tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng./.

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn