(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

 

 

Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 7 năm 2013
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 05/08/2013 Lượt xem: 19

Theo báo cáo kinh tế xã hội tháng 7 - 2013 của Cục Thống kê Đà Nẵng

  • Công nghiệp
* Chính thức tháng 6 năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố Đà Nẵng tăng 9,84% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai thác giảm 21,27%; ngành công nghiệp chế biến tăng 11,60%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 6,58%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước.
* Ước tính tháng 7/2013 so với tháng trước, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 0,22%, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 3,68%; công nghiệp chế biến tăng 0,06%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,34%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 1,81 % so với tháng 6/2013.
* Tháng 7/2013 so với cùng kỳ năm trước, ước chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,05%, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ giảm 8,95%; công nghiệp chế biến tăng 10,43%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 10,67%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 7,53% so với tháng 7 năm 2012.
* Ước tính 7 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,69%, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ giảm 14,61%; công nghiệp chế biến tăng 11,53%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 10,71%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 3,19% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành có tốc độ phát triển khá so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất trang phục tăng 21,78%, SX giày dép tăng 104,74%, Sản xuất kim loại tăng 39,73%, SX sản phẩm điện tử tăng 73,28%, sản xuất đồ chơi tăng 48,28%... Song bên cạnh đó cũng còn một số ngành SX giảm sút cụ thể là: Khai thác đá giảm 14,61%, ngành khoáng phi kim loại giảm 33,93%, SX phụ tùng xe có động cơ giảm 32,01%...
Ước tính 7 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước, có một số sản phẩm có sản lượng tăng khá như: giày, dép tăng 104,74%, Thép thỏi tăng 39,03%, sản phẩm điện tử tăng 73,28%, đồ chơi tăng 48,28%... và cũng có một số sản phẩm bị giảm sút như: mực đông lạnh giảm 45,45%, vải dệt thoi giảm 33,63%, bê tông tươi giảm 45,28%, cấu kiện nhà lắp sẵn giảm 27,85%, bộ dây đánh lửa cho xe ô tô giảm 32,01%...
Một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá như: Công ty CP sản xuất thương mại Hữu nghị (giày Hữu nghị) có sản phẩm giầy tăng 104,74%, Công ty CP thép Đana-ý từ tháng 3 năm 2013 đã ký được hợp đồng xuất khẩu phôi thép nên sản lượng phôi thép tăng đột biến, Công ty TNHH điện tử Việt-Hoa tăng 73,28% so với cùng kỳ.… Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp trong tháng 6/2013 có tốc độ tăng trưởng chậm như: Công ty cổ phần dệt đầu tư Phong Phú Sơn Trà từ tháng 5/2013 đến nay chưa không ký được hợp đồng nên tạm ngừng sản xuất, chỉ tiêu thụ sản phẩm tồn kho, Công ty công trình đô thị (khai thác đá xây dựng) tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi như: Công ty cổ phần Bê tông Đăng Hải, Công ty cổ phần Pacific Dinco, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Phước Yên đều giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước.
  • Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Diện tích lúa Vụ Hè Thu (Mùa) năm 2013 đã gieo sạ được 2.523 ha. Cơ cấu giống có sự thay đổi tích cực, giống dài ngày chiếm 75%, giống ngắn ngày chiếm 25%. Giống chính là NX30, Xi23; ngoài ra tùy theo điều kiện từng địa phương bố trí các giống khác như HT1, BC15, TBR45, KD18, Q5, BT7, ĐT34, nếp 87, NP2, SH2, QN2.
Hiện nay các loại cây hàng năm vụ Hè thu (Mùa) đã gieo trồng khoảng 60% diện tích theo kế hoạch năm 2013, hiện bà con tiếp tục triển khai xuống giống, số lượng cây đã gieo trồng phát triển khá tốt, sâu bệnh trên cây trồng được kiểm soát. Tình hình hạn hán không đáng kể, nguồn nước tưới được đảm bảo.
* Chăn nuôi: Tính tại thời điểm 01/4/2013, số lượng vật nuôi có trên địa bàn như sau: Trâu: 1.940 con, tăng 107 con so với thời điểm 01/4/2012; Bò: 12.837 con, giảm 617 con so với thời điểm 01/4/2012; Lợn: 62.005 con, tăng 3.160 con so với thời điểm 01/4/2012; Gia cầm: 435.165 con, giảm 69.005 con so với thời điểm 01/4/2012.
Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật tiến hành chặt chẽ, không xảy ra dịch bệnh trên gia súc gia cầm. Công tác tiêm phòng đã được tăng cường và giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và có biện phát xử lý kịp thời. Hiện nay, tất cảc các loại vật nuôi trên địa bàn đều phát triển bình thường.
Ước tính 7 tháng năm 2013, trên toàn địa bàn đã tiêm phòng 3.610 con heo; 10.005 trâu, bò và 58.250 gia cầm.
  • Lâm nghiệp
Tháng 7/2013 khu vực Đà Nẵng thời tiết nắng nóng hanh khô, đã xảy ra 5 vụ cháy với diện tích 7,7 ha trong đó: 5,2 ha cháy cây bụi, lau lách và 2,5 ha rừng trồng.
Trong tháng 7/2013, ngành lâm nghiệp đã tổ chức 23 đợt truy quét tại rừng, lập biên bản 12 vụ vi phạm hành chính, xử lý 15 vụ phạt tiền 33,5 triệu đồng và tịch thu một số lâm sản có giá trị.
  • Thuỷ sản
Trong tháng tình hình hoạt động khai thác hải sản của các đội tàu cá Đà Nẵng thuận lợi. Số chuyến thuyền và thời gian khai thác đội tàu cá được bảo đảm. Các đội tàu khai thác xa bờ như: lưới cản, lưới vây, chụp mực đạt sản lượng khá cao, trong đó hiệu quả nhất là đội tàu nghề lưới cản, lưới vây. Các đội tàu khai thác vùng ven bờ, lộng như te xú, mành chụp cũng đạt hiệu quả khá.
Hoạt động khai thác thuỷ sản trong tháng 7/2013, ước đạt 3.856 tấn, lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 22.494 tấn, bằng 61,63% so với kế hoạch năm 2013 và tăng 11,67% so với cùng kỳ năm 2012.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn cũng khá thuận lợi, sản lượng nuôi trồng trong tháng 7/2013 ước đạt 48,1 tấn cá, 12 tấn tôm, lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 637,1 tấn cá 62,1 tấn tôm. Sản xuất tôm giống trong tháng 7/2013 ước đạt 12 triệu con, lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 ước đạt 62 triệu con, tăng 47,62% so cùng kỳ năm trước.
Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản không xảy ra, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh.
  • Thực hiện vốn đầu tư
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trong tháng 6/2013 thực hiện được 346.740 triệu đồng, tăng 104,84% so với tháng trước, giảm 63,59% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: từ vốn cân đối ngân sách tỉnh: 74.570 triệu đồng, chiếm 21,51%; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu 24.864 triệu đồng, chiếm 7,17%; vốn nước ngoài: 232.945 triệu đồng, chiếm 67,18%; từ nguồn vốn khác 10.396 triệu đồng, chiếm 3%; từ ngân sách quận (huyện) 3.965 triệu đồng, chiếm 1,14% so với tổng số .
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2013 vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 1.811 tỷ đồng, giảm 49,11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: từ vốn cân đối ngân sách tỉnh 560.232 triệu đồng, chiếm 30,93%; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu 104.110 triệu đồng, chiếm 5,75%; vốn nước ngoài: 884.693 triệu đồng, chiếm 48,85%; từ nguồn xổ số kiến thiết 66.115 triệu đồng, chiếm 3,65%; vốn khác 169.201 triệu đồng, chiếm 9,34%; từ ngân sách quận (huyện) 26.759 triệu đồng, chiếm 1,48% so với tổng số.
Nhìn chung tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt thấp so với cùng kỳ cũng như so với kế hoạch, do ngân sách thành phố gặp khó khăn. Dự kiến 7 tháng năm 2013, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn của Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 2.221 tỷ đồng, bằng 48,73% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt 41,57% so kế hoạch năm 2013. Trong đó: nguồn cân đối ngân sách: 646 tỷ đồng, bằng 21,40% so với cùng kỳ năm trước; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu 133 tỷ đồng, tăng 80,92% so với cùng kỳ năm 2012; vốn nước ngoài: 1.153 tỷ đồng, tăng 102,74% so với cùng kỳ năm trước.
* Tình hình một số công trình trọng điểm năm 2013:
+ Trung tâm hành chính thành phố: Tính từ khi khởi công đến 15/7/2013 công trình đã thực hiện được 786.127 triệu đồng, đạt 45,4% so với tổng mức đầu tư. Riêng năm 2013 (1/1 đến 15/7) thực hiện được 327.564 triệu đồng, chủ yếu là gói thầu xây lắp phần thân hoàn thiện chiếm 71,6% khối lượng hoàn thành. Khối lượng hoàn thành trong tháng là 114.500 triệu đồng.
+ Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến 15/7/2013 công trình đã thực hiện được 43.084 triệu đồng, đạt 13% so với tổng mức đầu tư. Riêng năm 2013 (1/1 đến 15/7) thực hiện được 40.938 triệu đồng, chủ yếu là phần móng thân hoàn thiện chiếm 99,8% khối lượng hoàn thành. Khối lượng hoàn thành trong tháng là 4.321 triệu đồng.
+ Cầu Nguyễn Tri phương và đường Nguyễn tri phương nối dài đi Hòa Quí: Cả hai hạng mục công trình đã hoàn thành đang nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng. Tổng khối lượng thực hiện từ lúc khởi công đến thời điểm cuối tháng 6/2013 là 1.210 tỷ đồng.
+ Đường vành đai phía nam và 2 cầu trên tuyến (Cầu Cổ cò và cầu Hòa Phước): Tính từ khởi công đến 30/6/2013 đường vành đai phía nam và cầu Hòa Phước đã thực hiện được 503.100 triệu đồng, đạt 50,1% giá trị hợp đồng. Riêng năm 2013, tính đến 30/6 thực hiện được 135.728 triệu đồng.
  • Vận tải
* Doanh thu:
Doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn thành phố tháng 7/2013 ước đạt 407,1 tỷ đồng, tăng 10,1% so so cùng kỳ năm 2012; trong đó: loại hình vận tải hành khách tăng 18,5% so tháng 7/2012, vận tải hàng hóa tăng 2,8%, nhóm dịch vụ vận tải tăng 34,9% (tăng cao là do một số Công ty trực tiếp vận tải hàng hóa chuyển sang dịch vụ cho thuê tàu biển).
Doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn thành phố trong 7 tháng năm 2013 ước đạt 3.047 tỷ đồng, tăng 11,9% so cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2012, trong đó: loại hình vận tải hành khách đạt 1.031 tỷ đồng, tăng 21,6%; vận tải hàng hóa đạt 1.445 tỷ đồng, tăng 2,9%; nhóm dịch vụ vận tải đạt 570 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
* Sản lượng:
Khối lượng luân chuyển hành khách tháng 7/2013 ước đạt 120,5 triệu HK.KM, tăng 12,6% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 152,1 triệu T.KM, tăng 8,7% so cùng kỳ năm 2012.
Ước tính 7 tháng năm 2013, tổng sản lượng hành khách luân chuyển đạt 1.101,1 triệu HK.KM, tăng 8,1% so cùng kỳ năm trước; hàng hóa luân chuyển đạt 2.220,5 triệu T.KM, bằng 95,5% so 7 tháng năm 2012. Nguyên nhân giảm là do một số Công ty vận tải hàng hóa đường biển chuyển sang làm dịch vụ cho thuê tàu.
* Hàng hoá thông qua cảng:
Sản lượng hàng hóa tháng 6/2013 thông qua Cảng là: 453 nghìn tấn, tăng 25,79% so với tháng 6 năm 2012. Trong đó: hàng nhập khẩu đạt 130 nghìn tấn, tăng 71% so với tháng 6 năm 2012; hàng xuất khẩu đạt 190 nghìn tấn, tăng 27,88% so tháng 6 năm 2012 và hàng nội địa đạt 132 nghìn tấn, bằng 98% so với tháng 6 năm 2012. Hàng container đạt 190 nghìn tấn, tăng 31,86% cùng kỳ năm trước.
Tổng hợp 6 tháng đầu năm 2013, sản lượng thực hiện được 2.372 nghìn tấn, tăng 6,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nhập khẩu đạt 601 nghìn tấn, tăng 49,3%; hàng xuất khẩu đạt 1.098 nghìn tấn, tăng 5,7%; hàng nội địa đạt 673 nghìn tấn, bằng 84,8% so cùng kỳ năm 2012. Dự tính sản lượng hàng hóa tháng 7 năm 2013, thông qua cảng là 420 nghìn tấn, bằng 97,6% so cùng kỳ năm trước.
Ước tính 7 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 2.792nghìn tấn, tăng 4,8% so cùng kỳ năm trước.
  • Thương mại
Lưu chuyển hàng hoá: Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 7/2013 đạt 5.252 tỷ đồng, tăng 1,19% so tháng trước và tăng 22,4% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 13,51% so cùng kỳ). Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 595 tỷ đồng, chiếm 11,33% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 1,57% so tháng trước, tăng 5,33% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân đạt 2.848 tỷ đồng, chiếm 54,23% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 0,41% so tháng trước, tăng 22,98% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể đạt 1.666 tỷ đồng, chiếm 31,73% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 2,34% so tháng trước, tăng 25,3% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 142 tỷ đồng, chiếm 2,7% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 1,79% so tháng trước, tăng 78,96% so cùng kỳ.
* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 7 tháng đầu năm 2013 đạt 35.170tỷ đồng, tăng 21,03% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 12,21% so cùng kỳ năm trước). Trong đó: Kinh tế nhà nước dự ước đạt 3.912 tỷ đồng, chiếm 11,12% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 1,15% so cùng kỳ; Kinh tế tư nhân dự ước đạt 19.548 tỷ đồng, chiếm 55,58% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 26,71% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể dự ước đạt 10.859 tỷ đồng, chiếm 30,88% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 17,8% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 844 tỷ đồng, chiếm 2,4% so tổng mức bán chung của thành phố, tăng 56,37% so cùng kỳ năm trước.
Trong tổng mức bán lẻ: Thương nghiệp là nhóm ngành chiếm lớn nhất chiếm 73,26% so tổng mức, tăng 20,68% so cùng kỳ; Khách sạn, nhà hàng chiếm 11,41% tổng mức, tăng 26,48% so cùng kỳ; Du lịch chiếm 1,19% tổng mức, tăng 31,55% so cùng kỳ; Dịch vụ (trong đó chiếm tỷ lệ lớn là dịch vụ chuyên môn, khoa học công nghệ và dịch vụ tư vấn) chiếm 14,14% tổng mức, tăng 17,91% so cùng kỳ năm 2012.
  • Về ngoại thương:
Xuất khẩu: Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 năm 2013 đạt 83,35 triệu USD, tăng 1,82% so tháng trước và tăng 6,74% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước tăng 1,08% so tháng trước và tăng 2,31% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,79% so tháng trước và tăng 10,94% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế tư nhân tăng 0,19% so tháng trước và tăng 1,55% so cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ năm 2012:
+ Hàng nông lâm sản ước đạt 0,5 triệu USD, chiếm 0,6%, tăng 237,84,2%;
+ Hàng thủy hải sản ước đạt 12,43 triệu USD, chiếm 14,92% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 3,74%;
+ Hàng CN-TTCN ước đạt 70,41 triệu USD, chiếm 84,48% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP ĐN, tăng 6,77%.
* Ước cộng dồn 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 542,47 triệu USD, tăng 9,36% so cùng kỳ năm trước.
+ Hàng nông lâm sản ước đạt 2,6 triệu USD, chiếm 0,48% so tổng kim ngạch xuất khẩu, bằng 73,64% so cùng kỳ năm trước;
+ Hàng thủy hải sản ước đạt 67,52 triệu USD, bằng 12,45% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP Đà Nẵng, tăng 5,84% so cùng kỳ;
+ Hàng CN-TTCN ước đạt 472,34 triệu USD, bằng 87,07% so tổng kim ngạch xuất khẩu của TP ĐN, tăng 10,18% so cùng kỳ năm 2012.
  • Nhập khẩu
* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 7/2013 là 80,41 triệu USD, tăng 5,52% so cùng kỳ năm trước và tăng 4,55% so tháng trước.
Trong kim ngạch nhập khẩu, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt kim ngạch 34,39 triệu USD, chiếm 42,84% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tăng 8,74% so cùng kỳ và tăng 3,76% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 26,97 triệu USD, chiếm 33,54%, tăng 3,07% so cùng kỳ và tăng 0,78% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 19,074 triệu USD, chiếm 23,69 % so tổng kim ngạch, tăng 3,46% so cùng kỳ và tăng 12,01% so tháng trước.
* Ước kim ngạch nhập khẩu của 7 tháng đầu năm 2013 đạt 554,87 triệu USD tăng 10,78% so cùng kỳ năm trước.
Trong kim ngạch nhập khẩu, khu vực kinh tế tư nhân đạt 218,74 triệu USD chiếm 39,42% và tăng 9,93 so cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 210,46 triệu USD, chiếm 37,93% so tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn và tăng 16,23%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 125,66 triệu USD, chiếm 23,69% kim ngạch nhập khẩu, tăng 4% so cùng kỳ năm trước.
  • Chỉ số giá tiêu dùng
* Chỉ số chung giá tiêu dùng CPI tháng 7/2013 so tháng trước tăng 0,18%. CPI tháng 7/2013 tăng nhẹ so tháng trước, là do các nguyên nhân sau:
- Giao thông tăng 1,26%: Chỉ số của nhóm này tăng chủ yếu là do giá xăng, dầu và giá vé tàu hỏa tăng và nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,25% trong đó: nhóm bảo hiểm y tế tăng 4,65%.
- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,47% trong đó: Giá nước sinh hoạt tháng 7/2013 tăng nhẹ (1,09%). Điện sinh hoạt tăng 1,38%, giá gaz chỉ số tăng 1,66%; giá dầu hỏa tháng này tăng làm chỉ số của nhóm dầu hỏa tăng 0,80%; đã làm chỉ số của nhóm gaz và các loại chất đốt tăng 1,39% so với tháng trước.
- May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,32% trong đó: nhóm vải các loại tăng 1,44%, nhóm giầy, dép tăng 0,23% so với tháng trước.
- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%. Dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 1,43%.
- Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,32%, trong đó: chỉ số của nhóm giải trí tăng 0,50%; chỉ số của nhóm văn hóa giảm 0,09% so với tháng trước.
- Đồ uống và thuốc lá tăng 0,12% so với tháng trước, trong đó: nhóm đồ uống không cồn tăng 0,25%; chỉ số của nhóm rượu bia tăng 0,12%.
- Các nhóm còn lại tương đối ổn định: Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08% do nhóm thuốc kháng sinh cơ bản tăng 0,54%, nhóm thuốc và thiết bị y tế tăng 0,31% so với tháng trước.
- Giáo dục tăng 0,02%; Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,03%; Giá lương thực giảm 0,63% chủ yếu là gạo tẻ thường giảm 1,69%;
+ Giá thực phẩm giảm 0,16% chủ yếu là do: chỉ số của nhóm thịt gia cầm tươi sống giảm 0,13%, chỉ số của nhóm thủy sản tươi sống giảm 0,73% so với tháng trước.
- Bưu chính viễn thông giảm nhẹ so tháng trước (giảm 0,08%).
- Chỉ số giá vàng: Giá vàng 9999 tư nhân trong tháng 7/2013 dao động từ 3.200-3.620 nghìn đồng/chỉ, bình quân 3.432 nghìn đồng/chỉ (bình quân giảm 245 nghìn đồng/chỉ), nên làm cho chỉ số nhóm này giảm 6,72% so với tháng trước.
- Đôla Mỹ: USD ngoại thương chuyển khoản tháng 7/2013 dao động từ 21.036-21.246đ/1 USD, bình quân 21.154đ/1USD (bình quân tăng 127đ/USD) so với tháng trước tác động làm chỉ số giá của tháng này tăng 0,60% so với tháng trước.
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2013 so với tháng 12/2012 tăng 5,10%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 65,83%, kế đến là nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 4,57%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,16%; nhóm Ăn uống ngòai gia đình tăng 4,17%. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 4,20% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,47 so với tháng 12 năm 2012.
Giá vàng giảm 27,11%, giá USD tăng 1,35% so với tháng 12 năm 2012.
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2013 so với tháng 7/2012 tăng 8,89%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 73,68%, kế đến là nhóm Giáo dục tăng 18,49%; nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 9,07%; Giao thông tăng 8,91%; nhóm Ăn uống ngòai gia đình tăng 5,20% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 3,11% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,59 so với tháng 7 năm 2012.
Giá vàng giảm 17,94%, giá USD tăng 1,08% so với cùng kỳ năm trước.
* Chỉ số giá tiêu dùng so với bình quân 7 tháng đầu năm 2013 so cùng kỳ năm 2012 tăng 8,82%. Mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước (tăng 11,10%). Chỉ số giá phần lớn các nhóm hàng giảm so với chỉ số giá chung bình quân cùng kỳ. Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung như: nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 75,02%, nhóm giáo dục tăng 19,74%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 10,45%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lương thực giảm 1,93%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,65% so cùng kỳ.
Giá vàng giảm so cùng kỳ là 6,34%, giá Đô la Mỹ tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước.
  • VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Ngày 16 tháng 7 năm 2013, Sở GD-ĐT thành phố Đà Nẵng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố năm học 2013-2014. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2013-2014 tuyển 280 chỉ tiêu. Các trường THPT khác trên địa bàn có 8.235 học sinh trúng tuyển.
Ngày 17/7/2013, Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng đoàn "Hành trình đỏ" tổ chức ngày hội hiến máu "Trái tim sông Hàn", thu hút gần 1.700 tình nguyện viên, hội viên Hội Chữ thập đỏ, đoàn viên thanh niên các cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công nhân, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu, kết quả thu được 1.249 đơn vị máu.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố Đà nẵng có 736 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 703 ca so với cùng kỳ năm ngoái 33 ca. Trong đó: bệnh nhân dưới 15 tuổi chiếm 33,24% (224 ca), 2 ca bệnh nặng và không có trường hợp tử vong. Nguyên nhân số ca mắc những tháng đầu năm 2013 tăng cao do thời gian này là điểm tiếp nối diễn biến bệnh sốt xuất huyết của những tháng cuối năm 2012. Số ca mắc giảm dần từ tháng 2/2013 và giảm rõ rệt vào các tháng 4, 5, 6/2013. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra thường có chu kỳ 3-5 năm/lần nhưng do biến đối khí hậu nên tính chất chu kỳ của bệnh không còn nữa, số ca mắc tăng cao bất thường và nguy cơ xảy ra dịch rất lớn vì vậy ngành Y tế tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, phối hợp Hội Chữ thập đỏ tuyên truyền giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức và thực hành của người dân về phòng - chống bệnh, diệt bọ gậy, loăng quăng tại 1.000 tổ dân phố và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại 180 tổ dân phố có nguy cơ bùng phát dịch vào cuối năm 2013./.

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn