(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng tháng 8 năm 2013
Người đăng tin: Quản trị Ngày đăng tin: 16/09/2013 Lượt xem: 17

Nguồn: Báo cáo KTXH tháng 8 - Phòng Tổng Hợp - Cục Thống kê Đà Nẵng

Chính thức tháng 7 năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố tăng 9,22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai thác bằng 96,56%; ngành công nghiệp chế biến tăng 10,16%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2012 như: ngành sản xuất giày dép tăng 90,24%; sản xuất kim loại 45,17%; sản xuất sản phẩm điện tử tăng 43,17%; chế biến chế tạo khác (sản phẩm đồ chơi trẻ em) tăng 61,67%... Một số ngành giảm mạnh so với cùng kỳ như: dệt giảm 52,42%; sản phẩm khoáng phi kim loại giảm 33,88%; sản xuất xe có động cơ giảm 21,01%...

* Ước tính tháng 8/2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp bằng 100,28% so với tháng trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 7,95%; công nghiệp chế biến bằng 98,32%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 7,44%; sản xuất nước và xử lý rác thải bằng 100,20% so với tháng 7/2013. Các ngành công nghiệp chế biến chủ lực của thành phố như: chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm kim loại đúc sẵn, công nghiệp chế biến chế tạo khác … giảm so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm 2012, ước chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8/2013 tăng 9,42%, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 83,63%; công nghiệp chế biến tăng 10,29%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 9,31%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 2,36% so với tháng 8/2012.

* Ước tính 8 tháng đầu năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công tăng 10,40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 85,78%; công nghiệp chế biến tăng 11,32%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 10,02%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 2,91% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành có tốc độ phát triển khá so với cùng kỳ: sản xuất trang phục tăng 17,06%, SX giày dép tăng 100,67%; sản xuất kim loại tăng 35,22%; SX sản phẩm điện tử tăng 67,35%; sản xuất đồ chơi tăng 22,23%... Một số ngành SX giảm như: Khai thác đá giảm 14,42%; ngành khoáng phi kim loại giảm 32,84%; SX phụ tùng xe có động cơ giảm 30,77%...

Ước tính 8 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước, có một số sản phẩm có sản lượng tăng khá như: giày, dép tăng 100,67%; thép thỏi tăng 36,92%; sản phẩm điện tử tăng 67,35%; đồ chơi tăng 104,35%... và có một số sản phẩm có sản lượng giảm như: Cá phi lê và các loại thịt cá khác tươi ước lạnh giảm 62,23%; mực đông lạnh giảm 50,95%; vải dệt thoi giảm 36,31%; bê tông tươi giảm 45,26%; cấu kiện nhà lắp sẵn giảm 35,56%; bộ dây đánh lửa cho xe ô tô giảm 30,77%... so với cùng kỳ năm trước.

Những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá là: Công ty CP sản xuất thương mại Hữu nghị (giày Hữu nghị) có sản phẩm giày tăng 100,67% so với cùng kỳ năm trước, Công ty CP thép Đana-ý từ tháng 3 năm 2013 đã ký được hợp đồng xuất khẩu phôi thép nên sản lượng phôi thép tăng đột biến, Công ty TNHH điện tử Việt-Hoa tăng 67,35% so với cùng kỳ năm trước, Công ty Matrix Việt Nam sản xuất đồ chơi trẻ em trong tháng 6 và tháng 7/2013 đã có hợp đồng mới nên sản lượng tăng đột biến.… Bên cạnh đó còn một số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm như: Công ty cổ phần dệt đầu tư Phong Phú Sơn Trà từ tháng 5/2013 đến nay chưa không ký được hợp đồng nên tạm ngừng sản xuất, Công ty công trình đô thị (khai thác đá xây dựng) tạm ngừng hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi có sản lượng bê tông tươi giảm mạnh (Công ty cổ phần Bê tông Đăng Hải, Công ty cổ phần Pacific Dinco, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Phước Yên).

* Trồng trọt: Diện tích lúa gieo trồng năm 2013 trên địa bàn thành phố ước đạt 5.424 ha, bằng 91,26% và năng suất ước đạt 59,7 tạ/ha, bằng 99,87% so với năm 2012, trong đó: diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2.928 ha, năng suất đạt 60,97 tạ/ha; diện tích gieo trồng vụ Hè Thu (mùa) ước thực hiện 2.496 ha, năng suất ước đạt 57,9 tạ/ha. Cơ cấu giống gieo trồng trong năm 2013 có sự thay đổi tích cực, giống dài ngày chiếm 75%, giống ngắn ngày chiếm 25%. Giống chính là NX30, Xi23; ngoài ra tùy theo điều kiện từng địa phương bố trí các giống khác như: HT1, BC15, TBR45, KD18, Q5, BT7, ĐT34, nếp 87, NP2, SH2, QN2.

Trong năm 2013, diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác như: ngô ước 651 ha, năng suất ước đạt 59,1 tạ/ha; diện tích bằng 106,72% và năng suất bằng 102,76% so với năm 2012; khoai lang ước 366 ha, năng suất ước đạt 62,6 tạ/ha; diện tích bằng 111,59% và năng suất bằng 101,7% so với năm 2012; lạc ước 624 ha, năng suất ước đạt 21,6 tạ/ha, sắn 183 ha…

Đến nay, các cây trồng vụ Hè Thu đang phát triển tốt. Trên các cánh đồng chuột gây hại không đáng kể, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại trên các trà lúa chính vụ với mật độ trung bình 5-10 con/m2. Ngoài ra còn có một số đối tượng khác: sâu keo, ruồi đục nõn, sâu đục thân, sâu phao,… xuất hiện rải rác với mật độ, tỷ lệ thấp.

* Chăn nuôi: Ước đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến cuối tháng 8/2013 như sau: Trâu: 1.930 con, bằng 100,31% so với thời điểm 01/10/2012; Bò: 13.246 con, bằng 99,92%; Lợn: 52.799 con, bằng 87,58%; Gia cầm: 353.771 con, bằng 88,97% so với thời điểm 01/10/2012.

Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật được tiến hành chặt chẽ; Công tác tiêm phòng đã được tăng cường và giám sát tình hình dịch bệnh đến tận thôn, tổ, hộ gia đình chăn nuôi nhằm phát hiện sớm và có biện phát xử lý kịp thời. Hiện nay, tất cả các loại vật nuôi trên địa bàn đều phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Ước tính tháng 8 năm 2013, trên địa bàn thành phố đã kiểm soát giết mổ hơn 32.552 con heo; 1.706 con trâu, bò và 68.267 gia cầm. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2013 thành phố đã kiểm soát giết mổ ước đạt 258.976 con heo; 13.675 con trâu, bò và 556.326 gia cầm.

Công tác tiêm phòng trên toàn địa bàn trong 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 3.610 con heo; 10.005 trâu, bò và 58.250 gia cầm.

Tháng 8/2013 khu vực Đà Nẵng thời tiết có mưa rải rác nhưng vẫn nắng nóng hanh khô ở một số ngày, cơ quan chuyên ngành cũng đã thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra phòng cháy chữa cháy rừng nên đã hạn chế tình trạng cháy rừng. Trong 8 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 06 vụ cháy rừng với tổng diện tích 9,9 ha trong đó 5,2 ha cây bụi, lau lách và 4,7 ha rừng trồng.

Riêng tháng 8/2013, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức 35 đợt truy quét tại rừng, lập biên bản 13 vụ vi phạm hành chính, xử lý 14 vụ, phạt tiền 38,6 triệu đồng, tịch thu và thả lại rừng một số lâm sản có giá trị khác. Như vậy, kết quả thực hiện từ đầu năm đến nay, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức 215 đợt truy quét tại rừng, lập biên bản 103 vụ vi phạm hành chính, xử lý 95 vụ, phạt tiền 366,95 triệu đồng, tịch thu và thả lại rừng một số lâm sản có giá trị khác.

Từ đầu năm đến nay tình hình hoạt động thủy sản có nhiều thuận lợi. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng trên địa bàn năm 2013 ước đạt 35.511 tấn, tăng 5,75% so với năm 2012. Trong đó: sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 34.769 tấn, tăng 5,85% và sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 742 tấn, tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong tháng 8/2013, nhìn chung các nghề khai thác cá nổi, khai thác xa bờ như lưới cản, lưới vây hoạt động khai thác chỉ đạt trung bình do ngư trường hoạt động ít cá và tình hình thời tiết biển nhiều ngày có gió lớn (do ảnh hưởng 2 cơn bão số 5 và số 6) nên thời gian khai thác các đội tàu giảm hơn so với tháng trước.

Sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 8/2013 ước đạt 3.351 tấn, trong đó: khai thác biển ước đạt 3.329 tấn, giảm 504 tấn so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 25.845 tấn (khai thác biển ước đạt 25.762 tấn), tăng 11,44% so với cùng kỳ năm 2012 và bằng 70,81% so với kế hoạch năm 2013.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thành phố đến nay đã thu hoạch khoảng 90% trên tổng diện tích nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng trong tháng 8/2013 ước đạt 2 tấn cá, 20 tấn tôm, lũy kế 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 639 tấn cá, 82 tấn tôm.

Sản xuất tôm giống tháng 8/2013 ước đạt 4 triệu con, lũy kế 8 tháng đầu năm 2013 ước đạt 66 triệu con.

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản không xảy ra, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh.

* Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý tháng 7/2013 thực hiện được 1.085 tỷ đồng, tăng 212,93% so với tháng trước tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh chiếm 99,63%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện chiếm 0,37%.

+ Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh: đạt 13.887 triệu đồng, chiếm 1,29%; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu: 17.502 triệu đồng, chiếm 1,62%; vốn nước ngoài: 147.783 triệu đồng, chiếm 13,67%; từ nguồn vốn khác: 901.892 triệu đồng, chiếm 83,42% trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

+ Thực hiện vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước cấp huyện: đạt 4.004 triệu đồng.

* Lũy kế 7 tháng đầu năm 2013 vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 2.896 tỷ đồng, đạt 43,11% so với kế hoạch, giảm 36,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh chiếm 98,94%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện chiếm 1,06%.

+ Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh: thực hiện 574.119 triệu đồng, chiếm 20,04%; vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu: 121 tỷ đồng, chiếm 4,24%; vốn nước ngoài: 1.032 tỷ đồng, chiếm 36,03%; từ nguồn xổ số kiến thiết: 66.115 triệu đồng, chiếm 2,31%; vốn khác: 1.071 tỷ đồng, chiếm 37,38% trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh.

+ Thực hiện vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước cấp huyện: là 30.763 triệu đồng.

* Dự kiến 8 tháng đầu năm 2013, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn của Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 3.479 tỷ đồng, giảm 37,16% so với cùng kỳ, trong đó: nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 3.461 triệu đồng, giảm 37,28% so với cùng kỳ; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện: 36.152 triệu đồng, giảm 23,21% so với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương trong 8 tháng đầu năm 2013 thực hiện thấp so với cùng kỳ cũng như so với kế hoạch 2013, do ngân sách thành phố gặp khó khăn. Nhiều công trình phải dãn tiến độ thi công do vốn đầu tư trên địa bàn giảm so với cùng kỳ năm trước, để đảm bảo tiến độ đầu tư thành phố đã phải huy động từ các nguồn vốn khác.

* Tình hình một số công trình trọng điểm năm 2013:

+ Trung tâm hành chính thành phố: Tính từ khi khởi công đến ngày 15/8/2013 công trình đã thực hiện được 851 tỷ đồng, đạt 49,2% so với tổng mức đầu tư. Riêng năm 2013 (tính từ ngày 01/1 đến 15/8/2013) thực hiện được 393 tỷ đồng. Khối lượng hoàn thành trong tháng 7/2013 là 65.345 triệu đồng, toàn bộ là của gói thầu xây lắp phần thân hoàn thiện.

+ Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến ngày 15/8/2013 công trình đã thực hiện được 47.597 triệu đồng, đạt 14,4% so với tổng mức đầu tư. Riêng năm 2013 (tính từ ngày 01/1 đến 15/8/2013) thực hiện được 45.451 triệu đồng, chủ yếu là phần móng thân hoàn thiện chiếm 99,8% khối lượng hoàn thành. Khối lượng hoàn thành trong tháng 7/2013 là 4.513 triệu đồng.

+ Cầu Nguyễn Tri Phương và đường Nguyễn Tri Phương nối dài đi Hòa Quí: Cả hai hạng mục công trình này đã hoàn thành và đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Tổng khối lượng thực hiện từ lúc khởi công đến thời điểm cuối tháng 6/2013 là 1.209 tỷ đồng.

+ Đường vành đai phía nam và 2 cầu trên tuyến (Cầu Cổ cò và cầu Hòa Phước): Tính từ khởi công đến ngày 05/8/2013 đường vành đai phía nam và cầu Hòa Phước đã thực hiện được 674.072 triệu đồng, đạt 69,15% so với giá trị hợp đồng. Riêng năm 2013, tính đến ngày 05/8/2013 thực hiện được 359.505 triệu đồng, trong tháng 7/2013 thực hiện 117.963 triệu đồng.

+ Ban quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng: Đến nay, đã thực hiện đền bù và bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 (328 ha) đạt tỷ lệ 94% (tương đương 310ha). Ngoài ra, giải tỏa khu mở rộng 64 ha đạt tỷ lệ 8%, giải tỏa giai đoạn 1 tuyến kênh thoát lũ hồ Hòa Trung thực hiện 1.350m, đạt tỷ lệ 67,5%; vệt 35m (giữa đường tránh Hải Vân và KCNC) đạt tỷ lệ 57,4%.

Tháng 8/2013, tổng doanh thu hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải trên địa bàn thành phố ước đạt 419,9 tỷ đồng, tăng 9,1% so so cùng kỳ năm 2012, trong đó: loại hình vận tải hành khách tăng 12,5% so tháng 8/2012, vận tải hàng hóa tăng 1,7%, nhóm dịch vụ vận tải tăng 24,5% (tăng cao là do một số Công ty trực tiếp vận tải hàng hóa chuyển sang dịch vụ cho thuê tàu biển).

Ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm 2013 đạt 3.464 tỷ đồng, tăng 7,4% so cùng kỳ năm 2012, trong đó: loại hình vận tải hành khách tăng 17,4%; vận tải hàng hóa bằng 96,7% so cùng kỳ năm trước; nhóm dịch vụ vận tải tăng 14,6% so cùng kỳ năm trước.

Tháng 8/2013, khối lượng luân chuyển hành khách ước đạt 107,9 triệu HK.KM, tăng 8,6% so cùng kỳ năm trước; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 99,3 triệu T.KM, tăng 1,1% so cùng kỳ năm 2012.

Ước tính 8 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng hành khách luân chuyển đạt 1.208,2 triệu HK.KM, tăng 9,8% so cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 2.319,9 triệu T.KM, bằng 95,5% so cùng kỳ năm 2012.

* Hàng hoá thông qua cảng:

Sản lượng hàng hóa tháng 7/2013 thông qua Cảng là: 453 nghìn tấn, tăng 4,66% so với tháng 7 năm 2012, trong đó: hàng nhập khẩu đạt 118 nghìn tấn, tăng 13,4% so với tháng 7 năm 2012; hàng xuất khẩu đạt 204 nghìn tấn, tăng 10,9% so tháng 7 năm 2012 và hàng nội địa đạt 129 nghìn tấn, bằng 90,2% so với tháng 7 năm 2012. Hàng container đạt 198 nghìn tấn, tăng 28,1% cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2013, sản lượng thực hiện được 2.792 nghìn tấn, tăng 5,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nhập khẩu đạt 710 nghìn tấn, tăng 41,9%; hàng xuất khẩu đạt 1.306 nghìn tấn, tăng 6,5%; hàng nội địa đạt 776 nghìn tấn, bằng 85,6% so cùng kỳ năm 2012.

Dự tính sản lượng hàng hóa 8 tháng đầu năm 2013, thông qua cảng 3.192 nghìn tấn, tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2012.

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 8/2013 đạt 5.292 tỷ đồng, tăng 0,89% so tháng trước và tăng 16,02% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 7,23% so cùng kỳ). Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 592 tỷ đồng, tăng 0,63% so tháng trước, tăng 1,91% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 2.857 tỷ đồng, tăng 0,33% so tháng trước, tăng 12,05% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 1.701 tỷ đồng, tăng 2,08% so tháng trước, tăng 26,72% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 140 tỷ đồng, bằng 99,05% so tháng trước (ước giảm so tháng trước là do lưu trú tại các DN khách sạn giảm so tháng trước), tăng 60,96% so cùng kỳ năm 2012.

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 8 tháng đầu năm 2013 đạt 40.455 tỷ đồng, tăng 20,33% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 11,51% so cùng kỳ năm trước). Trong đó: Kinh tế nhà nước dự ước đạt 4.498 tỷ đồng, tăng 1,11% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân dự ước đạt 22.404 tỷ đồng, tăng 24,63% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể dự ước đạt 12.561 tỷ đồng, tăng 18,95% so cùng kỳ năm 2012; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 984,286 tỷ đồng, tăng 56,97% so cùng kỳ năm trước.

Trong tổng mức bán lẻ: Doanh thu Thương nghiệp tăng 20,03% so cùng kỳ; Khách sạn, nhà hàng tăng 25,85% so cùng kỳ; Du lịch tăng 22,01% so cùng kỳ; Dịch vụ tăng 15,37% so cùng kỳ.

Từ ngày 8/8 đến 13/8/2013, Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội chợ Quốc tế Đầu tư-Thương mại và Du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây 2013. Hội chợ hoạt động nằm trong chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2013 nhằm mở cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp trong nước và các nước trong tuyến EWEC. Hội chợ có 500 gian hàng của 300 doanh nghiệp, trong đó: Thái Lan 45 doanh nghiệp, Lào 14 doanh nghiệp, Campuchia 01 doanh nghiệp và 235 doanh nghiệp trong nước. Hội chợ đã thu hút gần 150 nghìn lượt khách đến tham quan, mua sắm và vui chơi, doanh số bán hàng trực tiếp tại hội chợ của doanh nghiệp đạt trên 17 tỷ đồng.

Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8 năm 2013 đạt 88,01 triệu USD, bằng 95,63% so tháng trước và tăng 7,99% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước bằng 94,87% so tháng trước và tăng 2,61% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,21% so tháng trước và tăng 14,06% so cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế tư nhân bằng 86,22% so tháng trước và tăng 1,11% so cùng kỳ năm trước.

Ước tính kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2013 giảm so tháng 7/2013, là do trong tháng 7/213 các DN chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu đã tăng giá trị xuất khẩu cao như: Công ty dệt may Hòa Thọ tăng 23%, Công ty dệt may 29/3 tăng 60,2%, Công ty Vinatex tăng 57,6% so với tháng 6/2013, điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2013 tăng cao về lượng.

* Ước cộng dồn 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 637,26 triệu USD, tăng 9,24% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:

+ Hàng nông lâm sản ước đạt 3,37 triệu USD, bằng 88,19% so cùng kỳ;

+ Hàng thủy hải sản ước đạt 82,544 triệu USD, tăng 8,67% so cùng kỳ;

+ Hàng CN-TTCN ước đạt 551,343 triệu USD, tăng 9,48% so cùng kỳ.

* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2013 là 83,69 triệu USD, tăng 6,23% so cùng kỳ năm trước và bằng 95,24% so tháng 7/2013.

Trong kim ngạch nhập khẩu, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt kim ngạch 35,38 triệu USD, tăng 11,32% so cùng kỳ và tăng 3,38% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân ước đạt 28,05 triệu USD, tăng 2,11% so cùng kỳ và bằng 88,84% so tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 20,25 triệu USD, tăng 3,75% so cùng kỳ và bằng 91,76% so tháng trước.

* Ước tính kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2013 là 645,89 triệu USD, tăng 9,83% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân ước đạt 249,74 triệu USD, tăng 7,49 so cùng kỳ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 249,16 triệu USD, chiếm tăng 16,21%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 146,98 triệu USD, tăng 3,99% so cùng kỳ.

Chỉ số chung giá tiêu dùng CPI tháng 8/2013 so tháng trước tăng 0,31%, trong đó: khu vực thành thị tăng 0,31%, khu vực nông thôn tăng 0,29%. Chỉ số CPI tháng các nhóm hàng cụ thể như sau:

- Giao thông tăng 1,32% với sự tăng giá xăng, dầu vào ngày 17/7/2013.

- Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,53% là do giá điện tăng 0,46%.

- Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,48%.

- Giá lương thực, thực phẩm tăng 0,41%: chủ yếu là gạo tẻ thường tăng 0,71%.

- Ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ 0,02%: Chỉ số giá của nhóm này tăng nhẹ chủ yếu là nhu cầu tiêu dùng nước giải khát tăng.

- May mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,37%.

- Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,37%, trong đó chỉ số của nhóm hàng hóa và dịch vụ cho cá nhân tăng 0,84% so với tháng trước.

- Đồ uống và thuốc lá tăng 0,10%: trong đó mặt hàng rượu mạnh tăng 0,98%.

- Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%: trong đó nhóm dụng cụ y tế tăng 1,12% so với tháng trước.

- Giáo dục tăng 0,02%: trong đó vở, giấy viết tăng 0,44%, văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,96%.

- Bưu chính viễn thông giảm 0,08%: trong đó nhóm thiết bị điện thoại giảm 0,45% so với tháng trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2013 so với tháng 12/2012 tăng 5,43%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 65,88%, kế đến là nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 4,96%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 4,20%; nhóm Ăn uống ngòai gia đình tăng 4,19%. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 3,80% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,55 so với tháng 12 năm 2012.

Giá vàng giảm 26,00%, giá USD tăng 1,52% so với tháng 12 năm 2012.

* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2013 so với tháng 8/2012 tăng 8,79%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 71,46%, kế đến là nhóm Giáo dục tăng 18,33%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 8,53%; Giao thông tăng 9,29%; nhóm Ăn uống ngoài gia đình tăng 4,60% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 2,94% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,68 so với tháng 8 năm 2012.

Giá vàng giảm 16,96%, giá USD tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng so với bình quân 8 tháng đầu năm 2013 so cùng kỳ năm 2012 tăng 8,82%, mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước (8 tháng đầu năm 2012/2011 tăng 10,39%). Những nhóm hàng tăng khá cao so với mức tăng bình quân chung như: nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 74,57%, nhóm giáo dục tăng 19,56%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 10,08%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lương thực giảm 2,06%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,65% so cùng kỳ.

Giá vàng giảm so cùng kỳ là 7,74%, giá Đô la Mỹ tăng 0,35% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 8/2013 thành phố tổ chức nhiều cuộc triển lãm tầm cở khu vực: Triểm lãm Tinh hoa Phật giáo miền Trung và triển lãm Mỹ thuật khu vực miền Trung-Tây nguyên. Cũng trong tháng 8/2013 Đà Nẵng đã tổ chức thành công Cuộc thi Robocon quốc tế khu vực Châu Á Thái bình dương đem lại tiềng vang trong quan hệ quốc tế cho Việt Nam.

Ngày 15/8/2013 là ngày tựu trường tại thành phố Đà Nẵng nhìn chung ngày đầu năm tiết trời khá thuận lợi cho hơn 153 nghìn em học sinh phổ thông bước vào năm học mới.

Đầu tháng 8/2013, thành phố đồng loạt ra quân bảo đảm an toàn giao thông và trật tự đô thị. Đây là đợt ra quân kéo dài 5 tháng, từ 1-8 đến 31-12-2013 nhằm tạo chuyển biến rõ rệt theo chủ đề công tác ATGT năm 2013: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”. Việc đối phó với vấn nạn tai nạn giao thông được chú trọng, lãnh đạo thành phố đến các ngành, địa phương tập trung nỗ lực triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn. Thành phố đã tiến hành bổ sung nhân sự Ban an toàn giao thông, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động của Chính phủ; các ngành, địa phương ra quân hưởng ứng “Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ”; triển khai đồng loạt trên địa bàn thành phố chiến dịch tuyên truyền và cao điểm xử lý vi phạm tốc độ đối với doanh nghiệp vận tải và người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; triển khai tốt các dự án “Sáng kiến cải thiện tình trạng lạm dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện”, “Tăng cường việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em”; các giải pháp chống ùn tắc giao thông trước cổng trường.

Tiếp nối việc hoàn thành đúng tiến độ và mục tiêu dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố và thành phố thông minh, thành phố Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, dự kiến ngày 21/8/2013, thành phố Đà Nẵng sẽ khai trương Mạng đô thị thành phố Đà Nẵng (Danang MAN), Hệ thống kết nối không dây (WIFI) thành phố Đà Nẵng, Trung tâm dữ liệu (Data Center) thành phố Đà Nẵng và Trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Đối với Mạng đô thị thành phố Đà Nẵng, khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ tạo lập một môi trường băng thông rộng (đến 10Gbps) kết nối đến tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố; giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách toàn diện trong quản lý hành chính, hỗ trợ các quy trình tác nghiệp, vận hành và các dịch vụ công tại các cơ quan chính quyền nhằm tăng cường hiệu quả trong việc quản lý hành chính Nhà nước; cung cấp nền tảng cho việc triển khai “Chính quyền điện tử” tại thành phố Đà Nẵng. Trung tâm dữ liệu cho phép các cơ quan Nhà nước cung cấp các dịch vụ cho các bên liên quan cũng như đưa các dịch vụ công điện tử đến với người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả./.

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn