Tình hình kinh tế-xã hội TP. Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2013
(Nguồn báo cáo kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2013 của Cục Thống Kê Đà Nẵng)
Trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn (GRDP) tính theo giá sản xuất (gía gốc so sánh 2010) của thành phố Đà Nẵng ước đạt 29.254 tỷ đồng, tăng 7,18% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,38%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 6,67% và khu vực dịch vụ và thuế nhập khẩu tăng 7,71% so với cùng kỳ năm 2012.
Cơ cấu GDP 9 tháng đầu năm 2013 tính theo giá sản xuất (giá hiện hành) của thành phố Đà Nẵng như sau: khu vực nông, lâm, thủy sản 2,61 % (9 tháng đầu năm 2012 là 2,93%); khu vực công nghiệp, xây dựng 41,68% (9 tháng đầu năm 2012 là 42,06%) và khu vực dịch vụ và thuế nhập khẩu là 55,71% (9 tháng đầu năm 2012 là 55,01%).
Tình hình kinh tế-xã hội các lĩnh vực cụ thể
* Công nghiệp
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP tháng 9/2013 ước tăng 11,91% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 84,12%; công nghiệp chế biến tăng 14,24%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 6,07%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 5,22% với cùng kỳ năm 2012.
Ước tính 9 tháng đầu năm 2013, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 10,93% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ bằng 84,39%; công nghiệp chế biến tăng 12,36%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 8,76%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 có tốc độ tăng trưởng khả quan. Một số công ty có qui mô tương đối lớn như: Công ty CP sản xuất thương mại Hữu nghị có sản phẩm giày tăng 87,49% so với cùng kỳ, Công ty CP thép Đana-Ý từ tháng 3 năm 2013 đã ký được hợp đồng xuất khẩu phôi thép nên sản lượng phôi thép tăng đột biến, Công ty TNHH điện tử Việt-Hoa tăng 61,97% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng, bê tông, gạch gặp khó khăn, sản xuất giảm sút do thị trường bất động sản chưa phục hồi, mức đầu tư xây dựng cơ bản bị giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩmvà thanh toán nợ, tiếp cận nguồn vốn mới mặc dù lãi suất ngân hàng giảm.
* Nông nghiệp
Trồng trọt: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác trong 9 tháng đầu năm 2013 như: Ngô ước 658,2 ha, bằng 106,72% so với cùng kỳ năm 2012; năng suất ước đạt 59,1 tạ/ha, bằng 109,88% so với cùng kỳ năm 2012; Khoai lang ước 370 ha, bằng 111,59% so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 62,6 tạ/ha, bằng 67,27% so với cùng kỳ năm trước; Lạc ước 625 ha, bằng 98,43% so với cùng kỳ năm 2012.
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại trên các trà lúa và chính vụ với mật độ trung bình 5-10 con/m2, chuột gây hại rải rác trên các trà lúa với tỷ lệ 1-2%, cục bộ gây hại 162 ha lúa với tỷ lệ 5% đến 10% và một số đối tượng khác: bệnh rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn, bọ xít dài xuất hiện và gây hại rải rác trên các trà lúa.
Chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm 01/10/2013 ước như sau: Trâu 1.930 con, bằng 100,31% so với thời điểm 01/10/2012; Bò 13.246 con, bằng 99,92% so với thời điểm 01/10/2012; Lợn: 52.799 con, bằng 87,58% so với thời điểm 01/10/2012; Gia cầm: 353.771 con, bằng 88,97% so với thời điểm 01/10/2012.
* Lâm nghiệp
Trong tháng 9/2013, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức 27 đợt truy quét tại rừng, lập biên bản 13 vụ vi phạm hành chính, xử lý 16 vụ, phạt tiền 24 triệu đồng, tịch thu và thả lại rừng một số lâm sản có giá trị khác. Như vậy, kết quả thực hiện từ đầu năm đến nay, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức 242 đợt truy quét tại rừng, lập biên bản 116 vụ vi phạm hành chính, xử lý 111 vụ, phạt tiền 390,95 triệu đồng, tịch thu và thả lại rừng một số lâm sản có giá trị khác.
* Thuỷ sản
Trong tháng 9/2013, các nghề khai thác cá nổi, khai thác xa bờ như lưới cản, lưới vây hoạt động có hiệu quả. Các đội tàu câu cá, lồng bẫy, giã đơn khai thác ở ngư trường biển Miền Trung, Vịnh Bắc Bộ khai thác cũng đạt khá. Sản lượng khai thác thuỷ sản trong tháng 9/2013 ước đạt 3.031 tấn, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.994 tấn, giảm 335 tấn so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013 sản lượng khai thác thuỷ sản ước đạt 28.876 tấn, bằng 79,11% so với kế hoạch năm 2013 và tăng 14,51% so với cùng kỳ năm 2012.
Sản lượng nuôi trồng trong tháng 9/2013 ước đạt 2 tấn cá, 10,8 tấn tôm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 639 tấn cá, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm trước; 92,1 tấn tôm, tăng 152,45% so với cùng kỳ năm 2012. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản không xảy ra, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh.
* Thực hiện vốn đầu tư
Dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2013 vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt 19.499 tỷ đồng, bằng 95,96% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: vốn nhà nước 8.638 tỷ đồng, bằng 93,51%; vốn ngoài nhà nước 8.322 tỷ đồng, tăng 9,06%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.784 tỷ đồng, bằng 64,66% so cùng kỳ năm 2012.
Ước vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2013 đầu tư vào xây dựng cơ bản 12.742 tỷ đồng, bằng 96,24% so cùng kỳ năm trước; đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB 2.924 tỷ đồng, bằng 89,27% so cùng kỳ năm 2012; đầu tư bổ sung vốn lưu động 3.508 triệu đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, thành phố Đà Nẵng có 10 dự án sử dụng vốn ODA do thành phố quản lý. Tổng vốn đầu tư 10 dự án trên là 695,81 triệu USD, trong đó: vốn ODA là 534,6 triệu USD, chiếm 76,8% và vốn đối ứng đạt 160,5 triệu USD, chiếm 23,2% tổng vốn đầu tư.
Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước như: Nhà máy bia VBL (Châu Á – Thái Bình Dương), Công ty Silver Shores. Bên cạnh đó, Nhà máy lắp ráp xe ô-tô Nissan do tập đoàn Tan-Chong đầu tư 60 triệu USD và Nhà máy sản xuất linh kiện ô-tô ToKai đi vào hoạt động sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố. Tuy các dự án vẫn còn trong thời hạn hưởng ưu đãi của Luật Đầu tư nhưng nguồn thu đã có tính ổn định và tăng trưởng bền vững.
* Vận tải đường bộ, đường sông và đường biển
Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ đại lý vận tải 9 tháng đầu năm 2013 đạt 3.838 tỷ đồng, tăng 7,8% so cùng kỳ năm 2012, trong đó: loại hình vận tải hành khách đạt 1.302 tỷ đồng, tăng 16,0%; vận tải hàng hóa đạt 1.774 tỷ đồng, tăng 0,2%; dịch vụ vận tải đạt 761 tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ năm 2012.
Ước tính 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng hành khách luân chuyển đạt 1.302,3 triệu HK.KM, tăng 10,5% so cùng kỳ năm trước; hàng hóa luân chuyển đạt 2.453,9 triệu T.KM, bằng 98,5% so cùng kỳ năm 2012.
Hàng hoá thông qua cảng: Dự tính sản lượng hàng hóa thông qua Cảng tháng 9 năm 2013 thực hiện 400 nghìn tấn, tăng 7,2% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2013 ước thực hiện 3.688 nghìn tấn, tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.
* Thương mại
- Về nội thương:
Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2013 đạt 45.722 tỷ đồng, tăng 19,85% so cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ còn tăng 11,19% so cùng kỳ). Trong đó: Kinh tế nhà nước dự ước đạt 5.064 tỷ đồng, tăng 1,62% so cùng kỳnăm trước; Kinh tế tư nhân dự ước đạt 25.245 tỷ đồng, tăng 22,91% so cùng kỳ; Kinh tế cá thể dự ước đạt 14.282 tỷ đồng, tăng 19,87% so cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.123 tỷ đồng, tăng 59,11% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng mức bán lẻ: Thương nghiệp tăng 19,53%; Khách sạn, nhà hàng tăng 26,23%; Du lịch tăng 23,8% so cùng kỳ năm 2012. Dịch vụ tăng 16,27% so cùng kỳ năm trước.
- Về ngoại thương:
Ước cộng dồn 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 740,12 triệu USD, tăng 9,3% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Hàng nông lâm sản ước đạt 3,29 triệu USD, bằng 82,1% so cùng kỳ; Hàng shủy hải sản ước đạt 99,87 triệu USD, tăng 11,28%; Hàng CN-TTCN ước đạt 636,95 triệu USD, tăng 9,18% so cùng kỳ năm 2012.
Ước kim ngạch nhập khẩu của 9 tháng đầu năm 2013 là 748,86 triệu USD tăng 9,19% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân đạt 288,76 triệu USD, tăng 7,05% so cùng kỳ năm trước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 289,4 triệu USD, tăng 14,27%; khu vực kinh tế nhà nước đạt 170,7 triệu USD, tăng 4,82% so cùng kỳ năm trước.
- Về giá cả thị trường:
+ Chỉ số chung giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2013 so tháng 8/2013 tăng 0,69%. Trong đó: khu vực thành thị tăng 0,7%, khu vực nông thôn tăng 0,54%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 các nhóm hàng cụ thể như sau: Giáo dục tăng 7,19%, đặc biệt trong tháng 9/2013 giá học phí một số cấp học tăng như: học phí mẫu giáo tư thục tăng 9,77%, học phí trung cấp tăng 12,73%, học phí cao đẳng tăng 14,15%, học phí đại học tăng 9,26%. Hai nhóm giảm so với tháng trước là nhóm Giao thông giảm 0,41% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,15% so với tháng 8/2013.
Chỉ số giá vàng tăng 3,5% so với tháng trước, Đôla Mỹ giảm 0,11% so với tháng trước.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 so với tháng 12/2012 tăng 6,15%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 65,94%, kế đến là nhóm Giáo dục tăng 7,38%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,54%. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 3,46% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,7 so với tháng 12 năm 2012. Giá vàng giảm 24,41%, giá USD tăng 1,41% so với tháng 12 năm 2012.
+ Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 so với tháng 9/2012 tăng 7,41%. Tăng cao nhất là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 70,67%, kế đến là nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 8,64%; nhóm Giáo dục tăng 7,42%. Bên cạnh đó có nhóm Lương thực giảm 2,82% và nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,82 so với tháng 9 năm 2012. Giá vàng giảm 19,21%, giá USD tăng 1,36% so với cùng kỳ năm trước.
+ Chỉ số giá tiêu dùng so với bình quân 9 tháng đầu năm 2013 so cùng kỳ năm 2012 tăng 8,66%, mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước (9 tháng đầu năm 2012/2011 tăng 9,99%). Những nhóm hàng tăng khá cao như: nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 74,13%, nhóm giáo dục tăng 18,15%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 9,9%. Những nhóm hàng còn lại tăng thấp hơn giá bình quân chung, riêng nhóm hàng lương thực giảm 2,14%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,67% so cùng kỳ năm trước. Giá vàng giảm so cùng kỳ là 9,09%, giá Đô la Mỹ tăng 0,46% so với cùng kỳ năm trước.
* Văn hóa, xã hội và đời sống
+ Công tác Y tế: Thành phố Đà Nẵng hiện đang có 2 bệnh truyền nhiễm có số mắc cao và kéo dài đó là bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Tính đến ngày 15/9/2013, toàn thành phố ghi nhận 2.120 trường hợp mắc TCM tại 7/7 quận, huyện, giảm 23,52% so với cùng kỳ năm 2012, không có trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết ghi nhận 1.100 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 7/7 quận, huyện, tăng 1.003 trường hợp so với cùng kỳ năm 2012, không có trường hợp tử vong. Dịch bệnh sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng cao và diễn biến phức tạp trong những tháng tới, do đang vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và phát triển.
Trong tháng 8/2013: số lượt khám bệnh: 207.204 lượt người (trong đó khám BHYT là 140.500 lượt chiếm 75,7 % so tổng số lượt khám); số bệnh nhân điều trị nội trú 21.090 bệnh nhân (trong đó BHYT là 14.308 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 67,8 %); Tổng số phẫu thuật: 6.444 cas, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I là 1.915 cas.
Công suất sử dụng giường bệnh: Bình quân các bệnh viện đạt 170,05%.
+ Công tác Bảo trợ xã hội-Bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Cấp 684 thẻ bảo hiểm y tế năm 2013 cho các đối tượng đang nuôi dưỡng tại 11 cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành Phố. Thành phố hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 39 trường hợp, kinh phí 67,5 triệu đồng. Phối hợp với quỹ từ thiện The Nam Hải tặng 41 xe lăn cho người khuyết tật; tố chức gặp mặt và tặng quà cho 400 trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hoà Bắc và Hoà Phú của huyện Hoà Vang; tặng quà cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp trẻ em với số tiền là 22 triệu đồng.
+ Công tác Phòng chống tệ nạn xã hội: Trong 9 tháng đầu năm 2013, toàn thành phố còn 495 người trong diện quản lý sau cai, trong đó có 325 xếp loại tiến bộ, 70 người xếp loại chưa tiến bộ, 63 người xếp loại có nguy cơ tái nghiện cao. Tại Trung tâm dành cho người nghiện ma túy của Thành phố trong năm đã tiếp nhận 262 lượt đối tượng nghiện ma tuý, trong đó có 144 người phát hiện mới, nâng tổng số đối tượng được quản lý cắt cơn nghiện giáo dục dạy nghề tại đây lên 542 lượt học viên. Đã giải quyết đưa về hoà nhập cộng đồng 230 học viên, trong đó học viên vi phạm lần đầu được gia đình bảo lãnh và 12 học viên bị khởi tố. Hiện nay Trung tâm đang quản lý, giáo dục cai nghiện cho 312 học viên.
+Tình hình an toàn giao thông: Trên địa thành phố Đà Nẵng trong 8 tháng đầu năm 2013 đã xảy ra 158 vụ tai nạn giao thông. (trong đó: có 105 vụ tai nạn giao thông đường bộ, 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt) làm chết 90 người, bị thương 130 người, thiệt hại tài sản trị giá 835,9 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2012, số vụ tai nạn giao thông giảm 6,5% (11 vụ), số người bị thương giảm 16% (25 người). Tuy nhiên số người chết vì tai nạn giao thông lại tăng 9,8% (8 người). Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn giao thông là do người và phương tiện chạy quá tốc độ (21 vụ làm chết 20 người, bị thương 10 người). Kế đến là hành vi lấn tuyến, đi không đúng phần đường quy định (18 vụ làm chết 13 người và bị thương 11 người).
+ Giải quyết việc làm: Từ đầu năm đến nay thành phố đã giải quyết việc làm cho 19.539 lao động, đạt 63,02% kế hoạch năm, giảm 6,8% so với cùng kỳ 2012. Thành phố đã tổ chức 15 phiên chợ việc làm thu hút 464 doanh nghiệp và 8.150 lượt lao động đến tham gia giao dịch. Kết quả đã phỏng vấn và tuyển dụng được 3.440 lao động được giới thiệu việc làm. Đã đưa 163 người đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài gốm các thị trường Nhật Bản 46 người, Đài Loan 3 người, Malaisia 114 người. Hướng dẫn lập thủ tục và cấp giấy phép lao động cho 85 người lao động nước ngoài đang làm việc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong đó cấp mới 65 trường hợp và gia hạn 15 trường hợp, cấp lại 5 trường hợp.