Ngành du lịch Đà Nẵng sau 40 năm đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần đáng kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
Năm 2012, Tổng cục Du lịch bình chọn Đà Nẵng là 1 trong 3 địa phương có bứt phá về phát triển du lịch và mới đây nhất, trang Smart Travel Asia bình chọn Đà Nẵng là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.
Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng phát triển đột phá trong giai đoạn 2009-2013
Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng hàng năm với tốc độ tăng khá cao. Tổng lượng du khách đến Đà Nẵng vào năm 2000 mới chỉ là 393 nghìn lượt khách thì năm 2007 đã vượt ngưỡng 1 triệu lượt khách. Năm 2009, trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, khách du lịch đến Thành phố vẫn tăng gần 15% so với năm 2008, đạt hơn 1,1 triệu lượt khách, tổng doanh thu ngành Du lịch năm 2009 đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2008.
Trong giai đoạn 2009-2013, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, số lượng du khách đến Đà Nẵng tiếp tục tăng đáng kể, với mức tăng bình quân năm gần 30%.
Biểu 1. Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: lượt
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
|
Tổng lượt khách |
1 131 104 |
1 499 210 |
2 227 909 |
2 570 957 |
2 938 563 |
§ Khách quốc tế |
155 912 |
290 933 |
402 752 |
409 551 |
595 095 |
§ Khách nội địa |
975 192 |
1 208 277 |
1 825 157 |
2 161 406 |
2 343 468 |
Thị trường khách du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tương đối ổn định, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa các năm có những khác biệt. Năm 2009 mức tăng đạt thấp nhất 14,53%, đặc biệt lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng giảm vào năm 2009 và tăng mạnh vào năm 2010, 2011. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bị suy giảm mạnh. Tuy nhiên ngay sau đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã phục hồi nhanh chóng hơn cả mong đợi vào năm 2010, đặc biệt là dịp lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng tăng đột biến (tăng 86,6% so với năm 2009).
Bình quân giai đoạn 2009-2013, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng 29,64%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng 29,12%/năm. Lượng khách du lịch nội địa những năm gần đây tăng khá nhanh đây là tín hiệu tốt, nhưng mức độ chi tiêu thấp, thời gian lưu lại ngắn, tập trung tại thời điểm lễ tết và cuối tuần nên cũng là thách thức đối với ngành du lịch Đà Nẵng.
Mức chi tiêu bình quân một ngày khách là một trong những chỉ tiêu chất lượng, phản ánh hiệu quả của ngành du lịch. Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng năm 2013 so với năm 2011 tăng 5,8% thấp hơn mức tăng 26,58% của năm 2011 so với năm 2009, do chi tiêu cho đi lại giảm 59,87%, chi cho ăn uống giảm 1,31%.
Biểu 2. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch quốc tế
Đơn vị tính: USD
|
Tổng chi |
Lưu trú |
Ăn uống |
Đi lại |
Tham quan |
Mua sắm |
Chi khác |
2009 |
110,29 |
32,16 |
22,39 |
28,65 |
5,11 |
14,64 |
7,34 |
2011 |
139,6 |
27 |
22,9 |
46,1 |
7,8 |
20,3 |
15,5 |
2013 |
147,7 |
44,3 |
22,6 |
18,5 |
10 |
33,9 |
18,4 |
Ngành du lịch Đà Nẵng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành phố
Tại nhiều quốc gia ngành du lịch đang đóng góp khoảng 5% GDP của cả nước, con số này thực tế còn cao hơn nhiều ở các nước châu Á như: Thái Lan, Singapore… Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), cứ 2,4 giây, ngành du lịch lại tạo ra một việc làm mới.
Theo công bố của Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch, năm 2009, ngành du lịch nước ta đã mang về cho đất nước khoảng 4 tỷ USD. Đây là một trong 5 ngành có nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước ta. Hàng năm ngành du lịch đóng góp khoảng 6,5% vào GDP của cả nước và đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho các đối tượng lao động khác nhau ở khắp các vùng miền trên cả nước.
Thành phố Đà Nẵng, định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đã được các cấp Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm. Ngành du lịch và dịch vụ du lịch đã phát triển nhanh, năm 2013 doanh thu tăng 2,9 lần so năm 2009.
Biểu 3. Doanh thu thuần ngành du lịch phân theo nguồn khách
Đơn vị tính: tỷ đồng
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
|
Tổng doanh thu |
1 822 |
3 667 |
6 053 |
7 272 |
7 114 |
§ Khách quốc tế |
653 |
1 623 |
2 921 |
3 439 |
3 280 |
§ Khách nội địa |
1 169 |
2 044 |
3 132 |
3 834 |
3 834 |
Tốc độ tăng doanh thu qua các năm (%) |
|
101,23 |
65,05 |
20,15 |
-2,18 |
Mặc dù số lượt khách du lịch quốc tế thấp hơn khách du lịch nội địa rất nhiều nhưng khoảng cách giữa hai nguồn khách này về mặt doanh thu thì không mấy cách biệt. Điều này chứng tỏ các khoản chi tiêu của khách quốc tế luôn cao hơn khách nội địa và một phần cũng phụ thuộc vào số ngày lưu lại Đà Nẵng. Doanh thu du lịch từ nguồn khách quốc tế làm cho nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch trong những năm qua tăng lên đáng kể. Đây là một dấu hiệu tốt góp phần làm tăng doanh thu xuất khẩu dịch vụ của Đà Nẵng.
Để xác định đóng góp ngành du lịch đối với phát triển kinh tế, cần phải tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO) và giá trị tăng thêm (VA) của ngành du lịch và dịch vụ du lịch. Nguồn thông tin có thể tính được qua chỉ tiêu doanh thu từ ngành du lịch và dịch vụ du lịch hoặc từ các khoản chi tiêu của khách du lịch, liên quan đến các hoạt động như lưu trú, ăn uống, đi lại, tham quan, thương mại, vui chơi giải trí, y tế và các lĩnh vực dịch vụ khác có liên quan đến chuyến du lịch tại Đà Nẵng của du khách.
Biểu 4. Giá trị sản xuất ngành du lịch qua các năm theo giá thực tế
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
|
GO ngành du lịch (tỷ đồng) |
1 383 |
2 792 |
4 868 |
5 798 |
5 432 |
Tốc độ tăng, giảm (%) |
|||||
|
6,51 |
101,86 |
74,36 |
19,11 |
-6,31 |
|
6,51 |
115,00 |
274,86 |
346,50 |
318,31 |
GO ngành du lịch Đà Nẵng tăng liên tục qua các năm và đạt mức tăng cao nhất vào năm 2010, tuy nhiên lượng tăng tuyệt đối đạt cao nhất là năm 2011. Năm 2013, GO ngành này giảm 6,31% tương đương với lượng giảm tuyệt đối là 366.073 triệu đồng,
Trong 5 năm qua, tỷ trọng ngành du lịch đóng góp trong toàn nền kinh tế thành phố Đà Nẵng tương đối ổn định, đã tác động tích cực đến cơ cấu GO khối dịch vụ của toàn nền kinh tế.
Biểu 5. GO ngành du lịch và GO toàn nền kinh tế (Giá thực tế)
Đơn vị tính: tỷ đồng
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
GO chung |
49 673 |
66 205 |
85 218 |
96 521 |
105 466 |
GO ngành du lịch (GODL) |
1 383 |
2 792 |
4 868 |
5 799 |
5 432 |
Tỷ trọng GODL/GO chung (%) |
2,78 |
4,22 |
5,71 |
6,01 |
5,14 |
Tốc độ tăng bình quân GO ngành du lịch (tính theo giá thực tế) giai đoạn 2009-2013 là 40,78% (chỉ tiêu này đối với GO chung là 20,77%), đóng góp 1,5 điểm phần trăm vào mức tăng bình quân chung của GO toàn thành phố.
Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng thấp hơn so với khách nội địa, nhưng tỷ lệ đóng góp vào GO chung toàn thành phố giữa hai nguồn khách chênh lệch không đáng kể là do mức chi tiêu cho du lịch của khách quốc tế cao hơn rất nhiều so với khách nội địa. Giai đoạn 2009-2013 GO tính được từ nguồn khách quốc tế tăng bình quân 49% đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GO bình quân toàn thành phố; tốc độ tăng bình quân GO nguồn khách nội địa là 35,57% đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GO bình quân toàn thành phố.
Giá trị tăng thêm (VA) ngành du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tăng liên tục qua các năm 2009-2012, năm 2013 VA du lịch giảm 0,93% so với năm 2012, nhưng cũng tăng 4 lần so năm 2009, tốc độ tăng bình quân tính được cho cả giai đoạn 2009-2013 là 41,71% năm.
Biểu 6. VA ngành du lịch Đà Nẵng 2009-2013(Giá thực tế)
Đơn vị tính: tỷ đồng
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
Tổng VA tính cho khách du lịch |
757 |
1475 |
2 557 |
3 081 |
3 053 |
Phân theo mục đích chi tiêu của du khách |
|||||
Chi lưu trú |
355 |
597 |
875 |
925 |
1 342 |
Chi ăn uống |
58 |
138 |
349 |
398 |
377 |
Đi lại |
220 |
411 |
656 |
753 |
411 |
Tham quan du lịch |
47 |
112 |
212 |
287 |
380 |
Chi mua hàng hóa |
15 |
34 |
49 |
50 |
61 |
Vui chơi, giải trí và chi khác |
62 |
183 |
417 |
667 |
480 |
Giai đoạn 2009-2013, ngành du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP chung toàn thành phố.
Biểu 7. Đóng góp của VA ngành du lịch vào tốc độ tăng trưởng
Đơn vị tính: %
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
BQ 2009-2013 |
Tỷ trọng VA du lịch/ GRDP |
3,45 |
5,10 |
6,88 |
7,15 |
6,12 |
|
Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá so sánh) |
11,78 |
12,02 |
11,69 |
9,07 |
8,44 |
10,29 |
Tốc độ tăng VA du lịch (Giá so sánh) |
6,16 |
65,56 |
50,69 |
13,42 |
-7,36 |
27,24 |
Điểm phần trăm đóng góp của VA du lịch vào tăng trưởng GRDP |
0,45 |
2,26 |
2,58 |
0,92 |
-0,53 |
1,20 |
Bình quân giai đoạn 2009-2013, GRDP tăng 10,29%/năm, trong đó VA ngành du lịch đóng góp 1,2 điểm phần trăm vào mức tăng bình quân chung toàn thành phố, đây là mức đóng góp tương đối cao so với các ngành kinh tế khác. Năm 2010, khi mà nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào những tháng cuối năm 2008 và cả năm 2009, doanh thu ngành du lịch bắt đầu tăng trở lại. Vì vậy VA du lịch Đà Nẵng năm 2010 đạt mức tăng cao nhất (65,56%), đóng góp 2,26 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Năm 2013, VA du lịch giảm vì vậy đã làm giảm đi 0,53 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Tỷ trọng VA tính cho khách du lịch trong GRDP tăng là một trong những nguyên nhân làm tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu VA giữa các khu vực kinh tế. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GRDP và có xu hướng tăng dần ở giai đoạn 2012-2013. Năm 2013, VA khu vực dịch vụ chiếm 62,57% trong GRDP tăng 5,59% so với năm 2009. Trong đó riêng VA từ hoạt động du lịch chiếm 6,12%, tăng 2,67% so với năm 2009.
Bên cạnh đó, điểm phần trăm đóng góp của VA ngành du lịch vào tăng trưởng chung của khu vưc dịch vụ cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, giai đoạn 2009-2013 tốc độ tăng trưởng bình quân của VA khu vực dịch vụ là 12,55% (theo giá so sánh 2010), trong đó VA ngành du lịch đã đóng góp 2,07 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của khu vực. So với các lĩnh vực khác, đây là mức đóng góp tương đối cao.
Biểu 8. Cơ cấu GRDP giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: %
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
GRDP thành phố Đà Nẵng |
100,00 |
100,00 |
100,00 |
100,00 |
100,00 |
- Khu vực Nông, Lâm nghiệp - Thủy sản |
3,44 |
3,00 |
3,22 |
2,96 |
2,92 |
- Khu vực Công nghiệp và Xây dựng |
39,58 |
40,30 |
40,22 |
37,53 |
36,18 |
- Khu vực dịch vụ và thuế nhập khẩu |
56,98 |
56,70 |
56,56 |
59,52 |
60,89 |
Tỷ trọng VA hoạt động du lịch/VA khu vực dịch vụ |
6,05 |
8,99 |
12,16 |
12,02 |
9,78 |
Tỷ trọng VA ngành du lịch trong khu vực dịch vụ tăng liên tục trong giai đoạn 2009-2011, và có dấu hiệu giảm nhẹ trong giai đoạn 2012- 2013. Năm 2013 VA ngành du lịch chiếm 9,78% trong tổng VA khu vực dịch vụ và chiếm 6,12% trong GRDP toàn thành phố.
Mười năm qua (2003-2013), Đà Nẵng đã thu hút được hơn 60 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, tập trung các khu vực như: Bán đảo Sơn Trà, tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, Hải Vân - Nam Ô, Bà Nà - Suối Mơ. Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2009-2013 đạt gần 11 triệu lượt, tăng 29,64%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng 29,12%/năm.; doanh thu thuần thu được từ hoạt động du lịch ước tăng 62%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 11.236 tỷ đồng. Tốc độ tăng VA ngành du lịch bình quân giai đoạn 2009-2013 (theo giá so sánh 2010) hơn 47%/năm.
Tóm lại, Thành phố Đà Nẵng luôn tạo được ấn tượng mới mẻ cho du khách, nhất là đầu tư về cơ sở hạ tầng đường giao thông và cầu qua sông, thành phố ánh sáng khi lên đèn. Tuy vậy, tỷ trọng giá trị tăng thêm mà hoạt động du lịch mạng lại đối với sự tăng trưởng kinh tế địa phương vẫn còn hạn chế. Trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới như hiện nay, ngành du lịch luôn được xem là một ngành kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó có sức lôi kéo một số ngành kinh tế cùng phát triển, du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển nhanh.