Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, giải phóng Đà Nẵng 29-3-1975, đập tan căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ-Ngụy ở miền Trung, là mốc son trong lịch sử của thành phố Đà Nẵng anh hùng, có ý nghĩa quyết định sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Nhân dân Quảng Nam, Đà Nẵng đã thực sự làm chủ quê hương dưới ánh sáng của chế độ mới. Ngày 29-3-1975 đã đi vào lịch sử của thành phố Đà Nẵng như một bản anh hùng ca bất diệt.
Sau ngày giải phóng, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Quảng Đà và Quảng Nam. Lúc này tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng có thành phố trực thuộc tỉnh là Đà Nẵng và 13 huyện, thị xã trong đó có huyện Hòa Vang, riêng huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung sau chiến tranh rất khó khăn. Sản xuất công, nông nghiệp đình đốn, dân số tập trung đông thành thị, đời sống kinh tế khó khăn. Trong khi nước ta bị bao vây cấm vận; biên giới, hải đảo bị kẻ thù nhòm ngó, các thế lực thù địch còn âm mưu chống phá cách mạng... Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đã huy động toàn lực, đồng thuận, đồng lòng nhanh chóng thiết lập trật tự, tiếp quản và cải tạo công thương, rà phá bom mìn, làm thủy nông, khai hoang cải tạo đồng ruộng,... Nhờ đó kinh tế nhanh chóng được cải tạo, phục hồi, đời sống nhân dân dần được ổn định, trật tự an toàn được giữ vững. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong giai đoạn 1975-1985 đã cơ bản thực hiện tốt với phương châm Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 11 (tháng 4/1977) là ”Kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng là chính”, nền kinh tế có sự chuyển biến đáng kể, sẵn sàng bước sang giai đoạn mới của đất nước từ năm 1985, thực hiện đường lối đổi mới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra. Giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1991 cơ chế quản lý mới phát huy tích cực. Trong giai đoạn 1986-1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng kinh tế tăng trưởng liên tục, các lĩnh vực hóa - xã hội được tăng cường, đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị được củng cố.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết tách thành phố Đà Nẵng từ một thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương (01/01/1997).
Năm 1997, thành phố Đà Nẵng được thành lập gồm có 5 quận: Hải Châu (là Quận I cũ), 2 quận Liên Chiểu và Thanh Khê (là Quận II cũ), quận Sơn Trà (gồm phần lớn Quận III cũ), quận Ngũ Hành Sơn (gồm 1 phường Quận III và 2 xã của Hòa Vang cũ) và 2 huyện: Huyện Hòa Vang (phần còn lại của Huyện Hòa Vang), huyện đảo Hoàng Sa, với dân số thành phố 672.468 người (Dân số trung bình năm 1997). Ngày 05/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/NĐ-CP thành lập mới quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng trên cơ sở phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân của huyện Hoà Vang.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Địa hình thành phố Đà Nẵng đa dạng, có cả đồng bằng, trung du, miền núi; chiếm phần lớn diện tích là đồi núi và ở độ cao 700-1500m; độ dốc lớn (>40o); là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn, và phần lớn nằm bên cạnh bờ biển. Đà Nẵng nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25oC, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 08 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 07. Đặc biệt, rừng Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 oC .
Bờ biển Đà Nẵng dài 92 km, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn. Vùng bờ thành phố gồm cả 8 quận, huyện. Có hai sông chính đổ ra Vịnh Đà Nẵng, đó là sông Hàn và Sông Cu Đê. Diện tích lưu vực sông Cu Đê là 472 km2. Sông Hàn hợp lưu thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Cẩm Lệ - Ái Nghĩa, Đại Lộc), hệ thống sông này có diện tích lưu vực là 5.180km2. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho Đà Nẵng chủ yếu từ các sông: Cu Đê, Cẩm Lệ và Vĩnh Điện và thành phố có hơn 546 ha mặt nước, hồ đầm có khả năng nuôi trồng thủy sản, và điều hoà môi trường sinh thái.
Ở vào trung độ cả nước, Đà Nẵng có hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế. Cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biển quan trọng của Miền Trung-Tây Nguyên và là cửa ngõ phía Đông của hành lang Đông Tây.
Vị thế đặc biệt và đặc điểm địa lý tự nhiên tạo cho Đà Nẵng những điều kiện thuận lợi để phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực Miền Trung-Tây Nguyên, có vai trò chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng khu vực và cả nước.
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG 1997-2014
Năm 1997, Đà Nẵng nhìn chung đã có ngành công nghiệp khá mạnh so các tỉnh Miền Trung-Tây Nguyên, đến cuối 1996 Đà Nẵng có 149 doanh nghiệp công nghiệp trong đó 35 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số vốn chiếm 21,29%, vốn DN ngoài quốc doanh chiếm 16,65%, vốn doanh nghiệp FDI chiếm 62,06%. Ngành công nghiệp đã có những sản phẩm chủ lực như: Xi măng, bia, vải lụa thành phẩm, quần áo may sẵn, xăm lốp xe đạp ô tô, giấy, nhựa ... đã có sức cạnh tranh trên thị trường và xuất khẩu. Ngành thương mại hoạt động cũng khá vì Đà Nẵng tập trung nhiều doanh nghiệp thương mại kinh tế Nhà nước có vốn lớn, hoạt động bán buôn phân phối hàng hóa và giao lưu xuất khẩu cho cả vùng, bán lẻ cũng khá phát triển. Tuy nhiên kinh tế phát triển chưa bền vững, so hai đầu đất nước còn nhỏ bé; các ngành du lịch, dịch vụ quy mô còn nhỏ, chất lượng các dịch vụ chưa cao, cơ sở hạ tầng tuy có được đầu tư nhưng còn bất cập so với yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài, hoạt động đối ngoại chưa tương xứng với điều kiện và tiềm năng của thành phố, nông nghiệp có giá trị hàng hóa nông sản thấp, việc chuyển dịch có cấu chưa tạo chuyển biến đáng kể.
Trước vai trò xây dựng thành phố phát triển, kết nối các tỉnh miền trung, động lực phát triển cả vùng kinh tế. Đà Nẵng được sự hỗ trợ của cả Hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân sau 5 năm thành lập đã có những đổi mới tích cực, đặc biệt được đánh dấu bằng sự kiện năm 2000, Cầu Sông Hàn được thay thế cho bến phà bao năm nối hai bờ sông Hàn, tạo thông thương giữa các cụm dân cư hai bờ sông, mở hướng đi mới cho Đà Nẵng, phát triển du lịch và dịch vụ, các khu công nghiệp được quy hoạch và triển khai xây dựng.
Ngày 16 tháng 10 năm 2003, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa to lớn, đánh dấu chặng đường phát triển mới của thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết 33-NQ/TW chỉ rõ định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng : “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miềm Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiếm lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miềm Trung và cả nước”, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Đà Nẵng nhanh chóng triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, xây dựng và ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 với mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu nêu trên được triển khai thực hiện trong các kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005, 5 năm 2006-2010, 5 năm 2011-2015.
Trong 18 năm thành phố trực thuộc trung ương và 11 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ chính trị, với nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, nhất trí của toàn dân, thành phố đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức nên tình hình kinh tế-xã hội Đà Nẵng đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu mới; nhưng đồng thời cũng phát sinh và bộc lộ rõ hơn một số mặt hạn chế và bất cập, có thể khái quát bằng một số chỉ tiêu thống kê định lượng dưới đây.
Những thành tựu mới
1) Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng tương đối khá, bước vào nhóm các thành phố đang phát triển có mức thu nhập khá, cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực, một số lĩnh vực, một số mặt đã có vị trí cao so cả nước
Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn (GRDP) thành phố Đà Nẵng năm 2014 tính theo giá so sánh 2010, ước tính tăng 41 lần so năm 1976 (sau 39 năm), tăng 4,5 lần so năm 1997 (sau 18 năm), 1997-2014 bình quân hàng năm tăng 10,56%. Trong đó tăng nhanh thời kỳ đầu là ngành công nghiệp, sau đó là ngành dịch vụ.
Tốc độ tăng GRDP bình quân năm qua các thời kỳ (%):
Thời kỳ |
Tổng số |
Nông, lâm nghiệp và TS |
Công nghiệp và xây dựng |
Dịch vụ, Thuế nhập khẩu |
1976 - 1980 |
18,76 |
13,03 |
19,75 |
20,40 |
1980 - 1985 |
8,51 |
6,58 |
6,57 |
10,35 |
1986 - 1997 |
8,25 |
4,14 |
9,30 |
8,59 |
1997 - 2005 |
10,61 |
2,65 |
14,98 |
8,50 |
2006 - 2010 |
11,13 |
-1,25 |
7,96 |
14,90 |
2011 - 2014 |
9,71 |
1,96 |
6,96 |
11,89 |
1997 - 2014 |
10,55 |
1,32 |
10,96 |
11,15 |
Sau 5 năm Quảng Nam-Đà Nẵng cải tạo kinh tế, Quảng Nam-Đà Nẵng chuyển sang giai đoạn xây dựng và phát triển, 1981-1996 kinh tế Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,15%. Từ khi thành phố trực thuộc trung ương 1997-2010, kinh tế hàng năm đã có nhiều thay đổi, mức tăng trưởng nhanh hơn ở mức 2 con số, thời kỳ 2010-2014, do suy thoái kinh tế chung, tốc độ tăng trưởng còn 9,72%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 1976 cơ cấu nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ là: 21,0% - 33,1% - 46,0%; năm 1997 cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp là: 55,1%-35,2%-9,7%; năm 2010 cơ cấu là: 56,7%-40,3%-3,0%, năm 2014 ước là: 61,1%-36,3%-2,62%.
Dân số khu vực thành thị năm 2014 là gần 88 vạn dân chiếm 87,3 % tổng dân số toàn thành phố, tăng 65,5% so năm 1997 ( dân số thành thị hơn 53 vạn dân, chiếm 79% tổng dân số toàn thành phố), tăng 1,84 lần so năm 1976.
Lực lượng lao động xã hội năm 1997 của thành phố là 296 nghìn người, chiếm 44,01% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 279,9 nghìn người, chiếm 94,58% lực lượng lao động. Đến năm 2014 lực lượng lao động xã hội là 538,17 nghìn người, chiếm 53,41% dân số, trong đó số lao động có việc làm gần 519 nghìn người, chiếm 96,43% lực lượng lao động.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo và trình độ nguồn nhân lực được nâng lên rõ rệt. Năm 1997, lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 21,81%, trong đó cao đẳng, đại học là 9,12%; đến năm 2014 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 64,87%, trong đó cao đẳng, đại học là 38,57%. Cơ cấu lao động các ngành kinh tế cũng thay đổi: Lao động khu vực nông nghiệp năm 1997 là 33,0% lao động chung xã hội, năm 2005 chiếm 19,39%, năm 2012 còn 8,2%; lao động khu vực công nghiệp năm 1997 là 29,8%, năm 2005 là 37,16%, năm 2013 ở mức 22,9% , lao động khu vực dịch vụ năm 1997 là 37,83%, năm 2005 lên 43,45% và năm 2012 ở mức 68,9%.
Kết cấu hạ tầng phát triển cả về quy mô và tốc độ, tạo nền tảng phát triển các lĩnh vực khác; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực. Các chủ trương về khai thác quỹ đất, tạo vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cùng với công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, thể hiện sự năng động, sáng tạo của địa phương và sự đồng thuận cao của nhân dân thành phố.
Vốn đầu tư tăng hàng năm, đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Về cơ cấu vốn đầu tư trong 7 năm 2008-2014 có 46% vốn xây lắp, 14,3% vốn bổ sung vốn lưu động; trong tổng vốn đầu tư có 23,46% đầu tư cho công nghiệp, 16,84% đầu tư cho xây dựng, 27,06% đầu tư cho hoạt động thương mại, vận tải, lưu trú, nhà hàng; 16,43% đầu tư cho kinh doanh bất động sản, nhà ở; còn lại 15,77% đầu tư cho các ngành dịch vụ khác.
|
1990-1995 |
1990-2000 |
1996-2000 |
2001-2005 |
2006-2010 |
2011-2014 |
1997-2014 |
Tổng VDT gtt –Tỷ đg |
3.778 |
13.023 |
9.244 |
22.921 |
74.023 |
124.172 |
229.104 |
Tăng VDT gss bq năm |
12,28 |
22,80 |
11,38 |
20,58 |
12,28 |
3,01 |
12,57 |
Tăng GRDP gss bq năm |
9,42 |
15,87 |
10,37 |
11,18 |
11,13 |
9,71 |
10,55 |
Sự tăng vốn đầu tư trong những năm qua cũng làm tăng nhanh tài sản và tài sản cố định của các doanh nhiệp, năm 2013 khối doanh nghiệp tăng TSCD theo giá trị còn lại là 8.134 tỷ, năm 2014 là 10.131 tỷ đồng. Trên cơ sở đầu tư tăng, các ngành kinh tế cũng có đà phát triển.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2014 đạt 37.270 tỷ đồng, tăng 44,82% so năm 2010, tăng hơn 5,4 lần so năm 1997. Nhìn chung sản xuất công nghiệp luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân thời kỳ 1976-2014 có tốc độ tăng bình quân 11,72%/năm; thời kỳ 1985-1997 là 10,13%/năm; thời kỳ 1997-2005 là 14,48%/năm; thời kỳ 2005-2010 là 8,53%/năm; 2010-2014 tăng 9,7%/năm. Thời kỳ 2010-2014 một số ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm cao, như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 52,89%; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 32,53%/năm; Sản xuất xe có động cơ 28,55%/năm; Sản xuất chế biến thực phẩm 17,59%/năm; Sản xuất kim loại 16,04 %/năm; Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 15,16%/năm; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 13,04%/năm...
Cuối năm 2003, Đà Nẵng có 5 khu công nghiệp, diện tích xây dựng và sử dụng 478,3 ha (chiếm 34,16% diện tích quy hoạch) với 114 dự án đi vào hoạt động, 33 dự án đăng ký triển khai. Đến nay Thành phố Đà Nẵng hiện có 06 khu công nghiệp (gồm: Đà Nẵng, Hòa Khánh, Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm) với diện tích 970,50 ha đã đi vào hoạt động nằm ở các vị trí thuận lợi (sử dụng 61,6% diện tích quy hoạch), cách trung tâm khoảng 15km, có 343 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 74 doanh nghiệp FDI. Trong đó, diện tích đất cho thuê tại Khu công nghiệp Đà Nẵng và Khu Công nghiệp Hòa Khánh đã được lấp đầy. Ngoài ra, thành phố còn 1 khu công nghệ thông tin tập trung với diện tích 131 ha và 1 khu công nghệ cao có diện tích 1.010 ha đang được xây dựng. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp đã hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GRDP, do đô thị hóa, diện tích nuôi trồng giảm, lâm nghiệp hạn chế khai thác để bảo vệ môi trường, tuy nhiên ngành nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng chiều sâu. Năng suất cây trồng năm sau tăng cao hơn năm trước, chăn nuôi từng bước được tổ chức lại theo phương thức tập trung, với quy mô hợp lý, kiểm soát được dịch bệnh. Ngành thủy sản được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như xây dựng khu công nghiệp dịch vụ chế biến thuỷ sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, hỗ trợ vốn cho ngư dân nâng cấp tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khắc phục thiên tai, địch họa. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 (giá so sánh 2010) ước đạt gần 2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 1976, bằng 1,58 lần so năm 1997, bằng 1,09 lần so năm 2010. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp sản xuất giảm hơn so 1997: đến nay sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 95%, lâm nghiệp giảm 30% so năm 1997, riêng thủy sản được giữ vững và tăng 1,5% so năm 1997.
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô và đa dạng về loại hình, giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 12,75%/năm góp phần lớn thúc đẩy tăng trưởng chung của kinh tế thành phố. Những ngành dịch vụ có đóng góp cao cho sự tăng trưởng kinh tế trong 18 năm qua là: Thương mại; Vận tải; lưu trú, ăn uống; thông tin-truyền thông, kinh doanh bất động sản, hoạt động tư vấn chuyên môn, hành chính; tài chính ngân hàng.
Hạ tầng thương mại được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24 trung tâm thương mại và siêu thị; 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự; hình thành các đường phố chuyên doanh, xen kẽ các siêu thị mini phục vụ khu du lịch.... Hệ thống kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cùng với việc đưa vào sử dụng hàng loạt các cơ sở lưu trú hiện đại, đảm bảo phục vụ lượng khách lớn du lịch trong nước và quốc tế trong các ngày lễ và mùa hè. Quận III, làng rau, làng cá năm 1997, nay đã trở thành khu du lịch Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn nổi tiếng trong nước và thế giới.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thành phố vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 1.126 triệu USD và tăng 6,3 lần so với năm 1997, 2,2 lần so năm 2000 và tăng 77,6% so năm 2010. Tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2010-2014 tăng 21,1%/năm. Thị trường xuất khẩu của Đà Nẵng hiện nay chủ yếu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kong, Philippene, Trung Quốc, Đức, Pháp.
Các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, tư vấn, bưu chính, viễn thông, y tế, đào tạo... phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, du lịch, đời sống và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống ngân hàng được mở rộng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, Hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông phát triển cao, hoạt động vận tải phát triển khá, với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Đà Nẵng cũng là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương có chỉ số năng lực cjnh tranh PCI đứng vị trí cao so cả nước, nhiều năm đứng vị trí thứ hai, vươn lên thứ nhất (2008-2010) và sau khi xuống hạng năm 2011 và 2012 (vị trí thứ 5 và 12) đã trở lại vị trí đầu của cả nước (năm 2013).
2) Đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác có những tiến bộ đáng kể. Cùng với phát triển kinh tế đời sống xã hội hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Lĩnh vực văn hoá - xã hội và đời sống thành phố Đà Nẵng đổi thay hướng đến văn minh, hiện đại. Hoạt động giáo dục đào tạo phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu đào tạo cho khu vực và thu hút được lao động có trình độ và kỹ năng cho thành phố. Ngành y được đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây mới bệnh viện giải quyết sự quá tải giường bệnh, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho các tỉnh Nam Trung bộ... Hoạt động văn học - nghệ thuật - thể thao có nhiều chuyển biến tích cực; báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình tiếp tục phát triển, thể dục thể thao quần chúng phát triển trên diện rộng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của thành phố.
Đà Nẵng hiện có 174 trường phổ thông với 79,8 nghìn giáo viên cơ hữu giảng dạy 161,7 nghìn học sinh (gấp 2 lần số học sinh năm 1997); có 26 trường CNKT, THCN, CĐ, ĐH trên địa bàn, với 4,5 nghìn giảng viên giảng dạy trên 150 nghìn sinh viên (tăng 40% so năm 2001) và đào tạo ra trường hàng năm hơn 33 nghìn sinh viên (gần gấp đôi số sinh viên tốt nghiệp năm 2001).
Trên địa bàn thành phố hiện có 92 cơ sở y tế, tăng 29 cơ sở so năm 1997, và tăng 23 cơ sở so năm 2005; trong đó tăng 13 bệnh viên so năm 1997 và 9 bệnh viện so năm 2005, Mở rộng các cơ sở y tế hàng năm nên số giường bệnh trên địa bàn đến nay có 5.358 giường, tăng 1,55 lần so năm 1997, tăng 64% so năm 2005, gần đạt 6 bác sĩ trên vạn dân.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho hoạt động văn xã năm 2013-2014 khá hơn:
|
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
Sơ bộ.2014 |
Chi Ngân sách nhà nước tại địa phương cho ĐS VH-XH (%) |
14.31 |
18.46 |
14.67 |
16.71 |
19.13 |
20.50 |
+ Chi cho hoạt động khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường |
0.67 |
0.88 |
0.74 |
0.95 |
0.99 |
1.49 |
+ Chi hoạt động phát thanh truyền hình thông tấn |
0.12 |
0.13 |
0.10 |
0.10 |
0.12 |
0.17 |
+ Chi hoạt động giáo dục, đào tạo |
7.34 |
7.90 |
6.11 |
6.81 |
7.82 |
10.76 |
+ Chi hoạt động văn hóa thông tin, sự nghiệp thể thao |
0.60 |
0.72 |
0.52 |
0.79 |
0.89 |
1.29 |
+ Chi hoạt động y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, BĐXH |
5.58 |
8.84 |
7.20 |
8.06 |
9.31 |
6.80 |
Với truyền thống bất khuất kiên cường, đi đầu trong kháng chiến, Hệ thống chính trị đã có nhiều sáng tạo trong quản lý, chỉ đạo điều hành, được nhân dân đồng thuận, đồng lòng. “Thành phố môi trường”,“Chính quyền đô thị” hay “Thành phố đáng sống” là những mục tiêu mà đảng bộ, chính quyền và người dân TP. Đà Nẵng đang nổ lực hết mình phấn đấu.
Đà Nẵng là thành phố đi đầu trong chỉnh trang đô thị thực hiện giải tỏa trắng cả khối, cụm dân cư, hàng vạn hộ phải di dời đến nơi ở mới và hàng nghìn người phải đổi mới nghề nghiệp,... Thành phố đã tiến hành công khai quy hoạch, thực hiện mở đường dân sinh kèm giải tỏa 15-25m vệt 2 bên đường, xây dựng quy chế bốc thăm phân lô, hỗ trợ tiền thuê nhà, ... cho các hộ bị giải tỏa để tạo sự công bằng cho dân cư. Công tác giải toả đền bù, bố trí tái định cư được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến cuối năm 2014, Đà Nẵng đã hoàn thành cơ bản việc trả nợ đất tái định cư từ năm 2014 trở về trước cho các hộ dân; nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của người dân đối với sự vào cuộc quyết liệt, sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố. Đà Nẵng từ chỗ chỉ một cây cầu bắc qua sông Hàn, đến nay thành phố đã có 9 cây cầu bắc qua sông Hàn và sông Cổ Cò tạo sự thông thương, hài hòa cảnh quan cho thành phố.
Ngày 8/9/2014, thành phố đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Hành chính thành phố , đây là trụ sở làm việc của 21 sở ngành và UBND thành phố với hơn 1.600 cán bộ công chức viên chức. Đây là biểu tượng của bộ máy hành chính TP hướng đến mục tiêu ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, phục vụ nhân dân vì lợi ích của người dân. Cũng trong năm 2014, một công trình giao thông quan trọng là đường vành đai phía Nam thành phố Đà Nẵng thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng đã chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thành phố.
Trong các đánh giá tiêu chí xếp loại thành phố sạch, năm 2012, Đà Nẵng được công nhận là 1 trong 20 thành phố trên thế giới có hàm lượng carbon trong khí thải ra môi trường thấp nhất. Với công nhận này, TP. Đà Nẵng được nguồn tài trợ 600.000USD từ Ngân hàng Thế giới đầu tư 2014-2020 cho các dự án nghiên cứu, đánh giá nỗ lực cải thiện môi trường.
Đà Nẵng đang xây dựng “Chính quyền đô thị” theo hướng quản lý tập trung, thống nhất, bộ máy tinh gọn, hợp lý, tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh gọn và hiệu quả công việc của người dân. Cùng với việc đứng đầu về chỉ số PCI, Đà Nẵng cũng là địa phương liên tục 6 năm liền dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng Công nghệ thông tin; 2 năm liền đứng đầu chỉ số cải cách hành chính (PAPI) và cũng là địa phương đứng đầu về chỉ số công lý. Số thuê bao Internet trên 100 dân đạt 23,3% (trên 50% dân số sử dụng internet).
Tháng11/2014, Đà Nẵng vinh dự đạt giải thưởng Xuất sắc trong lĩnh vực Thu hẹp khoảng cách số với việc triển khai thành công dự án "Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam, tiểu dự án thành phố Đà Nẵng". Tháng 7/2014, Đà Nẵng cũng đã chính thức vận hành hệ thống thông tin Chính quyền điện tử thành phố.
“Thành phố môi trường” không chỉ xanh - sạch - đẹp một cách cơ học mà Đà Nẵng đã và đang hướng đến “Thành phố 5 không - 3 có” đầy tính nhân văn. Nghĩa là không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của và có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị.
Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, gắn với từng bước thực hiện công bằng xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết những vấn đề trọng tâm, bức xúc. Nhiều chính sách an sinh xã hội được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư khá đồng bộ; đời sống nông dân được cải thiện đáng kể; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả.
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển toàn diện của Đà Nẵng trong tương lai, mỗi năm TP. Đà Nẵng đầu tư 60 - 70 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ trẻ đi đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước.
Năm 2014, Đà Nẵng cũng là địa phương hoàn thành vượt mức và hoàn thành sớm nhất cả nước việc xây dựng sửa chữa 950 nhà ở cho các gia đình chính sách theo Đề án hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí thực hiện là trên 22,6 tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn hỗ trợ. Ngoài việc được xây dựng sửa chữa nhà, mỗi gia đình còn được thành phố tặng thêm 1 ti vi mới. Năm 2015, thành phố dự kiến tiếp tục xây dựng sửa chữa 1.000 nhà cho các đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc nghèo của thành phố
Năm 2014 là năm mà ngành văn hóa được quan tâm đầu tư với tổng kinh phí từ ngân sách tăng 1,5 lần so với các năm trước (và dự kiến năm 2015 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2014). Nhờ đó các công trình thiết chế văn hóa được đầu tư mạnh mẽ hơn như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Mỹ thuật. Cuối tháng 11 vừa qua, công trình Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố đã được khởi công xây dựng với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng.
Chỉ số phát triển con người HDI của thành phố Đà Nẵng luôn giữ được thứ hạng cao khi xếp hạng so các tỉnh (thứ 3-thứ 5). GDP bình quân đầu người nâng lên rõ rệt, năm 2014 ước đạt 52.201 nghìn đồng/năm (tương đương 2.461 USD) tăng 6 lần so năm 1996, tăng 2,1 lần so 2004 (sau10 năm), tăng 42,6% so năm 1997. Cụ thể GRDP bình quân đầu người năm 1996 là 4.267 nghìn đồng/năm (tương đương 350 USD), năm 2000 là 6.906 nghìn đồng/năm (tương đương 476 USD); năm 2005 là 14.390 nghìn đồng/năm (tương đương 909 USD); năm 2010 là 31.234 nghìn đồng/năm (tương đương 1.485 USD). Từ năm 2012 đến năm 2013, tuổi thọ bình quân tăng từ 75,5 lên 75,6; tỷ lệ chết trẻ sơ sinh giảm từ 9,5%o xuống còn 9,3%o; số bác sĩ/vạn dân tăng từ 12,72 lên 14,65; số giường bệnh/vạn dân tăng từ 47,57 lên 50,34; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 17,2% xuống còn 5,2%...
Chênh lệch giầu nghèo, thu nhập bình quân đầu người nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất, và chỉ số GINI ở mức thấp so toàn quốc. Mức phân hóa giầu nghèo thành phố Đà Nẵng so các thành phố khác diễn ra chậm hơn, năm 2012, mức phân hóa giàu nghèo ở Hà Nội là 8,5; Hải Phòng là 7,7; T.P Hồ Chí Minh là 6,5.
|
2002 |
2004 |
2006 |
2008 |
2010 |
2012 |
Chênh lệch bq đầu người nhóm thu nhập |
|
|
|
|
||
Toàn quốc |
8.1 |
8.3 |
8.4 |
8.9 |
9.2 |
|
Tp Đà Nẵng |
5.7 |
5.43 |
5.92 |
5.9 |
6.59 |
6.08 |
Hệ số Gini |
|
|
|
|
|
|
Toàn quốc |
0.4046 |
0.4232 |
0.418 |
0.433 |
|
|
Đà Nẵng |
0.3197 |
0.3369 |
0.3571 |
0.3559 |
0.39 |
0,3549 |
Diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu tăng đều qua các năm 2002 là 18,4m2, năm 2008 là 20,4m2, năm 2012 là 27,5m2. Cơ cấu nhà ở kiên cố và bán kiên cố năm 2002 là 93,56%, năm 2008 là 96,49%, năm 2012 lên 99,79%. Năm 2012, tỷ lê hộ dùng nước sạch đạt 99,57%(năm 2002 là 97,16%), trong đó khu vực nông thôn đạt 98,33%. Năm 2012, tỷ lệ hộ có thu gom rác xử lý đạt 87,31%, trong đó khu vực thành thị đạt 96,3%. Số hộ nghèo theo chuẩn thành phố năm 2012 là 1.934 hộ, chiếm 0,85% (năm 2006 theo chuẩn thành phố có 11.735 hộ nghèo, chiếm 6,42%, nếu tính theo chuẩn TCTK còn tỷ lệ 1,39%), năm 2014 còn 0,62% (chuẩn của thành phố).
Năm 2013, chất lượng môi trường thành phố tiếp tục được cải thiện. So với năm 2012 trên địa bàn thành phố không phát sinh điểm ngập úng nghiêm trọng; toàn địa bàn tỷ lệ đấu nối nước thải trong các khu công nghiệp đạt 97%. Tỷ lệ dân số thành phố được cấp nước sạch đạt 85,54%; trong đó khu vực đô thị là 93% và khu vực nông thôn là 38,9%. Tỷ lệ thất thoát nước sạch giảm còn 18%; đến nay khả năng cấp nước sạch của toàn thành phố đạt 210.000 m3/ ngày đêm. Hiện Đà Nẵng có 4 trạm XLNT chính gồm: Trạm Phú Lộc (đổ ra biển Nguyễn Tất Thành), Sơn Trà (đổ ra âu thuyền Thọ Quang), Ngũ Hành Sơn (đổ ra sông Cổ Cò) và Hòa Cường (đổ ra khu vực Đò Xu - Cầu Hòa Xuân); với tổng công suất xử lý khoảng 100.000m3/ngày đêm.
Những bất cập và hạn chế
1) Duy trì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp
Vốn đầu tư phát triển luôn chiếm tỷ lệ trên dưới 50% GRDP, tốc độ thực hiện vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng GRDP mặc dù giai đoạn 2011-2014 thiếu vốn, ngân sách Nhà nước cắt giảm đầu tư.
|
1990-1995 |
1990-2000 |
1996-2000 |
2001-2005 |
2006-2010 |
2011-2014 |
1997-2014 |
Tổng VDT giá thực tế –Tỷ đg |
3.778 |
13.023 |
9.244 |
22.921 |
74.023 |
124.172 |
229.104 |
Tổng GRDP giá thựuc tế –Tỷ đg |
7.914 |
26.874 |
18.960 |
41.192 |
98.346 |
179.696 |
335.426 |
VDT/GRDP-% |
47,74 |
48,46 |
48,76 |
55,64 |
75,27 |
69,10 |
68,30 |
Hệ số ICOR bq năm (lần) |
5,728 |
5,144 |
5,436 |
5,905 |
7,562 |
7,872 |
6,658 |
Tính hệ số ICOR cho thấy để tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), giai đoạn 1990-2003 Đà Nẵng cần tăng từ 5,4 đơn vị vốn đầu tư, sang giai đoạn 2004-2014 Đà Nẵng phải tăng từ 7,54 đơn vị vốn đầu tư đây là một hệ số khá cao.
Điều đó chứng tỏ trong 10 năm, giai đoạn 2004-2014, tuy tăng trưởng kinh tế cao song bộc lộ sự tăng trưởng nóng do vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất có xu hướng chưa tốt. Chất lượng tăng trưởng chưa cao; một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa thật bền vững, sản phẩm chủ lực chưa đủ sức cạnh tranh; vai trò động lực, liên kết khu vực và sức lan tỏa còn yếu. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển nhanh nhưng có mặt chưa đồng bộ. Đầu tư cho công nghiệp chế tạo và công nghệ cao, khoa học và công nghệ còn chưa tương xứng.
2) Vị trí một số chỉ tiêu kinh tế của Đà Nẵng so với các tỉnh thành trọng điểm có xu hướng tăng chậm; năng suất lao động thấp nhất là ngành ngành dịch vụ, đời sống nhân dân tuy được cải thiện song còn thấp so tiềm năng
Thành phố Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đến nay cơ bản đã có vị trí thế và lực ngang tầm các thành phố lớn, nhưng về quy mô còn nhỏ bé, phát triển chưa bền vững, tăng tốc chậm so yêu cầu phát triển, so với các thành phố lớn tốc độ tăng trưởng chưa có sự bứt phá, tiềm năng chưa khai thác tương xứng.
GRDP 2014 giá so sánh 2010 (tỷ đồng) |
GRDP bq đầu người 2014 (1000đ) |
Kim ngạch Xuất khẩu 2014 (tr.USD) |
|
Cả nước |
2.695.796 |
43.402 |
150.042 |
Hà Nội |
349.867 |
70.340 |
11.071 |
TP Hồ Chí Minh |
667.712 |
105.580 |
32.084 |
Hải Phòng |
77.882 |
51.295 |
13.333 |
Cần Thơ |
69.515 |
70.244 |
1.350 |
Đà Nẵng |
418.999 |
52.201 |
1.295 |
Năng suất lao động, tính theo GRDP, ngành nông, lâm, thủy sản bằng 32% năng suất chung toàn xã hội; ngành công nghiệp-xây dựng cao hơn 68,4% so năng suất chung, ngành dịch vụ bằng 85,3% năng suất chung, so năm 1997 và 2003, năng suất lao động khu vực nông công nghiệp tăng gấp đôi, riêng dịch vụ không tăng. Đây là vấn đề cần nghiên cứu vì Đà Nẵng hơn 50% lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Đà Nẵng là thành phố nổi tiếng dịch vụ giá rẻ, minh bạch, thân thiện song người lao động sẽ khó cải thiện được đời sống của mình.
Đà Nẵng có tỷ lệ nhập cư cao, lao động nhập cư trẻ có điều kiện xây dựng thành phố, nhưng phần lớn người nhập cư chưa có nghề nghiệp qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp, kéo theo hệ lụy đời sống người nhập cư khó khăn, ở nhà thuê, nhà trọ chủ yếu, không nắm rõ luật pháp, đi chuyển thường xuyên, áp lực cho địa phương về nhà ở, chỗ học hành, giải quyết các vấn đề xã hội.
Tóm lại, mặc dù Đà Nẵng còn có những tồn tại bất cập đã nêu trên, nhưng sau 40 năm giải phóng, thành tựu là cơ bản. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện, chính trị thành phố luôn ổn định, nội bộ đoàn kết, nhân dân đồng thuận, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng-an ninh được củng cố. Chính quyền thành phố đã lựa chọn đúng và chỉ đạo thực hiện có kết quả những vấn đề lớn, mang tính đột phá.