Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm 2016 theo giá 2010 ước tính tăng 8,85% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 8,18% của 9 tháng đầu năm 2015.
Trong mức tăng 8,85% của toàn nền kinh tế trên địa bàn, VA khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,61%, cao hơn mức tăng 7,59% của cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; VA khu vực dịch vụ tăng 8,92%, thấp hơn mức tăng 9,23% của cùng kỳ năm trước, đóng góp 4,65 điểm phần trăm; VA khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,04% so với cùng kỳ (năm 2015 tăng 4,38%), không có đóng góp vào mức tăng GRDP toàn thành phố; thuế sản phẩm tăng 7,85%, đóng góp 0,99 điểm phần trăm. (Cùng kỳ năm 2015 điểm phần trăm đóng góp của các khu vực kinh tế này là: Công nghiệp - Xây dựng: 2,41 điểm; Dịch vụ: 4,96 điểm; Nông, lâm nghiệp - Thủy sản: 0,09 điểm và Thuế sản phẩm: 0,72 điểm)
Như vậy, mức đóng góp vào tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2016 của khu vực công nghiệp - xây dựng cao hơn so với cùng kỳ năm 2015, còn khu vực dịch vụ và khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản đều có tỷ lệ đóng góp thấp hơn cùng kỳ.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tính riêng khối công nghiệp tăng 11,89%, đóng góp 2,93 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung. Nhìn chung, công nghiệp Đà Nẵng 9 tháng đầu năm có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2015 tốc độ này là 9,62%, đóng góp 2,24 điểm). Ngành xây dựng tăng 3,14% (cao hơn mức tăng 1,97% của 9 tháng năm 2015) cũng đã tác động tương đối đến xu hướng phát triển của khu vực kinh tế này.
Đối với khu vực dịch vụ, tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên một số ngành chiếm tỷ trọng cao có tốc độ tăng khá hơn cùng kỳ 2015 như ngành thương mại (2016 tăng 3,31%; 2015 tăng 0,26%); du lịch, lữ hành (2016 tăng 53,78%, 2015 tăng 5,04%); tài chính, ngân hàng (2016 tăng 13,68%; 2015 tăng 9,85%) điều này đã có tác động rất tốt đến xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ. Một số ngành khác có xu hướng tăng thấp như ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (2016 tăng 10,53%; 2015 tăng 23,96%).
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm 2016 giảm cả về tốc độ và giá trị so với cùng kỳ. Nguyên nhân được xác định là do hoạt động khai thác thủy hải sản gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của vụ cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế 9 tháng năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,54% và khu vực dịch vụ chiếm 53,19%, thuế sản phẩm 12,31% (Cùng kỳ năm trước tỷ trọng tương ứng là: 2,14%; 32,56%; 52,79% và 12,51%).
Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 tính theo phương pháp giá cơ bản
(Năm trước = 100)Đơn vị tính: %
|
9 tháng 2015 |
9 tháng 2016 |
TỔNG SỐ |
108,18 |
108,85 |
Phân theo khu vực kinh tế |
|
|
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
104,38 |
99,96 |
- Công nghiệp và xây dựng |
107,59 |
109,61 |
Trong đó: Công nghiệp |
109,62 |
111,89 |
- Dịch vụ |
109,23 |
108,92 |
- Thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm |
105,81 |
107,85 |
|
|
|
Cụ thể tình hình kinh tế-xã hội trong 9 tháng đầu năm 2016 như sau:
* Chính thức tháng 8/2016, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12,92% so với tháng 8/2015. Trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 7,06%; công nghiệp chế biến tăng 12,5%; công nghiệp điện tăng 15,22%; công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,4%.
Cộng dồn chính thức 8 tháng đầu năm 2016: Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn thành phố tăng 11,59% so với cùng kỳ; trong đó ngành công nghiệp khai thác tăng 13,46%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,46%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 12,06%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,58%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 8 tháng đầu năm 2016 tăng 9,29% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 25,7%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 20,18%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 21,94%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 24,20%... Các ngành có chỉ số tiêu thụ giảm như: Chế biến thực phẩm; Dệt.
* Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2016 ước giảm 1,38% so với tháng trước. Trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,52%; Công nghiệp chế biến giảm 1,91%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,35%; Sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 0,53% so với tháng 8/2016.
So với cùng kỳ tháng 9/2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2016 tăng 17,51%. Trong đó: công nghiệp khai thác mỏ tăng 18,73%; công nghiệp chế biến tăng 16,85%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 20,89%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,14%.
* Ước cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,3%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 14,13%; công nghiệp chế biến tăng 12,1%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 13,16%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 10,53% so với cùng kỳ năm trước.
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa năm 2016 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 2.535 ha, ngô 224 ha, khoai lang 138 ha, rau, đậu 483 ha, mía 153 ha, cây hoa 72 ha, mè 240 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa tăng 1,34%; ngô giảm 0,88%; khoai lang giảm 1,08%; rau đậu giảm 2,43%; mía tăng 1,32%; cây hoa giảm 0,14%, mè giảm 6,98%.
Diện tích gieo trồng cây lúa ước cả năm 2016 trên địa bàn ước đạt 5 428,7 ha; bằng 98,95% so với cùng kỳ năm trước.
Diện tích gieo trồng ước cả năm cây hàng năm khác cụ thể:
+ Ngô 452,5 ha, tăng 26,5% (+94,8ha) so với cùng kỳ năm trước;
+ Khoai lang ước đạt 332,9 ha, giảm 0,98% (-3,3ha) so với cùng kỳ năm trước;
+ Rau, đậu ước đạt 953,7 ha, tăng 0,19% (+1,8ha) so với cùng kỳ năm trước;
+ Cây hoa ước đạt 137,4 ha, tăng 9,05% (+11,4ha) so với cùng kỳ năm trước;
+ Mía 338 ha, tăng 13,04% (+39 ha) so với cùng kỳ năm 2015
Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2016, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau:
+ Tổng số lượng trâu 2 098 con, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước;
+ Tổng số lượng bò 17 105 con, tăng 5,62% so với cùng kỳ năm trước;
+ Tổng số lượng lợn 78 984 con, tăng 4,32% so với cùng kỳ năm 2015
+ Tổng đàn gia cầm 790 ngàn con, tăng 1,66% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó: đàn gà 409,8 ngàn con, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 14 700 m3, tăng 0,73% ; Sản lượng củi khai thác ước đạt 60 833 Ster, tăng 6,39% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Về công tác tuần tra kiểm soát trong tháng 8/2016 đã tổ chức 34 đợt kiểm tra tại rừng. Qua kiểm tra phát hiện và phá hủy 1 lán trại, 3 hầm than, 1 cái rổ, 2 cái cào than, 4 cái can đựng nước, 5 cái bao, 2 cái nồi. Thu giữ 30 dây bẫy cáp, đẩy đuổi và đưa ra khỏi rừng 1 đối tượng; lập biên bản 8 trường hợp. Tạm giữ 0,64 m3 gỗ xẻ, 2 xe mô tô, 1 xe ô tô, 2 máy cưa xăng, 18kg mây, 56 cá thể Dúi, 1 cá thể Sơn Dương. Xử phạt vi phạm hành chính 6 trường hợp, phạt tiền 58,5 triệu đồng, tịch thu 0,701 m3 , 18 kg mây, tịch thu và thả lại môi trường tự nhiên 1 cá thể BaBa, 3 cá thể vầy còi Hương, 1 cá thể cao cát bụng trắng, 1 cá thể Cheo Cheo, 1 cá thể Trỉ đỏ, 58 cá thể Dúi. Thu nộp ngân sách: 107,7 triệu đồng.
Sản lượng thủy sản cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 26 747 tấn, bằng 98,26%, trong đó sản lượng khai thác đạt 25 931 tấn, bằng 98,07% so với 9 tháng đầu năm 2015.
* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng 9/2016 đạt 6 149 tỷ đồng, tăng 1,56% so tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ tháng 9 năm 2015. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 303 tỷ đồng, bằng 99,56% so tháng trước và bằng 89,35% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 3 794 tỷ đồng, tăng 3,53% so tháng trước, tăng 22,97% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 1 740 tỷ đồng, tăng 0,18% so tháng trước, tăng 2,52% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 311 tỷ đồng, bằng 89,43% so tháng trước và tăng 9,29% so cùng kỳ tháng 9 năm 2015.
Trong tổng mức: nhóm thương nghiệp tăng 9,49%; nhóm khách sạn tăng 15,17%, nhà hàng tăng 17,83%; du lịch tăng 67,73%; dịch vụ tăng 21,2% so với cùng kỳ tháng 9 năm 2015.
* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2016 đạt 50.036 tỷ đồng, tăng 8,18% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 2.564 tỷ đồng, bằng 76,6% so cùng kỳ năm trước; Kinh tế tư nhân đạt 29.366 tỷ đồng, tăng 17,02%; Kinh tế cá thể đạt 15.325 tỷ đồng, bằng 99,7%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.772 tỷ đồng, tăng 14,49% so 9 tháng đầu năm 2015.
Trong tổng mức: Thương nghiệp tăng 4,16% so cùng kỳ năm trước; lưu trú tăng 10,81%; nhà hàng tăng 12,97% so cùng kỳ; du lịch tăng 57,68%; dịch vụ tăng 14,33% so 9 tháng đầu năm 2015.
Ngành ăn uống: Ước tháng 9/2016 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 756 tỷ đồng, bằng 98,97% so với tháng trước và tăng 17,83% so với cùng kỳ tháng 9/2015. Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu ngành ăn uống là 6 655 tỷ đồng, tăng 12,97% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Doanh thu ngành lữ hành và lưu trú ước tháng 9/2016 đạt 600 tỷ đồng, bằng 92,05% so với tháng trước và tăng 24,5% so với cùng kỳ tháng 9 năm 2015. Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu ngành lữ hành lưu trú đạt 4 811 tỷ đồng, tăng 19,45% so với 9 tháng đầu năm 2015. Trong đó:
Hoạt động lưu trú tháng 9/2016 ước đạt 456 tỷ đồng, bằng 94,48% so với tháng trước và tăng 15,17% so với cùng kỳ năm 2015; cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016 đạt 3 641 tỷ đồng, tăng 10,81% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Hoạt động du lịch lữ hành tháng 9/2016 đạt 143 tỷ đồng, bằng 85,08% so với tháng trước và tăng 67,73% so với tháng 9/2015; cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016 đạt 1 171 tỷ đồng, tăng 57,68% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Tổng lượt khách phục vụ tháng 9/2016 là 406 nghìn lượt, bằng 96,19% so với tháng trước và tăng 32,87% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: lượt khách lữ hành là 39,1 nghìn lượt khách, bằng 88,11% so tháng trước và tăng 37,87% so với cùng tháng năm trước, lượt khách lưu trú là 366,4 nghìn lượt khách, bằng 97,14% so với tháng trước và tăng 32,36% so với cùng kỳ tháng 9 năm 2015. Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, tổng lượt khách phục vụ 3 352 nghìn lượt, tăng 15,87% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải tháng 9/2016 ước đạt 704 tỷ đồng, tăng 5,89% so cùng kỳ năm 2015; và bằng 98,84% so với tháng trước.
Tháng 9/2016 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước đạt 70,7 tỷ đồng, tăng 0,13% so với tháng trước và bằng 67,75% so với cùng kỳ năm 2015; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 602 tỷ đồng, bằng 98,32% so với tháng trước và tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,6 tỷ đồng, tăng 10,1% so với tháng trước và bằng 84,28% so với cùng kỳ, doanh thu vận tải cá thể ước đạt 29,2 tỷ đồng, tăng 6,54% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Lũy kế doanh thu ngành vận tải 9 tháng đầu năm 2016 ước đạt 6.436 tỷ đồng, tăng 9,08% so cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2015. Trong đó, vận tải hành khách đạt 1.820 tỷ đồng, tăng 19,75%; vận tải hàng hóa đạt 3.230 tỷ đồng, tăng 8,48%; dịch vụ vận tải đạt 1.386 tỷ đồng, bằng 98,76% so 9 tháng đầu năm 2015. Ước tính khối lượng luân chuyển hành khách 9 tháng đầu năm 2016 đạt 1.195 triệu Hk.km, tăng 11,08% so 9 tháng đầu năm 2015; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 2.624 triệu T.km, tăng 6,2% so 9 tháng đầu năm 2015.
Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng tháng 9/2016 ước đạt 652 nghìn tấn, tăng 18,48% so với cùng kỳ năm 2015 và tăng 0,37% so với tháng trước. Trong đó: hàng xuất khẩu đạt 209 nghìn tấn, bằng 93,77% so với cùng kỳ và tăng 0,27% so với tháng trước; hàng nhập khẩu đạt 168 nghìn tấn, bằng 98,5% so với tháng trước và tăng 2,38% so với cùng kỳ 2015; hàng nội địa đạt 275 nghìn tấn, tăng 1,63% so với tháng trước và tăng 68,25% so với cùng kỳ; hàng Container ước đạt 384 nghìn tấn, tăng 2,35% so với tháng trước và tăng 27,82% so với cùng kỳ năm 2015.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng ước đạt 5.427 nghìn tấn, tăng 13,44% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng xuất khẩu tăng 8,6%; hàng nhập khẩu tăng 13,6%; hàng nội địa tăng 18,27% và hàng container tăng 19,37% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2015.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 0,34% so tháng trước. CPI tháng 9/2016 tăng do nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,08%; nhà ở, chất đốt và VLXD tăng 0,14%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,02%; giao thông tăng 0,55%; giáo dục tăng 3,5%.
Giá vàng tăng 0,06%; Giá đô la Mỹ không đổi so với tháng 8/2016.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 3,53% so tháng 9/2015. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống tăng 1,53%; Nhóm may mặc mũ nón tăng 1,56%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,82%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,12%; Nhà ở điện nước và chất đốt tăng 0,12%; Nhóm lương thực tăng 1,97%, thực phẩm tăng 1,79%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,48%; Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,83%; Giáo dục tăng 6,05%…; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 85,9%; Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,72% và giao thông giảm 5,62%.
Giá vàng tăng 15,58%; Giá đô la Mỹ giảm 0,6% so với tháng 9/2015.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2016 tăng 3,69% so với tháng 12 năm trước. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống tăng 1,39%; Nhóm may mặc mũ nón tăng 0,8%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,71%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,1%; Nhà ở điện nước và chất đốt tăng 1,53%; Nhóm thực phẩm tăng 1,59%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%; Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,66%; Giáo dục tăng 6,05%…; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 85,72%; Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,52% và giao thông giảm 3,76%.
Giá vàng tăng 18,46%; Giá đô la Mỹ giảm 0,82% so với tháng 12/2015.
* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng đầu năm 2016 so với bình quân cùng kỳ năm 2015 tăng 1,62%. Những nhóm hàng tăng cao so với mức tăng bình quân chung như: thuốc và dịch vụ y tế tăng 29,79%; giáo dục tăng 4,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,87%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,69%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,83%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,99%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,41%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,3%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,09%. Nhóm giao thông giảm mạnh 7,76%; bưu chính viễn thông giảm 0,67% so bình quân 9 tháng đầu năm 2015.
Giá vàng tăng 5,6%; Giá đô la Mỹ tăng 2,9% so với bình quân 9 tháng đầu năm 2015.
* Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước quý 3 năm 2016 thực hiện được 8.532 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2015, và bằng 90,11% so với quý trước. Trong đó: vốn nhà nước ước đạt 2.672 tỷ đồng, bằng 81,15% so với cùng kỳ năm trước và bằng 89,1% so với quý trước; vốn ngoài nhà nước đạt 5.287 tỷ đồng, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90,79% so với quý trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 573 tỷ đồng, tăng 12,71% so cùng kỳ và bằng 88,64% so với quý trước.
* Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước 23.143 tỷ đồng, bằng 98,39% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn nhà nước đạt 6.980 tỷ đồng, bằng 78%, vốn ngoài nhà nước đạt 14.195 tỷ đồng, tăng 11,02%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.967 tỷ đồng, tăng 10,24% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 8/2016 ước tính đạt 1.649,9 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 18.570,9 tỷ đồng, tăng 28,65% so cùng kỳ năm 2015, tăng 24,21% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao. Trong đó thu nội địa 1.181,1 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 10.330,2 tỷ đồng, tăng 36,95% so cùng kỳ, bằng 82,17% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao; Thuế Hải Quan 271,3 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 2.355,7 tỷ đồng, tăng 63,22% so cùng kỳ, tăng 7,08% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 94,4 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 1.099,1 tỷ đồng, tăng 22,93% so cùng kỳ, bằng 87,23% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 411,7 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 2.722,8 tỷ đồng, tăng 59,83% so cùng kỳ, bằng 86,44% dự toán năm; thu thuế ngoài nhà nước 217,7 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 2.259,4 tỷ đồng, tăng 24,78% so cùng kỳ, bằng 74,08% dự toán năm; thuế thu nhập cá nhân 77,7 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 693,1tỷ, tăng 28,60% so cùng kỳ, bằng 90,01% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao...
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương tháng 8/2016 ước tính 973,9 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 8.656,0 tỷ đồng, tăng 0,98% so cùng kỳ, bằng 59,25% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao. Trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản 420,6 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 2.778,0 tỷ đồng, bằng 94,16% so cùng kỳ, bằng 45,18% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao; chi thường xuyên 475,8 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 3.516,6 tỷ đồng, tăng 11,78% so cùng kỳ, bằng 57,99% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao. Trong chi thường xuyên: chi sự nghiệp kinh tế 86,0 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 384,9 tỷ đồng tăng 45,43% so với cùng kỳ năm 2015; sự nghiệp văn xã là 215,1 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 1.841,0 tỷ đồng tăng 14,37%; quản lý hành chính 92,8 tỷ đồng, cộng dồn 8 tháng đạt 855,2 tỷ đồng, tăng 6,74% so với cùng kỳ và bằng 73,82% dự toán Hội đồng nhân dân TP giao.
Chính thức quý II/2016: giá trị sản xuất xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng nhận thầu thành phố Đà Nẵng đạt 4.704tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Ước tính quý III/2016: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm sau: Cục thuế TPĐN, Cục Hải quan TPĐN, khu phức hợp FPT ĐN, Trường Đại học kỹ thuật y dược ĐN .... Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 5.106 tỷ đồng, tăng 8,55% so với quý trước và tăng 2,77% so với cùng kỳ; trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 2.882 tỷ đồng, chiếm 56,45% và tăng 2,59% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng thấp nhất là loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 117tỷ đồng, chiếm 2,3% và giảm 12,11% so với cùng kỳ năm 2015.
Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016: giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 12.920 tỷ đồng tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 7.561tỷ đồng chiếm 58,53% và tăng 2,32%, doanh nghiệp có tỷ trọng thấp nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 267 tỷ đồng chiếm 2,06% và giảm 17,42%, doanh nghiệp nhà nước đạt 3.499 tỷ đồng, chiếm 27,08%, tăng 2,6% và loại hình khác (xã phường - hộ dân cư) thực hiện được 1.593 tỷ đồng, chiếm 12,33%, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2015.
* Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2016 của TP Đà Nẵng đạt 115 triệu USD, tăng 2,16% so tháng trước, và tăng 2,42% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước bằng 87,87% so cùng kỳ và tăng 1,33% so tháng trước; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,22% so cùng kỳ và tăng 4,65% so tháng trước; khu vực kinh tế tư nhân tăng 0,91% so cùng kỳ và bằng 98,77% so tháng trước.
* Ước cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 905 triệu USD, tăng 2,19% so với 9 tháng đầu năm 2015. Trong đó: Hàng thủy hải sản ước đạt 100 triệu USD, bằng 92,1% ; Hàng CN-TTCN ước đạt 805 triệu USD, tăng 3,73% so 9 tháng đầu năm 2015. Hàng nông lâm sản ước đạt 0,098 triệu USD, bằng 0,01% so tổng KNXK hàng hóa của TP Đà Nẵng.
* Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2016 đạt 89 triệu USD bằng 92,13% so cùng kỳ năm trước và tăng 3,96% so tháng trước. Trong đó: kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 36 triệu USD, tăng 4% so cùng kỳ và tăng 4,53% so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế tư nhân đạt 38 triệu USD, tăng 2,79% so cùng kỳ và tăng 4,91% so tháng trước; khu vực kinh tế nhà nước đạt 15 triệu USD, bằng 60,21% so với cùng kỳ và tăng 0,36% so với tháng trước.
* Ước tính kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2016 là 808 triệu USD, bằng 97,52% so với 9 tháng đầu năm 2015. Trong đó: khu vực kinh tế tư nhân đạt 355 triệu USD, tăng 2,28% so cùng kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch 303 triệu USD, tăng 3,72%; kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế nhà nước đạt 149 triệu USD, bằng 79,13% so với 9 tháng đầu năm 2015.
10.Lao động việc làm.
Trong tháng 9/2016, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm. Đến dự phiên giao dịch có 247 doanh nghiệp (67 đơn vị phỏng vấn trực tiếp tại sàn giao dịch) đăng ký tuyển dụng 5.641 lao động (trong đó 2.414 nữ). Nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề 3.369 người, lao động phổ thông 2.272 người. Trung tâm đã chắp nối, giới thiệu cho 857 lao động (449 lao động nữ). Trong đó: lao động có tay nghề 632 người, lao động phổ thông 225 người. Kết quả phỏng vấn, sơ tuyển tại phiên giao dịch có 722 lao động được chắp nối, giới thiệu thành công (341 nữ). Trong đó, lao động có tay nghề 517 người, lao động phổ thông 205 người.
Thành phố giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 34.000 đối tượng BTXH, tổng kinh phí trên 102 tỷ đồng/năm; vào dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, đã triển khai hướng dẫn và giám sát cấp phát 695.280 kg gạo Tết cho 13.675 hộ (46.352 khẩu) thiếu lương thực; Viettel Đà Nẵng trao tặng 1.000 điện thoại di động cho 1.000 hộ nghèo CHCĐBKK; Công ty Cổ phần tập đoàn Lộc Trời hỗ trợ 01 tấn gạo cho 02 cơ sở xã hội; hỗ trợ bằng tiền, quà cho 51.116 hộ với tổng kinh phí 15,42 tỷ đồng…
Trong 9 tháng đầu năm 2016, đã lập thủ tục và hướng dẫn các địa phương chi quà Tết của Chủ tịch nước và UBND thành phố cho 68.833 lượt đối tượng chính sách, kinh phí trên 20 tỷ đồng, UBND thành phố thăm và tặng thêm 1.025 xuất quà, số tiền 205 triệu đồng; chi quà nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/2016 của Chủ tịch nước và UBND thành phố cho gần 50.000 lượt đối tượng, kinh phí hơn 15 tỷ đồng; giải quyết chế độ trợ cấp thường xuyên, một lần theo Pháp lệnh ưu đãi người có công và Quyết định 290/QĐ-TTg cho gần 2.000 lượt đối tượng chính sách; tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 22.000 đối tượng người có công, kinh phí hàng tháng trên 28 tỷ đồng;
Các địa phương, đơn vị phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo 250 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, mức phụng dưỡng hàng tháng 1 triệu đồng trở lên; hoàn thành việc nghỉ dưỡng, tham quan đối với cán bộ hưu trí trung cao cấp tại Lào -Thái Lan, Khu nghỉ dưỡng Lăng Cô, khách sạn Mỹ Khê và tại nhà; vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đạt 6,750 tỷ đồng/7,323 tỷ đồng, đạt 92,2% Kế hoạch;
Hoàn thành sửa chữa, xây mới 1.367/1.331 nhà cho đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố, tổng kinh phí 45,270 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch; đồng thời trao tặng 1.367 tivi, kinh phí hơn 4 tỷ đồng; tiếp tục đôn đốc, phối hợp các địa phương hoàn thành phúc tra nhà ở người có công có nhu cầu sửa chữa, xây mới năm 2017; ngoài ra, tham mưu UBND thành phố hỗ trợ tiền sử dụng đất cho 127 hộ, kinh phí 4,129 tỷ đồng; sửa chữa 41 nhà ở, kinh phí 1,41 tỷ đồng.
Ngày 5/9/2016, gần 240.000 học sinh Đà Nẵng tham gia lễ khai giảng năm học 2016-2017 và chính thức bước vào năm học mới. Năm nay, ở các bậc học của ngành GD-ĐT Đà Nẵng tăng hơn 13.000 học sinh so với năm học trước. Thành phố Đà Nẵng sẽ thực hiện nhiều đổi mới như: tập trung giảm tải chương trình học; triển khai thí điểm việc dạy và học thể dục theo phân môn tự chọn; tổ chức đồng loạt ngày khai giảng với hình thức gọn, nhẹ…
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có xu hướng giảm so với những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Nếu như những tháng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, (đỉnh cao là những tháng đầu năm 2016), số cas mắc sốt xuất huyết dao động khoảng từ 150-250 ca/tuần, thì hiện tại chỉ còn khoảng 50-55 ca. Tuy nhiên, TP Đà Nẵng sắp bước vào mùa mưa, đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết trên diện rộng. Tính đến ngày 20/9/2016 trên địa bàn thành phố ước có 2.546 cas sốt xuất huyết, tăng 13,7 lần so với cùng kỳ năm 2015, không có trường hợp tử vong; bệnh tay chân miệng có 1.113 cas, bằng 76,34% so với cùng kỳ năm 2015, giảm 345 cas, không có trường hợp tử vong, trong tháng 9/2016 bình quân 1 tuần có 50 cas bệnh; bệnh thủy đậu là 1.146 cas, tăng 29,35% so với cùng kỳ năm 2015, tăng 260 cas, trong tháng 9/2016 trung bình 1 tuần có 15 cas mắc thủy đậu.
Năm 2016, BHXH thành phố đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT với 39 đầu mối cơ sở như bệnh viện, phòng khám đa khoa, y tế cơ quan, trạm y tế xã, phường và các cơ sở y tế tư nhân. Theo BHXH thành phố, quỹ khám, chữa bệnh BHYT ước theo số dự toán 8 tháng đầu năm 2016 là 536,5 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí khám, chữa bệnh theo đầu thẻ trong 8 tháng lên tới hơn 785,8 tỷ đồng, bội chi 249,296 tỷ đồng so với dự toán.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, số lượt khám, chữa bệnh đa tuyến nội tỉnh đến của các cơ sở tuyến huyện là hơn 260 nghìn lượt, trong khi so với cùng kỳ 2015, con số này chỉ đạt hơn 160 nghìn lượt. Ngoài ra, các cơ sở khám, chữa bệnh tăng mạnh về số lượng điều trị nội trú mặc dù cơ sở vật chất hiện tại chưa bảo đảm 1 giường cho 1 người bệnh nhưng quỹ BHYT vẫn phải chi trả đầy đủ.
Trong thời gian diễn ra ABG 5 - 2016 (Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á), Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu thành phố đến người dân và bạn bè quốc tế.
Trong chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 24/9 đến 5/10/2016, nổi bật là hoạt động văn hóa giới thiệu giá trị truyền thống vùng đất Đà Nẵng như: Diễn xướng nghệ thuật bài chòi tại phía nam bờ đông cầu Rồng (vỉa hè đường Trần Hưng Đạo), biểu diễn các trích đoạn tuồng do Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thực hiện tại bờ đông cầu Sông Hàn. Các hoạt động đánh cá, bơi thúng, kéo co sẽ được tái hiện trong sự kiện Ngày hội miền biển và Đêm Mỹ Khê, diễn ra tại khu vực Lăng Cá Ông (đoạn đường Võ Nguyên Giáp và Võ Văn Kiệt). Ngoài ra còn có: triển lãm sách, tài liệu giới thiệu chủ quyền biển, đảo, lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, ẩm thực và các danh thắng; triển lãm ảnh đẹp du lịch Đà Nẵng…
* Tình hình cháy nổ: Từ ngày 17/8/2016 đến ngày 19/9/2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 3 vụ cháy. Trong đó, có 1 vụ cháy rừng và 2 vụ cháy khác. Uớc tính thiệt hại khoảng 36,6 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Cộng dồn từ đầu năm 2016 đến nay đã xảy ra 53 vụ cháy. Trong đó có 29 vụ cháy nhà dân, 4 vụ cháy nhà xưởng, 3 vụ cháy doanh nghiệp, và 17 vụ cháy khác. Tổng giá trị thiệt hại ước hơn 3,8 tỷ đồng và thiệt hại 217 ha rừng, 1 người chết do cháy, nổ, 7 người bị thương.
Tháng 9/2016: Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 9 vụ, làm chết 8 người, bị thương 2 người. So với tháng 8/2016, giảm 1 vụ (9/10), số người chết không tăng không giảm(8/8), giảm 8 người bị thương (2/10). So với cùng kỳ năm 2015, giảm 8 vụ (9/17), số người chết không tăng không giảm(8/8), giảm 14 người bị thương (2/16). Tai nạn giao thông Đường sắt, đường thủy: Không xảy ra.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/9/2016, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 84 vụ TNGT, làm chết 59 người, bị thương 55 người. Thiệt hại tài sản khoảng 137,5 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 20 vụ, giảm 15 người chết, giảm 22 người bị thương.
Tai nạn giao thông đường sắt: xảy ra 2 vụ, làm chết 2 người; so với cùng kỳ năm 2015, tăng 2 vụ (2/0), tăng 2 người chết (2/0) . So với cùng kỳ năm 2015, giảm 3 vụ, giảm 3 người chết.
Tai nạn giao thông đường thủy: xảy ra 1 vụ , chết 3 người. So cùng kỳ năm 2015, tăng 1 vụ, tăng 3 người chết.
Cộng dồn 9 tháng đầu năm 2016: Kết quả công tác xử lý vi phạm TTATGT đường bộ: phát hiện, lập biên bản 42.988 trường hợp vi phạm. Ra quyết định xử phạt 36.482 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu 25,28 tỷ đồng. Tạm giữ 2.318 xe (273 ôtô, 2.037 môtô, 8 xe máy điện). Tước quyền sử dụng GPLX 5.753 trường hợp.
Các ban ngành thành phố tiến hành kiểm tra công tác lập hồ sơ cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện tại 56 xã, phường; tổ chức sơ kết 01 năm thực hiện công tác cảm hoá, giáo dục 100 thanh thiếu niên sử dụng trái phép chất ma tuý; ngoài ra, đã tổ chức diễn tập xử lý tình huống học viên gây rối, trốn chạy tập thể tại Trung tâm GD-DN 05-06; triển khai xây dựng mô hình cai nghiện ma tuý tại gia đình - cộng đồng tại 16 xã, phường, mô hình “Phòng ngừa phụ nữ có nguy cơ dẫn đến hoạt động mại dâm, hỗ trợ phụ nữ bán dâm tái hòa nhập cộng đồng và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS” tại 06 phường trên địa bàn.
Triển khai tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy 26/6; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức.
Trong 9 tháng đầu năm, Trung tâm GD - DN 05-06/CP đã tiếp nhận đưa vào cắt cơn cai nghiện cho 487 người nghiện (76 người cai nghiện tự nguyện), giải quyết cho về cộng đồng 479 người; tính đến 15/9/2016, Trung tâm đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 566 học viên; toàn thành phố hiện có 328 người tham gia điều trị Methadone; 33 người cai nghiện tại gia đình - cộng đồng và 453 người đang quản lý sau cai tại nơi cư trú (có việc làm 285 người, chiếm 62,9%).
Trong tháng 9/2016, đã xảy ra 1 cơn bão tại thành phố, không có thiệt hại về người. Về ngập, có 145 hộ với 571 nhân khẩu ở Hòa Vang. Ngoài ra, ngập cục bộ tại một số tuyến đường nội thị. Bão cũng làm 1 nhà tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang tốc mái; 2 tàu cá bị chìm và 1 tàu vận tải bị hỏng, mắc cạn. Về nông nghiệp, có 42,5 ha lúa, rau, hoa bị ngập; 3,5 tấn cá trê lai nuôi bị cuốn trôi, 300 con gia cầm bị cuốn trôi, chết.
Về giao thông, bão số 4 làm gãy 25 biển báo, trụ tên đường, sạt lở 25m2 vỉa hè, sạt lở 100m đường bê-tông dân sinh tại thôn Hòa Khê, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, sạt lở gây bồi lấp 200m đường ĐT 601. Có khoảng 155 cây xanh bị ngã đổ. Và 1 phòng học bị ngập, hư hại 1 phần./.