Thách thức trong Điều hành kinh tế
Hai năm gần Đây, PCI của Đà Nẵng liên tiếp bị giảm Điểm và tụt hạng, năm sau giảm mạnh hơn năm trước và năm 2012 Đứng vị trí thứ 12 trong cả nước. Đây là thách thức lớn Đối với chất lượng Điều hành kinh tế của chính quyền thành phố, Đồng thời là sự cảnh báo Đáng lo ngại về môi trường Đầu tư và kinh doanh của thành phố. Để “trấn an” sự lo lắng của chính quyền thành phố về chất lượng Điều hành kinh tế hiện nay, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Đưa ra những nguyên nhân khách quan làm giảm Điểm các chỉ số thành phần PCI của tất cả các Địa phương trong cả nước. Khi doanh nghiệp (DN) ít lạc quan hơn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Đất nước thì cảm nhận của họ về chất lượng Điều hành kinh tế của chính quyền Đi xuống. Khoảng cách Điểm số PCI của các Địa phương Đang tiến Đến gần nhau hơn, vì vậy sự cạnh tranh của chính quyền cũng sẽ quyết liệt hơn ở các lĩnh vực mềm khó cải cách như: Tiếp cận Đất Đai, thiết chế pháp lý bảo vệ quyền lợi của DN và tính năng Động của chính quyền.
Tuy nhiên dựa trên báo cáo kết quả PCI năm 2012 của VCCI và kết quả khảo sát PCI Độc lập năm 2013 của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng, có quá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng Đến từng chỉ tiêu thành phần. Trước những vấn Đề này, Đồng chí Trần Thọ yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị thành phố vào cuộc ngay với những việc làm cụ thể Để khắc phục các tồn tại như: Chỉ số Đào tạo lao Động giảm; sự tụt hạng nghiêm trọng trong chỉ số tiếp cận Đất Đai và thiết chế pháp lý. Đáng quan ngại là Đà Nẵng Đứng Đầu cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin 3 năm liên tiếp nhưng khả năng tiếp cận thông tin của DN lại tụt giảm xuống vị thứ 7/63.
Vì sao doanh nghiệp chưa hài lòng?
Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp cho thấy, Đà Nẵng Đã nỗ lực rất nhiều Để tạo môi trường Đầu tư kinh doanh thông thoáng, tuy nhiên, vẫn còn hạn chế nhất Định. Chẳng hạn, thủ tục thuế và cấp phép Đăng ký kinh doanh còn rườm rà; quy hoạch và các chính sách về Đất Đai chưa Được công khai, minh bạch thật sự; việc thực thi pháp luật, hoạt Động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của hệ thống tư pháp còn nhiều hạn chế, thiếu nhất quán về các chính sách; vai trò của các hiệp hội DN chưa Được phát huy; quá ít những hoạt Động Đối thoại công - tư giữa chính quyền và DN…
Đại diện FPT Đà Nẵng cho rằng, chất lượng và số lượng lao Động của thành phố không Đáp ứng Được nhu cầu của DN. Riêng trong năm 2013, công ty cần tuyển khoảng 600 kỹ sư CNTT nhưng phải Đi tuyển dụng ở các Địa phương khác. Ông Phan Hải, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đề xuất: Để tạo môi trường Đầu tư bền vững cho DN, thành phố cần có những hỗ trợ cụ thể về xúc tiến thương mại, tư vấn pháp lý và nên chăng có dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên ngành trực tuyến miễn phí cho DN. Ngoài ra, thành phố cũng nên quan tâm hỗ trợ về kinh phí Để xây dựng thương hiệu hay hệ thống quản lý chất lượng (ISO). Tuy nhiên, nguồn vốn hỗ trợ từ các kênh cũng cần Được công khai, minh bạch Để DN dễ dàng tiếp cận. Việc công khai, minh bạch cũng Được ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Đề cập, nhất là trong lĩnh vực Đất Đai. Bà Phạm Thị Minh Trang, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân thành phố bày tỏ: Các sở, ban, ngành nên làm việc theo thái Độ, tác phong giống như DN. Thành phố nên có một trang Điện tử cập nhật tất cả các thông tin (kể cả tốt và chưa tốt) Để DN Được biết. Vì bình thường trong các hội nghị khen nhiều hơn chê, nhưng cái khen Đó cần xem xét lại Đúng thực chất. Còn ông Văn Hữu Thiết, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa thành phố kiến nghị thành phố cần có những chính sách cụ thể Để phát triển Đối với khu vực tư nhân.
Những việc cần làm ngay
Ông Huỳnh Đức Thơ, Giám Đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố nhìn nhận, tất cả các giải pháp Đưa ra tại hội thảo Đều rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất là quyết tâm làm cho Được, chứ Đừng Đề ra các giải pháp cao siêu quá mà không thực hiện; Đồng thời cần thời gian chứ không phải muốn là làm Được.
Trước những ý kiến Đó, Đồng chí Trần Thọ chỉ Đạo các sở, ngành, Đơn vị chủ quản nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện bổ sung những kiến nghị, giải pháp, Đề xuất vào chương trình kế hoạch hành Động của thành phố, nâng cao hiệu quả Điều hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường Đầu tư kinh doanh trong thời gian Đến. Trước mắt, cần tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 16-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân trên Địa bàn thành phố; thực hiện tốt hơn về cải cách hành chính, giảm bớt thanh tra, kiểm tra kéo dài ở doanh nghiệp, Cục Thuế và các văn phòng “một cửa” tiếp tục cải cách hành chính trên tinh thần tạo Điều kiện tốt nhất cho DN và người dân, giảm thời gian cấp “giấy phép con”; công khai, minh bạch thật sự, nhất là trong quy hoạch sử dụng Đất, giao Đất, cấp Đất cho DN; thu hẹp khoảng cách giữa văn bản pháp luật và thực thi pháp luật; khuyến khích DN tư nhân tham gia dịch vụ hỗ trợ pháp lý, tăng cường công tác Đào tạo nghề…


Trích nguồn báo Đà Nẵng
(HCTL-SCT)