1. Công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 3/2018 ước tăng 47,18% so với tháng 02/2018. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 85,28%; công nghiệp chế biến tăng 52,19%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện ước tăng 11,34%; sản xuất nước và xử lý rác thải ước tăng 1,04%. Nguyên nhân IIP tháng 3/2018 tăng cao so với tháng 2 là do tháng 2/2018 rơi vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Nếu so với cùng kỳ năm 2017, IIP toàn ngành công nghiệp tháng 3/2018 giảm 0,92%. Trong đó: công nghiệp khai thác mỏ giảm 23,33%, công nghiệp chế biến giảm 1,3%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 0,04%, sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 33,63%.
Quý I năm 2018, IIP toàn ngành công nghiệp ước tăng 7,98%, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng của quý I/2017 (quý I/2017 tăng 13,82%). Cụ thể: ngành công nghiệp khai khoáng ước tăng 6,01%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,71%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện ước tăng 4,46%; sản xuất nước và xử lý rác thải ước tăng 26,57%. (Cùng kỳ năm 2017, tốc độ tăng IIP tương ứng là: 21,81%; 13,65%; 14,49%; 7,23%). Như vậy trừ ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ra thì tốc độ tăng IIP của cả 3 lĩnh vực công nghiệp còn lại đều thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng chung 7,98% toàn ngành công nghiệp của quý I, có một số ngành tăng mạnh như: SX chế biến thực phẩm tăng 22,35%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 61,72%; SX sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 48,04%; Sản xuất máy móc thiết bị khác tăng 56,11%; sản xuất xe có động cơ tăng 50,14%; Sửa chữa bảo dưỡng lắp đặt máy móc tăng 48,45%; Thoát nước và xử lý nước thải tăng 62,86%. Bên cạnh đó nhiều ngành công nghiệp IIP giảm như: sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế...
Đặt biệt ngành sản xuất kim loại giảm gần 18%, đây là ngành chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn ngành công nghiệp của thành phố (chiếm hơn 11%) nên IIP ngành này giảm đã tác động tương đối đến IIP chung. Nguyên nhân khiến IIP ngành sản xuất kim loại giảm trong quý I là do hai doanh nghiệp sản xuất sắt thép (Dana -Ý và Dana - Úc) buộc phải ngừng hoạt động do dây chuyền sản xuất không đảm bảo trong khâu xả thải, làm ảnh hưởng đến môi trường.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính thức tháng 02/2018 giảm 18,72%; ước tính tháng 3/2018 giảm 5,96% và ước tính quý I/2018 tăng 3,18% . Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn so với chỉ số tiêu thụ chung như: Sản xuất đồ uống tăng 16,93%; Chế biến gỗ và sản xuất SP từ gỗ tăng 91,67%; SX hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 21,79%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 22,66%; Sản xuất SP điện tử, máy vi tính và SP quang học tăng 41,2%... ... Các ngành có chỉ số tiêu thụ thấp hơn so với chỉ số tiêu thụ chung như: Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các SP có liên quan; Sản xuất SP từ giấy, ...
Chỉ số tồn kho tháng 3/2018 toàn ngành chế biến chế tạo tăng 64,56% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức chung so với cùng kỳ: Dệt; SX trang phục; in sao chép bản ghi các loại; SX hóa chất và các SP từ hóa chất; Sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu; Sản xuất kim loại; Sản xuất SP điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;…Một số SP có chỉ số tồn kho giảm hơn so với mức tồn kho chung như: SX chế biến thực phẩm; Dệt; SX giấy và sản phẩm từ giấy; SP từ cao su plastic; Sản xuất các SP từ kim loại đúc sẵn; Chế biến, chế tạo khác...
Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính tháng 3/2018 tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 3,45%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,69%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,96%. Nếu chia theo ngành cấp I thì ngành khai khoáng tăng 1,08%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,85%, ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt giảm 8,28%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải giảm 0,53%.
Chỉ số phát triển Công nghiệp Quý I/2016-2018
2. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
2.1. Nông nghiệp
* Trồng trọt: Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau: lúa 2.754 ha, bằng 97,79% so với cùng kỳ năm 2017: trong đó: ngô 203 ha, khoai lang 182 ha, mía 185 ha, hoa 47 ha, rau đậu 496 ha,. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa giảm 2,21%; ngô tăng 2,16%; khoai lang giảm 7,2%; rau đậu giảm 1,25%; mía tăng 4,52%; lạc giảm 8,66%.
Do thời tiết từ đầu năm đến nay có thay đổi, có vài đợt không khí lạnh ảnh hưởng nhưng không đáng kể, lượng nước tưới tiêu cây trồng bị thâm hụt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc canh tác cây nông nghiệp.Tình hình sâu bệnh hiện nay có phát triển và chủ yếu là các đối tượng: Rầy nâu – rầy lưng trắng, chuột, sâu cuốn lá nhỏ. Tình hình thời tiết trước Tết năm nay không thuận lợi nên vùng rau, đậu trên địa bàn Hòa vang và các vùng lân cận được bà con nông dân tập trung sản xuất cây hoa, mía; rau đậu trên địa bàn giảm so với cùng kỳ năm trước.
* Chăn nuôi:Trong tháng 03/2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát triển tương đối ổn định. Tập trung thực hiện an toàn thực phầm trong thời gian trước, trong và sau tết, lực lượng thú y đã tổ chức kiểm tra, xử phạt hành chính những trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trên thành phố.Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật tiến hành chặt chẽ.Bên cạnh đó triển khai tiêm phòng lở mồm long móng cho con trâu bò; gia cầm.Vì vậy trong Quý I/2018 ngành chăn nuôi phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.
Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật tiến hành chặt chẽ nhất là trong thời điểm Tết Nguyên Đán, công tác phòng dịch được chú trọng nên chăn nuôi phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.
Tính đến thời điểm cuối tháng 03/2018, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau:
+ Tổng số lượng trâu 2.034con, giảm 3,05% so với cùng kỳ;
+ Tổng số lượng bò 16.875 con, giảm 2,98% so với cùng kỳ;
+ Tổng số lượng lợn 73.454 con, giảm 2,82% so với cùng kỳ;
+ Tổng đàn gia cầm 482 ngàn con, giảm 1,39% so với cùng kỳ.
Trong đó: đàn gà 402 ngàn con, giảm 2,5% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, tổng đàn trâu và lợn không có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ năm 2017 là do giá cả thịt hơi, thức ăn chăn nuôi trong năm không có dấu hiệu biến động lớn.Người dân phối hợp với Trạm Thú y,UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên không có dịch bệnh xảy ra, tăng cường kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2. Lâm nghiệp
Công tác quản lý bảo vệ rừng (CTBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn luôn được chú trọng, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý vi phạm pháp luật về QLBVR và PCCCR nhằm kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng rừng sản xuất, kiểm tra tàng trữ, cất giấu, lâm sản trái phép.
Trong tháng 3/2018, thời tiết tại Đà Nẵng mưa ít và nắng nhẹ cho nên không xảy ra cháy rừng, chỉ xẫy ra một vụ cháy thực bì sau khai thác rừng trồng với diện tích là 0,19 ha không gây thiệt hại về tài nguyên rừng.Tại thời điểm không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung .Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng cộng dồn trong Quý I/2018 ước đạt 7.340M3, tăng 4,82% ; Sản lượng củi khai thác cộng dồn trong Quý I/2018 ước đạt 20 155 Ste, tăng 9,39% so với cùng kỳ năm 2017.
Các cơ quan ban ngành tiếp tục tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra hiện trường lâm phận quản lý, đã hướng dẫn kỹ thuật. Trong tháng đã tổ chức được 41 đợt kiểm tra tại rừng.Qua kiểm tra phát hiện tháo gỡ và tiêu hủy 96 dây bẫy cáp (ruột phanh xe đạp); 01 cái bạt ni lông cũ, lập biên bản 04 vụ VPHC trong đó: 01 vụ vi phạm về PCCCR,; 02 vụ mua, bán, tàng trữ, cất giấu trái phép lâm sản và 01 vụ vi phạm khác,tạm giữ 2 cá thể cầy vòi hương và 10 cá thể rắn nước. Phân theo các đối tượng vi phạm: Hộ gia đình, cá nhân: 04 vụ; Đã xử lý 04 vụ VPHC, phạt tiền 12 triệu đồng; Tịch thu và thả vào môi trường tự nhiên 2 cá thể cầy vòi hương và 10 cá thể rắn nước, thu nộp ngân sách 12 triệu đồng tiền xử phạt VPHC.
2.3. Thủy sản
Hoạt động khai thác thủy sản trong Quý I năm 2018 tương đối ổn định, trong 3 tháng đầu năm 2018 ngư dân đánh bắt chủ yếu cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ Tết của người dân, các nghề chủ yếu là câu, lưới rê 3 lớp…Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thủy sản của thành phố, ngư lưới cụ phù hợp với mùa vụ và ngư trường đánh bắt đã giúp ngư dân khai thác được sản lượng khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Sản lượng thủy, hải sản ước trong quý I năm 2018 ước đạt 9.527,8 tấn, bằng 97,23% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó khai thác thủy sản ước đạt 9.219,73tấn, bằng 95,92%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 308,1tấn, tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2017.
Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản trong quý I/2018 không xảy ra trên địa bàn, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật và phòng chống để tránh xảy ra dịch bệnh trong thời gian tới.
3. Thương mại - Dịch vụ
3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá (bao gồm cả chi nhánh của các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại tỉnh khác)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính Tháng 3/2018 đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 15,2% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Cụ thể: Khu vực kinh tế nhà nước đạt 325 tỷ đồng, chiếm 7,1% (giảm 5% so cùng kỳ) ; kinh tế tư nhân đạy 2.997 tỷ đồng, chiếm 65,3% (tăng 22,8%); kinh tế cá thể đạt 1.153 tỷ đồng, chiếm 25,1% (tăng 7,26%); kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 116 tỷ đồng, chiếm 2,53% (bằng 19,2% so với cùng kỳ).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính Quý I năm 2018 đạt 13.840 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước đạt 997,4 tỷ đồng, tăng 9,2% (chiếm 7,21% trong tổng mức); kinh tế tư nhân đạt 9.029 tỷ đồng, tăng 18,6% (chiếm 65,2%); kinh tế cá thể đạt 3.458 tỷ đồng, tăng 7,3% (chiếm 25%); kinh tế FDI đạt 354,2 tỷ đồng, bằng 30% so với cùng kỳ (chiếm 2,6% trong tổng mức).
Doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế FDI giảm là do có 3 cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH Trung tâm dịch vụ Total VN (doanh nghiệp chiếm doanh số lớn trong hoạt động bán lẻ của khối FDI) ngừng kinh doanh và đã trả mặt bằng.
Bên cạnh đó, doanh thu bán lẻ một số mặt hàng có biến động lớn như Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 24,62%; mặt hàng Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 32,25% là do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng; mặt hàng gỗ và vật liệu xây dựng tăng 24,37% là do bắt đầu vào mùa xây dựng, giá cả vật liệu xây dựng, đặt biệt là giá sắt thép xây dựng tăng đã ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Mặt hàng Ô tô các loại có doanh số giảm trong Quý I, bằng 87,6% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ ô tô có dấu hiệu bảo hòa, ngoài ra người dân có nhu cầu mua sắm ô tô hầu hết đã trang bị từ những tháng cuối năm trước để có phương tiện đi lại trong các dịp Lễ, Tết.
Nhìn chung, với tốc độ tăng 14% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa Quý I năm 2018 có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước (Quý I/2017 tăng 12,6%) và được cho là phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố.
3.2. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành (bao gồm cả chi nhánh của các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại tỉnh khác)
Tháng 3/2018 ước doanh thu Dịch vụ lưu trú đạt 431,2 tỷ, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 5,1% so với tháng cùng kỳ năm 2017; Dịch vụ ăn uống đạt 894 tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước và tăng 15,3% so với tháng cùng kỳ; Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 135 tỷ đồng, tăng 4,9% so với tháng trước và bằng 84% so với tháng cùng kỳ.
Ước tính Quý I năm 2018, tổng doanh thu của cả 3 ngành dịch vụ này đạt 4.352 tỷ đồng, tăng 12,9%. Trong đó: Khu vực kinh tế tập thể tăng cao nhất (40,4%) nhưng tỷ trọng không đáng kể (khoảng 570 triệu đồng, chiếm 0,01%); khu vực kinh tế cá thể đạt 1881 tỷ đồng, tăng 15,3% (chiếm 43,2% trong tổng doanh thu); kinh tế tư nhân đạt 1.693 tỷ đồng, tăng 11,8% (chiếm 38,9%), kinh tế nhà nước đạt 106 tỷ đồng, bằng 95% (chiếm 2,44% trong tổng doanh thu); kinh tế FDI đạt 671 tỷ đồng, tăng 10,3% (chiếm 15,4% trong tổng doanh thu)
Xét theo ngành kinh tế, quý I năm 2018, doanh thu ngành Dịch vụ lưu trú đạt 1.279 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ, chiếm 29,4% trong tổng doanh thu của cả 3 ngành; ngành Dịch vụ ăn uống đạt 2.652,5 tỷ đồng, tăng 15,2%, chiếm 61% trong tổng doanh thu; ngành Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 421 tỷ đồng, tăng 2,05%, chiếm 9,7% trong tổng doanh thu.
Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước Quý I/2018 là 926 nghìn lượt tăng 3,34% so với cùng kỳ, tương ứng với số ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ là 1212,6 nghìn ngày. Trong đó, lượt khách quốc tế là 235,5 nghìn lượt, tăng 9,52%.
Số lượt khách cơ sở lữ hành phục vụ Quý I/2018 ước đạt 99 nghìn lượt, tăng 9,34%. Trong đó, khách quốc tế là 37,2 nghìn lượt, bằng 99,5% so với cùng kỳ.
Nhìn chung Quý I/2018, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp, với chủ trương khẳng định ngành du lịch là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế, Thành phố đã tham gia Hội chợ VITM Hà Nội kết hợp giới thiệu du lịch 3 địa phương; trong Quý I/2018 Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Golf Indonesia tổ chức Giải Golfquốc tế - khu vực; đến nay, Thành phố đã có 31 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng với tổng công suất 269 chuyến/tuần... Từ những thuận lợi trên, số lượt khách đến với Đà Nẵng và doanh thu của các hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành đều có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2017.
3.3. Dịch vụ vận tải
Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải tháng 3/2018 ước đạt 828 tỷ đồng tăng 6% so tháng trước và tăng 6,91% so cùng tháng năm trước.
Ước tính quý I năm 2018 doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải đạt 2.444 tỷ đồng và tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2017. Chia theo thành phần kinh tế cho thấy: khối vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 160,3% (do có thay đổi số lượng chi nhánh vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng); khối tư nhân tăng 8,3%; khối cá thể bằng 96,4%; cuối cùng là khối nhà nước bằng 94,9% so cùng kỳ năm 2017. Cụ thể từng ngành vận tải như sau:
- Vận tải hành khách
Doanh thu vận tải hành khách tháng 3/2018 ước đạt 183 tỷ đồng tăng 15,57% so cùng tháng năm 2017; Cộng dồn 3 tháng đạt 539 tỷ đồng tăng 13% so cùng kỳ năm trước.
Khối lượng luân chuyển hành khách tháng 3/2018 ước đạt 140 triệu HK.km tăng 15,31% tháng 3 năm 2017; Lũy kế 3 tháng tăng 10,8% so cùng năm 2017, tương đương 414 triệu HK.Km.
- Vận tải hàng hóa
Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 3/2018 ước đạt 430 tỷ đồng tăng 4,28% so cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 3 tháng đạt 1.249 tỷ đồng,bằng cùng kỳ năm 2017.
Khối lượng luân chuyển hàng hóa tháng 3/2018 đạt 297 triệu T.Km, tăng 5,87% so cùng tháng năm 2017; lũy kế 3 tháng tăng 2,5% so cùng kỳ năm 2017, tương đương 886 triệu T.Km.
- Dịch vụ vận tải.
Doanh thu dịch vụ ngành vận tải tháng 3 năm 2018 ước đạt 215 tỷ đồng tăng 5,48% so cùng tháng năm 2017. Lũy kế 3 tháng tăng 7,3% so cùng kỳ năm 2017, tương đương 656 tỷ đồng.
- Hàng hoá thông qua cảng:
Sản lượng thông qua Cảng tháng 3/2018 ước đạt: 668.220 tấn tăng 1,86% so với sản lượng của tháng 3 năm 2017. Trong đó hàng nhập khẩu đạt 215.000 tấn tăng 4,88 % so tháng 3 năm 2017, hàng xuất khẩu đạt 240.200 tấn bằng 94,2% so với tháng 3 năm 2017. Hàng nội địa đạt 213.020 tấn tăng 8,68% so cùng kỳ tháng 3/2017. Hàng container đạt 409.000 tấn bằng 97,38% so với tháng 3/ 2017.
Lũy kế 03 tháng năm 2018 ước đạt 1.947 nghìn tấn thông qua Cảng Đà Nẵng tăng 5,7% so cùng kỳ năm 2017.
4. Ngân sách Nhà nước
4.1. Thu chi ngân sách
* Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến ngày 19/3/2018 ước đạt là 5.066 tỷ đồng, bằng 80,62% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Ngân sách trung ương ước đạt 1.871tỷ đồng, bằng 87,99% so với năm 2017; ngân sách địa phương ước đạt 3.194tỷ đồng, bằng 79,75% so với cùng kỳ năm 2017.
Thu nội địa: Ước thực hiện tổng thu nội địa 3 tháng đầu năm 2018 (thu thuế, phí, thu khác và thu tiền sử dụng đất) là 4.321 tỷ đồng, bằng 88,05% so với năm 2017;
Thu thuế xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt: 744 tỷ đồng, bằng 87,11% so với năm 2017.
* Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn 3 tháng đầu năm 2018
Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ 3 tháng đầu năm 2018 là 3.585 tỷ đồng, bằng 61,74% so với năm 2017. Trong đó : Ngân sách trung ương ước thực hiện là 1.540 tỷ đồng, bằng 59,45% so với năm 2017, ngân sách địa phương là 2.044 tỷ đồng, bằng 63,60% so với năm 2017, chi đầu tư phát triển trên địa bàn là 468 tỷ đồng, bằng 23,77% so với năm 2017, chi thường xuyên trên địa bàn là 2.867 tỷ đồng, bằng 74,87% so với năm 2017.
4.2. Chi ngân sách địa phương
* Chi ngân sách địa phương 3 tháng đầu năm 2018
Sơ bộ chi ngân sách địa phương 3tháng đầu năm 2018 là 2.044 tỷ đồng, bằng 63,60% so với năm 2017. Cụ thể một số lĩnh vực như sau:
Chi đầu tư phát triển: Ước thực hiện 405 tỷ đồng, bằng 23,58% so với năm 2017. Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản là 405 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn trong nước;
Chi thường xuyên: Ước thực hiện là 1.390 tỷ đồng, bằng 92,72% so với năm 2017.
Thu - Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn Quý I/ 2016-2018
|
Thu - Chi NSNN Quý I (Tỷ đồng) |
Tăng(+), giảm(-) so với năm trước (%) |
|||
|
2016 |
2017 |
Sb2018 |
2017 |
Sb2018 |
Tổng thu NSNN trên địa bàn |
5.240 |
6.132 |
5.066 |
117,03 |
82,60 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
1.309 |
2.127 |
1.871 |
162,41 |
87,99 |
|
3.931 |
4.006 |
3.194 |
101,91 |
79,75 |
|
4.506 |
4.908 |
4.321 |
108,91 |
88,05 |
|
680 |
854 |
744 |
125,64 |
87,11 |
Tổng chi NSNN trên địa bàn |
4.794 |
5.806 |
3.585 |
121,11 |
61,74 |
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
1.946 |
2.591 |
1.540 |
133,17 |
59,45 |
|
2.848 |
3.215 |
2.044 |
112,87 |
63,60 |
|
1.747 |
1.968 |
468 |
112,65 |
23,77 |
|
1.575 |
1.968 |
468 |
124,97 |
23,77 |
|
3.046 |
3.829 |
2.867 |
125,70 |
74,87 |
Trong đó chi NSĐP: |
|
|
|
|
|
|
1.567 |
1.716 |
405 |
109,49 |
23,58 |
|
2016 |
2017 |
Sb2018 |
2017 |
Sb2018 |
|
5.240 |
6.132 |
5.066 |
117,03 |
82,60 |
|
|
|
|
|
|
Trong Quý I/ 2018, Thành phố đã triển khai các giải pháp quản lý thu NSNN bằng nhiều hình thức, cụ thể như sau:
Kiểm soát các nguồn thu để chống tình trạng thất thu NSNN;
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách thu; tăng cường công tác quản lý thu NSNN, tập trung chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất dự toán thu NSNN;
Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thu theo hướng vừa khuyến khích sản xuất trong nước và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vừa động viên hợp lý nguồn thu, chống thất thu ngân sách thành phố;
Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành các cấp chính quyền địa phương trong việc phối hợp với các ngành để nâng cao chất lượng công tác quản lý thu ngân sách;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN;
Tăng cường kiểm soát chi NSNN, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả;
Chủ động rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi thường xuyên; cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, hội thảo quốc gia, lễ khởi công, khánh thành, công bố quyết định…Tiết giảm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu…
Đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và chính sách an sinh xã hội, hạn chế tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán.
5. Hoạt động ngân hàng
* Công tác huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến quý I năm 2018 đạt 117.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 15,67% và tăng 2,07% so với cuối năm 2017.
Theo loại tiền: huy động bằng VND đạt 112.600 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 96,24%; ngoại tệ đạt 4.400 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 3,76%. Tỷ lệ tăng trưởng huy động VND - ngoại tệ so với cùng kỳ năm 2017 giảm 0,02% .Huy động bằng ngoại tệ giảm trong quý I năm2018 do chủ yếu tiền gửi thanh toán giảm.
Theo hình thức huy động: huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 80.390 tỷ đồng, tăng 13,99% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 68,71%; tiền gửi thanh toán đạt 35.300 tỷ đồng, tăng 18,21% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 30,17%; phát hành giấy tờ có giá là 1.310 tỷ đồng, tăng 72,90% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 1,12%.
* Công tác tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước thực hiện quý I năm 2018 đạt 123.500 tỷ đồng, tăng 23,91% so với cùng kỳ 2017.
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: cho vay bằng VND đạt 118.300tỷ đồng, tăng 25,33% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 95,79%. Cho vay ngoại tệ (quy VND) ước đạt 5.200 tỷ đồng, bằng 98,51% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 4,21%.
Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 47.500 tỷ đồng, tăng 26,62%, chiếm tỷ trọng 38,46%; cho vay trung, dài hạn đạt 76.000 tỷ đồng, tăng 22,27%, chiếm tỷ trọng 61,54%. Cho vay ngắn hạn - trung, dài hạn có mức tăng lần lượt là 24,42% - 7,03% so với cùng kỳ năm 2017.
II KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
- Giá cả thị trường
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 giảm 0,74% so tháng trước. Các chỉ số tăng so tháng trước là: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,71%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,59%, chỉ số nhóm này giảm chủ yếu nhóm rượu, bia, thuốc lá giảm; rượu các loại giảm 1,72% (rượu mạnh giảm 1,92%; rượu nhẹ giảm 0,10%), bia các loại giảm 1,15% (bia chai giảm 1,03%; bia lon giảm 1,20%) nên chỉ số của nhóm rượu bia giảm 1,24% .Nguyên nhân giảm là do nhu cầu tiều dùng sau dịp Tết giảm. Tuy nhiên, nhóm đồ uống không cồn tăng 0,15% (nước uống tăng lực tăng 1,68%). Vì vậy, chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá tháng này giảm 0,59% so với tháng trước; may mặc mũ nón giày dép giảm 0,1%; giao thông giảm 0,42%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,39%; hàng hóa dịch vụ khác giảm 0,52%.
Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,5%; nhóm nhà ở, điện, chất đốt VLXD tăng 0,01%; riêng nhóm giáo dục, bưu chính viễn thông không tăng giảm.
Giá vàng giảm 0,08%; giá đô la Mỹ tăng 0,22% so với tháng 2/2018.
CPI tháng 3 năm 2018 tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Trong tháng do thời tiết thuận lợi, nguồn cung thủy hải sản; rau xanh; trái cây.. dồi dào và nhu cầu tiêu dùng giảm nên thủy hải sản giảm mạnh 7,78%; rau tươi khô và chế biến giảm 5,62%; quả tươi, chế biến giảm 6,99%; thịt gia súc tươi sống giảm 3,97% so với tháng trước.
- Trong tháng tuy giá xăng, dầu diesel giữ ổn định, với mức: 19.980đ/lít xăng 95-III; 18.340đ/lít xăng E5; 15.710đ/lít dầu diesel, nhưng còn ảnh hưởng của đợt điều chỉnh trước, do đó tác động đến chỉ số của nhóm nhiên liệu giảm 1,14% so với tháng trước.
- Giá ga trong tháng được điều chỉnh giảm 13.000đ/12kg nên chỉ số giảm 3,69% so với tháng trước. Nhu cầu đi lại sau tết giảm nên tác động đến dịch vụ giao thông công cộng giảm 3,15%.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 tăng 2,92% so cùng tháng năm trước. Trong đó: may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 1,47%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,98%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,69%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 1,45%; nhà ở, chất đốt và VLXD tăng 5,4%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,02%; giao thông tăng 3,17%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,74%, giáo dục tăng 5,42%.
Giá vàng tăng 7,99%; Giá đô la Mỹ giảm 0,21% so với tháng 3/2017.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2018 tăng 0,82% so với tháng 12 năm 2017. Trong đó: Nhóm may mặc mũ nón tăng 1,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,19%; nhà ở điện nước và chất đốt tăng 0,54%; nhóm lương thực tăng 1,96%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; giáo dục tăng 0,05%…; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24% và giao thông tăng 1,42%. Riêng nhóm thiết bị đồ dùng bằng 99,97%; nhóm bưu chính viễn thông bằng 99,94%.
Giá vàng tăng 4,59%; Giá đô la Mỹ giảm 0,17% so với tháng 12/2017.
* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 3 tháng đầu năm 2018 so với bình quân cùng kỳ năm 2017 tăng 3,06% (mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng bình quân của cùng kỳ năm trước (+4,76%): Nhóm may mặc mũ nón tăng 1,31%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,85%; nhà ở điện nước và chất đốt tăng 6,33%; nhóm lương thực tăng 2,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,11%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,24%; giáo dục tăng 5,42%…; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,72% và giao thông tăng 3,53%....Riêng nhóm Bưu chính viễn thông bằng 99,56%.
Giá vàng tăng 8,25%; Giá đô la Mỹ tăng 0,11% so với 3 tháng đầu năm 2017.
2. Thực hiện vốn đầu tư
Năm 2018 với chủ đề là “Năm thu hút đầu tư”, ngay từ đầu năm, hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước được chú trọng. Dự ước quý 1 năm 2018 tổng vốn đầu tư trên địa bàn thực hiện 6.992 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017 tăng 3,24%. Trong đó, vốn nhà nước dự kiến thực hiện 1.600 tỷ đồng chiếm 22,89%; vốn ngoài nhà nước 4.880 tỷ đồng chiếm 69,80% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến 511 tỷ đồng chiếm 7,31% so với tổng số.
Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn ước tháng 3/2018 thực hiện được 202 tỷ đồng, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 40,50% so với tháng trước. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 182 tỷ đồng, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 43,75% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 89,89%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 20 tỷ đồng, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 16,15% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 10,11% so với tổng vốn ngân sách địa phương tháng 3/2018.
* Tình hình một số công trình trọng điểm
Quý I/ 2018, tiếp tục triển khai các công trình trọng điểm đã được phê duyệt và đang triển khai của những năm trước, bao gồm các dự án lớn thuộc vốn ngân sách nhà nước và một số công trình trình trọng điểm thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư. (xem phần phục lục)
3. Hoạt động xây dựng
Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có khởi sắc, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Đầu năm, các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) chưa nhận được nguồn vốn ngân sách kế hoạch giao dẫn đến việc thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển không đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn ngại vay do không có nguồn công việc ổn định và tài sản thế chấp... Một số doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất vì mới đầu năm nên ít thi công và chưa ký được hợp đồng, các doanh nghiệp này chủ yếu thu hồi nợ các công trình còn tồn đọng các năm trước, lực lượng lao động có tay nghề cũng như lao động phổ thông trong ngành XD còn thiếu nhiều, đẩy giá nhân công tăng cao.
Dự ước quý I/2018, ngành xây dựng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình qui mô lớn: khách sạn M’Galaxy-DA tuyến cáp 4,5 Bà Nà, dự án Công viên Châu á, trung tâm điều hành Mobifone, công trình công viên suối khoáng nóng Thần Tài, công trình khu biệt thự sinh thái công viên văn hóa làng quê và quần thể du lịch sông nước Hòa Quý - Đồng Nò...
Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý I/2018 ước đạt 4271,5 tỷ đồng tăng 3,32% so với cùng kỳ; trong đó tăng mạnh nhất là loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 2984 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69.86% và tăng 3,26% so với cùng kỳ; loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 119 tỷ đồng, chiếm 2.79% và tăng 1,06% (do nhiều doanh nghiệp xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài được bổ sung vào mẫu điều tra), loại hình xã/phường và hộ dân cư tăng 7,43% so với cùng kỳ năm 2017.
Chia theo loại công trình:
- Công trình nhà ở thực hiện được 665,6 tỷ đồng tăng 2,3%;
- Công trình nhà không để ở thực hiện 1347,6 tỷ đồng tăng 6,4%;
- Công trình kỹ thuật dân dụng ước đạt 1136,7 tỷ đồng tăng 2,57%;
- Hoạt động XD chuyên dụng thực hiện được 1121,6 tỷ đồng tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2017. Ho¹t ®éng XD chuyªn dông thùc hiÖn ®îc 1121,616 tû ®ång t¨ng 1,18% so víi cïng kú n¨m 2017.
III. AN SINH XÃ HỘI, Y TẾ, GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA
1. Lao động việc làm và đời sống công nhân lao động
Lực lượng lao động theo kết quả điều tra LĐVL năm 2017 của Đà Nẵng là 567,6 nghìn người chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn người so năm 2016, tốc độ tăng là 2,07%.
Dân số thành phố Đà Nẵng từ 15 tuổi trở lên chiếm 1,1% so cả nước; tương ứng: số người có việc làm chiếm 1% (điều tra LĐVL năm 2016 là 1%) và số người thất nghiệp chiếm 1,9% (điều tra LĐVL năm 2016 là 2,1%). Như vậy qui mô về dân số, lao động không lớn. Tuy nhiên Đà Nẵng là một trong những thành phố thu hút người từ nơi khác đến với 3 mục đích chính: 1)sinh sống, 2)làm việc (hoặc tìm việc), 3)theo học các trường đào tạo. Sự di cư này phần nào đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng cũng như trở thành một động lực thúc đẩy Đà Nẵng phát triển.
Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân số khu vực nông thôn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so các tỉnh khác trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm xuống về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên. Năm 2017, tại Đà Nẵng tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông lâm, thủy sản chiếm 5,32% (năm 2016 là 7,5%), công nghiệp xây dựng chiếm 29,13% (năm 2016 là 28,5%) và thương mại, dịch vụ chiếm 65,56% (năm 2016 là 64%).
Quý I/2018, tỷ lệ thất nghiệp tại Đà Nẵng tiếp tục giảm. Không như các năm trước, vào những tháng thời tiết mưa, lạnh vẫn có nhiều khách du lịch quốc tế về Đà Nẵng. Khối lượng khách tăng vọt này kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của ngành du lịch, dịch vụ và tiếp theo đó đã tạo ra nhu cầu lao động khá lớn về số lượng.
Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 15 tuổi trở lên tại Đà Nẵng quý I/2018 dự kiến là 2,48%; trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,65% và khu vực nông thôn là 1,54%. Tỷ lệ thất nghiệp chung toàn Thành phố nếu so với quý I/2017 là 2,65% thì có thể nói tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng giảm dần, nhưng không ổn định. Biểu hiện ở tỷ lệ thất nghiệp các quý gần đây như sau:
ĐVT: %
|
Quý I |
Quý IV |
Quý I |
Chia theo giới tính |
|
Nam |
Nữ |
||||
Chung |
2,65 |
1,51 |
2,48 |
3,31 |
1,65 |
Thành thị |
3,02 |
1,42 |
2,65 |
3,35 |
1,94 |
Nông thôn |
0,55 |
2,00 |
1,54 |
3,09 |
0,00 |
Người thất nghiệp rơi nhiều vào lứa tuổi từ 20-29 tuổi. Có khoảng hơn 60% người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 20-29 tuổi), trong khi nhóm dân số này chỉ chiếm 22% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất là nhóm tuổi 20-24, tiếp đến là nhóm 25-29 tuổi. Nhóm tuổi trẻ nhất là 15-19 tuổi vẫn có tới 8% bị thất nghiệp.
Những người thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở những người có trình độ dưới trung học phổ thông và tiếp theo là những người có trình độ đại học trở lên. Những người thất nghiệp nếu đã qua đào tạo thì trình độ càng cao sẽ có tỷ lệ chiếm trong tổng số thất nghiệp càng cao.
Trong tháng 3, thành phố đã tổ chức 05 phiên giao dịch việc làm thu hút 323 lượt doanh nghiệp với 24.142 lượt lao động có nhu cầu tuyển dụng, kết quả chắp nối giới thiệu 710 lao động; tổng các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố tạo việc làm cho 3.700 lao động, trong đó, 3.150 vị trí việc làm tăng thêm, nâng lên tổng số 5.500 lao động được tạo việc làm trong năm, đạt 16,82% kế hoạch; thẩm định và cấp giấp phép cho 95 lao động người nước ngoài, xác nhận 34 trường hợp không thuộc diện cấp phép; kiểm tra thực tế, xác minh nội dung phản ánh Công ty TNHH Petro Vạn Lợi đưa vào sử dụng thang máy chưa được kiểm định; dự thảo Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018.
2.Thực hiện chính sách Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ xã hội
* Công tác đền ơn đáp nghĩa:
Tết Mậu Tuất 2018, các ban ngành thành phố đã lập thủ tục và hướng dẫn các địa phương chi quà tết của Chủ tịch nước cho 24.870 lượt đối tượng chính sách, kinh phí trên 5,4 tỷ đồng; quà của UBND thành phố cho 43.463 lượt đối tượng chính sách, kinh phí trên 22,3 tỷ đồng;
Các cấp Lãnh đạo thành phố đi thăm và tặng quà cho các đơn vị, địa phương, bộ đội Trường Sa, các gia đình chính sách, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trở lên thường xuyên ốm đau, thân nhân của các đồng chí Thành ủy trở lên đã hy sinh, từ trần nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, tổng kinh phí trên 3,4 tỷ đồng; chỉnh trang Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sĩ thành phố phục vụ lễ viếng, đặt vòng hoa của lãnh đạo thành phố và người dân trước và trong Tết; UBND các địa phương tổ chức tôn tạo, chỉnh trang Nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương phục vụ nhân dân đến viếng hương.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị hỗ trợ 1.167 xuất quà cho hộ chính sách, kinh phí trên 584 triệu đồng; các quận, huyện, xã phường trích từ ngân sách địa phương tặng quà cho 11.936 đối tượng chính sách, tổng kinh phí trên 11,3 tỷ đồng.
Dịp Tết Mậu Tuất 2018 UBND thành phố hỗ trợ cho 5.021 hộ nghèo với kinh phí hơn 4,2 tỷ đồng và 192.015kg gạo, trong đó: hỗ trợ 3.065 hộ nghèo không còn sức lao động (CTTX), mức 01 triệu đồng/hộ; 1.956 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn sức lao động, mức 600.000 đồng/hộ; quà từ ngân sách quận huyện hỗ trợ 6.043 hộ với kinh phí gần 1,1 tỷ đồng với 326 suất quà bằng hiện vật và 30.500 kg gạo; quà từ xã hội hóa và nguồn khác hỗ trợ 17.610 hộ với kinh phí gần 8,3 tỷ đồng với 1.336 suất quà bằng hiện vật và 1.000 kg gạo.
UBND thành phố ủy thác sang Chi nhánh NHCSXH thành phố với số tiền 70 tỷ đồng để tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn chuyển đổi sản xuất, tạo việc làm vươn lên thoát nghèo. Các địa phương triển khai đồng bộ trên phương diện giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt…qua đó, đã có nhiều lượt người, hộ được thụ hưởng; đến cuối năm 2017 thành phố cơ bản hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo chính sách người có công, tỷ lệ hộ nghèo còn sức lao động còn lại cuối năm (theo chuẩn thành phố đến 2020) đạt 2,86%. (Theo Nghị quyết là 3,81%).
Tiếp tục triển khai các chính sách, chương trình, mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ vùng dân tộc khó khăn như đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, nước) cho vay ưu đãi vốn, đào tạo nghề … Các ban, ngành thành phố tổ chức hội nghị tập huấn thu thập thông tin hộ có đối tượng hưởng chế độ trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; tổ chức Hội nghị triển khai và ban hành các văn bản liên quan về Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020; tiếp tục mua bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc diện hộ nghèo huyện Hòa Vang năm 2018.
* Công tác bảo trợ xã hội:
UBND thành phố nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội từ 270.000 đồng lên 350.000 đồng; trích từ ngân sách chi 8,6 tỷ đồng để hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018; tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai Kế hoạch Chương trình mục tiêu không có người lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020.
Tết Mậu Tuất 2018 UBND thành phố hỗ trợ 33.559 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có nguồn nuôi dưỡng, bộ đội xuất ngũ bị bệnh tâm thần, người ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động, người mắc bệnh hiểm nghèo thuộc hộ nghèo, mức 300.000 đồng/người, tổng kinh phí 10,067 tỷ đồng; 4.090 người hành nghề xe thồ, xích lô, mức 250.000 đồng/người, kinh phí hơn 1,022 tỷ đồng; hỗ trợ 240 người lao động tại Bãi rác Khánh Sơn với kinh phí 120 triệu đồng.
Các địa phương trợ giúp 762.400 kg gạo cho 50.827 khẩu thiếu lương thực trong dịp Tết, kinh phí hơn 11 tỷ đồng; ngoài ra, các quận huyện vận động hỗ trợ hơn 30.000 kg gạo cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn. Tổ chức đi thăm, tặng quà cho các cơ sở xã hội, từ thiện và đối tượng xã hội nuôi dưỡng tập trung, phạm nhân đang bị giam giữ tại Trại giam Hòa Sơn nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, với tổng kinh phí 50 triệu đồng. Ngoài ra, UBND các quận huyện đã thăm và tặng quà cho hơn 200 người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng cai nghiện ma túy và đang điều trị Methadone tại Trung tâm GD-DN 05-06 thành phố, kinh phí 70 triệu đồng; các sở ngành, Uỷ ban MTTQVN, hội đoàn thể thành phố, UBND các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tặng trên 33.000 phần quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc.
* Công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
UBND thành phố tổ chức chương trình "Mùa xuân cho em" cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số thuộc 4 xã Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú và Hòa Ninh huyện Hòa Vang, tặng quà cho 350 trẻ em tham dự, kinh phí 210 triệu đồng; Phối hợp Hội Cứu tế Đông Nam Á (SEAR) trao tặng 10 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn quận Cẩm Lệ, kinh phí 18 triệu đồng. Ngoài ra, các sở ngành, Uỷ ban MTTQVN, hội đoàn thể thành phố, UBND các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã tặng trên 21.000 phần quà cho đối tượng với tổng số tiền trên 8,3 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân các quận, huyện trích từ ngân sách đảm bảo xã hội với số tiền trên 1,4 tỷ đồng để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố ban hành và triển khai các chương trình, kế hoạch giai đoạn 2016-2020; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là Luật Trẻ em. Với nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ, trên 99% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, giúp đỡ bằng nhiều hình thức; 100% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc, giúp đỡ; 100% trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị và tư vấn theo định kỳ hàng tháng; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí và hàng ngàn trẻ em trong gia đình nghèo, khó khăn mắc các bệnh hiểm nghèo được cấp thẻ BHYT và điều trị miễn phí.
3. Giáo dục - Đào tạo
Quý I/2018, ngành Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II cho năm học 2017-2018;
Thành phố đã cử đại diện học sinh tham gia kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia; tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp; tổ chức thành công cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2017-2018; Hội thi “Giáo viên dạy giỏi bậc học mầm non cấp thành phố”...
4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng
4.1. Tình hình dịch bệnh
- Sốt xuất huyết (SXH): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 45-55 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận tích lũy đến cuối Quý I có 662 trường hợp, giảm 1.174 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017, không có trường hợp nào tử vong do Sốt xuất huyết. Tích lũy đến 15/03/2018 có 20 ổ dịch nhỏ phát sinh.
- Tay chân miệng (TCM): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 22-35 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận Quý I có 193 trường hợp mắc, không tăng/giảm ca mắc so với cùng kỳ năm 2017, không có trường hợp tử vong.
- Thủy đậu: Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 55-75 trường hợp mắc, ghi nhận Quý I có 527 trường hợp mắc, tăng 260 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017.
- Các bệnh truyền nhiễm khác: Ghi nhận 01 ca viêm não do não mô cầu, còn lại các bệnh truyền nhiễm khác như: Sởi, Rubella, Viêm não Nhật Bản, Cúm A, Dại, Thương hàn, Bại liệt … không ghi nhận ca mắc
4.2. Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS:
- Tình hình dịch HIV/AIDS
Thông tin |
Quý I/2018 |
Luỹ tích |
||
Chung |
Người Đà Nẵng |
Chung |
Người Đà Nẵng |
|
Phát hiện nhiễm mới |
36 |
25 |
2.262 |
1.245 |
Bệnh nhân AIDS |
9 |
5 |
897 |
753 |
Tử vong do AIDS |
1 |
1 |
476 |
449 |
Số người còn sống |
|
|
1.786 |
796 |
- Tình hình điều trị Methadone: Từ 01/01 đến 12/03/2018, tiếp nhận điều trị 05 bệnh nhân (CSĐT số 1: 03 BN; CSĐT số 2: 02 BN). Số bệnh nhân đang quản lý điều trị là 317 BN (CSĐT số 1: 153 BN và CSĐT số 2: 164 BN).
4.3. Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Do số liệu được chốt vào ngày cuối tháng nên tính đến 28/02/2018, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 14,1%, trong đó các loại vắc xin: BCG đạt tỷ lệ: 16%; vắc xin Bại liệt 3: 17,1%; DTC - VGB - Hib mũi 3: 17%; Sởi: 14,2 %; Viêm gan B < 24h: 14,1%; Phụ nữ có thai được bảo vệ uốn ván UV2: 14,5%.
4.4. Tình hình khám chữa bệnh:
- Số lượt khám bệnh: 602.658 lượt người, giảm 10,49% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó khám BHYT là 462.489 lượt, chiếm 76,74%).
- Số bệnh nhân điều trị nội trú: 71.943 bệnh nhân, giảm 14,31 % so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó BHYT là 67.871 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 94,34%).
- Tổng số phẫu thuật: 14.400 ca, trong đó loại đặc biệt và loại I là 5.825 ca.
5. Văn hóa và đời sống
* Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ (KH&CN):
Trong quý I, Thành phố đã tổ chức Lễ khen thưởng hoạt động KH&CN năm 2017; Xét chọn hồ sơ cho 3 doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND và đề xuất hỗ trợ 3 dự án với tổng kinh phí gần 1,9 tỷ đồng.
* Lĩnh vực Văn hóa:
Các ngành chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất trên tình thần tiết kiệm nhưng khá phong phú;
Hiện nay, Thành phố đang lên kế hoạch tổ chức Lễ Công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải và khởi công dự án Bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích;
Bên cạnh đó, Thành phố đang tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ dự án bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia Hải Vân Quan.
* Lĩnh vực Thể thao:
Trong Quý I/2018, Thành phố đã cử 12 huấn luyện viên và 58 vận động viên tham gia tập huấn đổi tuyển quốc gia theo các Quyết định triệu tập của Tổng cục Thể dục Thể thao; cử các đoàn VĐV tham gia thi đấu 16 giải quốc gia, 6 giải quốc tế, đạt 19 HCV, 23 HCB và 27 HCĐ;
Đến nay, Đội tuyển bóng đá SHB Đà Nẵng đang xếp hạng thứ 6 sau hai vòng đấu giải Bóng đá Vô địch quốc gia V-League 2018.
6. Trật tự an toàn xã hội
* Tình hình cháy nổ: Tháng 3/2018 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 22 vụ cháy. Trong đó có 10 vụ cháy nhà dân và 12 vụ cháy khác, thiệt hại ước 26,7 triệu đồng (6 vụ đang thống kê giá trị thiệt hại). Từ đầu năm đến nay, thành phố xảy ra 56 vụ cháy; trong đó 19 vụ cháy nhà dân, 02 vụ cháy rừng và 35 vụ cháy khác, tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 180,39 triệu đồng.
* Tai nạn giao thông:
Trong tháng 3/2018: tai nạn giao thông đường bộ: Xảy ra 03 vụ, làm chết 03 người, thiệt hại tài sản 7 triệu đồng. So với tháng 02/2018, giảm 06 vụ (4/10), giảm 04 người chết (3/7), tăng 10 người bị thương (14/4). So với cùng kỳ năm 2017, giảm 06 vụ (4/10), giảm 03 người chết (3/6), tăng 05 người bị thương (14/9).
Tai nạn giao thông đường sắt: Không xảy ra. So với tháng 2/2018 giảm 01 vụ, giảm 01 người chết. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ, số người chết, số người bị thương không tăng không giảm.
Tai nạn giao thông đường thủy: Không xảy ra.
Quý I/2018: Tai nạn giao thông đường bộ: xảy ra 17 vụ, làm chết 13 người, bị thương 18 người, thiệt hại tài sản khoảng 22 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 10 vụ (17/27) bằng 37%, giảm 03 người chết (13/16) bằng 18,75%, giảm 02 người bị thương (18/20) bằng 10%. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 01 vụ làm 01 người chết, so với cùng kỳ năm 2017. Tai nạn giao thông đường thủy không xảy ra so với cùng kỳ năm 2017, không tăng không giảm. Trong quý I/2018 tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em không xảy ra. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 02, giảm 01 người chết, giảm 01 người bị thương.
* Công tác kiểm tra, xử lý và phòng chống tệ nạn xã hội:
UBND thành phố ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực Phòng chống tệ nạn xã hội, tăng cường công tác bảo vệ tại Cơ sở xã hội Bầu Bàng trong dịp Tết Mậu Tuất 2018; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tệ nạn xã hội bằng nhiều hình thức; Cơ sở xã hội đã tiếp nhận 43 học viên vào cai nghiện, giải quyết cho về cộng đồng đúng thời hạn 110 học viên, chấp hành hình phạt tù 02 học viên; hiện nay, Cơ sở đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 431 học viên, và 24 người không có nơi cư trú ổn định đang chờ Quyết định của Tòa án; toàn thành phố có 17 người đang cai nghiện tại gia đình-cộng đồng và 840 người trong diện quản lý sau cai. Trong những ngày Tết hoạt động văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, chăm lo cho các đối tượng nuôi dưỡng tập trung được ăn Tết đầm ấm, vui vẻ; trực bảo vệ, y tế chu đáo, tình hình an ninh trật tự tại các Trung tâm ổn định, không có trường hợp nào trốn khỏi Trung tâm.
Đội kiểm tra liên ngành 178 thành phố và các quận, huyện tổ chức kiểm tra, thâm nhập các tuyến đường, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biểu hiện hoạt động mại dâm; trong đó Đội kiểm tra liên ngành thành phố tổ chức kiểm tra 04 cơ sở mát-xa, qua kiểm tra phát hiện 03 cơ sở vi phạm hành chính, đề nghị xử phạt với số tiền 11 triệu đồng; Đội kiểm tra liên ngành các quận huyện tổ chức kiểm tra 26 cơ sở và các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn, qua kiểm tra phát hiện 03 cơ sở vi phạm hành chính, đề nghị xử phạt với số tiền 10,75 triệu đồng.
7. Môi trường
Ngày 2/3/2018, UBND thành phố Đà Nẵng công bố chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố về việc không để hai nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc tiếp tục hoạt động tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), đồng thời thu hồi, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân tại khu vực lân cận hai nhà máy.
Để bảo vệ môi trường, thành phố kêu gọi nhiều nguồn lực để đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm như kênh Phú Lộc, âu thuyền Thọ Quang, thu gom và xử lý nước thải ven biển…Đồng thời, thực hiện nghiêm việc xử phạt doanh nghiệp xả thải trái phép, không đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Thành phố chỉ đạo đình chỉ hoạt động sản xuất đồng thời yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do một số công ty xả thải gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Sau thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Đà Nẵng đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhưng tiếp tục ưu tiên thu hút một cách có chọn lọc các dự án thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghệ cao, công nghệ thông tin... có hàm lượng công nghệ cao, giàu chất xám, tạo ra giá trị gia tăng cao, mang lại môi trường sạch đẹp. Vì thế, thành phố nói “không” với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Các dự án sản xuất công nghiệp phải bảo đảm chặt chẽ tiêu chí công nghiệp “sạch”, không gây ô nhiễm.
Đà nẵng là đầu tàu kinh tế của khu vực Miền trung - Tây nguyên,với chủ đề “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư” thì việc hướng môi trường đầu tư thuận lợi và hành lang pháp lý thuận lợi để hấp dẫn của nhà đầu tư, đồng thời là nơi người dân sống rất hài hòa và mến khách, Đà Nẵng phải là nơi hội tụ của những yếu tố về một “Thành phố đáng sống”; trong đó có việc thực hiện hiệu quả đề án “Thành phố môi trường”. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị đủ năng lực để ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, xử lý và khắc phục các sự cố môi trường dựa trên nền tảng ý thức của tất cả mọi người và cả hệ thống chính trị. Mục tiêu hướng tới là tạo sự an toàn về sức khỏe và văn minh, một môi trường sống tốt cho người dân, nhà đầu tư và du khách. Chính điều đó sẽ góp phần quan trọng để xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố đáng sống”
Nhìn chung, tình hình Kinh tế - Xã hội, sản xuất kinh doanh quý I/2018 được đánh giá là tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2017 và đảm bảo kế hoạch trên các lĩnh vực: thu ngân sách, thu hút đầu tư, du lịch...; Sức mua tăng, thị trường hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định; Tình hình thi công các công trình XDCB đảm bảo tiến độ; Nhiều hoạt động được khẩn trương triển khai để thực hiện “Năm đẩy mạnh thu hút đầu tư”; Chương trình “Thành phố 4 an” được tập trungchir đạo, găn liền với chương trình “Thành phố 5 không, 3 có”, đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” và các mục tiêu an sinh xã hội./.