(+84) 236 3 822 768   danang@gso.gov.vn
 

Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng - Tháng 4 năm 2018
Người đăng tin: Trần Thông Ngày đăng tin: 08/05/2018 Lượt xem: 473

InfoGraphic - KTXH Thang 4 

1. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2018 ước tăng 2,02% so với tháng 03/2018. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 20,49%; công nghiệp chế biến tăng 0,44%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; sản xuất nước và xử lý rác thải tăng 14,19%.

Nếu so với cùng kỳ năm 2017, IIP toàn ngành công nghiệp tháng 4/2018 tăng 6,45%. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 3,84%; công nghiệp chế biến tăng 7,19%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 0,87%; sản xuất nước và xử lý rác thải ước tăng 11,47%.

Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2018, IIP toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,03%. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 9,16%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,17%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện ước tăng 1,89%; sản xuất nước và xử lý rác thải ước tăng 17,85%.

Một số ngành tăng như: SX lương thực, thực phẩm tăng 21%; chế biến gỗ tăng 58,39%; Sx hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 24,93%; sản xuất SP điện tử, máy vi tính và SP quang học tăng 38,69%; SX máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu; sản xuất xe có động cơ tăng 37,94%;…Một số ngành có chỉ số SX giảm như: SX da và các SP có liên quan giảm 6,8%; SX giấy và các SP từ giấy giảm 14%; SX các sản phẩm cao su và plastic giảm 2,61%; SX kim loại giảm 23,99%;…

 Nguyên nhân khiến IIP ngành sản xuất kim loại giảm là do hai doanh nghiệp sản xuất sắt thép (Dana -Ý và Dana - Úc) buộc phải ngừng hoạt động do dây chuyền sản xuất không đảm bảo trong khâu xả thải, làm ảnh hưởng đến môi trường.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính thức tháng 3/2018 tăng 5,61%; ước tính tháng 4/2018 tăng 11,61% và cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2018 tăng 8,68%.

Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao hơn so với chỉ số tiêu thụ chung như: SX chế biến thực phẩm tăng 17,41%; sản xuất đồ uống tăng 13,18%; chế biến gỗ và sản xuất SP từ gỗ tăng 73,9%; SX hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 23,67%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 33,28%; sản xuất SP điện tử, máy vi tính và SP quang học tăng 30,8%... Các ngành có chỉ số tiêu thụ thấp hơn so với chỉ số tiêu thụ chung như: dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các SP có liên quan; sản xuất SP từ giấy, sản phẩm từ cao su và plastic…

So với cùng kỳ năm trước, cộng dồn đến tháng 4 năm 2018 nhiều sản phẩm công nghiệp tăng, đặc biệt có một số sản phẩm có sản lượng tăng rất mạnh như thịt cá đông lạnh tăng 113,06%; tôm đông lạnh tăng 23,88%; võ bào, dăm gỗ tăng 58,39%; sơn và vec-ni tan trong môi trường không chứa nước tăng 44,91%;  gạch nung và gạch khối xây dựng bằng xi măng, bê tông hoặc đá nhân tạo tăng 86,57%; cấu kiện tháp và cột làm bằng những thanh sắt, thép bắt chéo nhau tăng 43,55%;  bộ phận và các phụ tùng của máy tính tăng 88,83%... bên cạnh đó có một số sản phẩm bị giảm như: Sản phẩm dệt khăn mặt, khăn tắm và khăn khác dùng trong phòng vệ sinh, nhà bếp; lưới đánh cá; bộ com lê, quần áo đồng bộ, áo Jacket, quần dài, quần yếm, quần sooc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc; giấy copy; sắt, thép; ghế khác có khung bằng gỗ.

Chỉ số tồn kho tháng 4/2018 toàn ngành chế biến chế tạo tăng 35,57% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức chung so với cùng kỳ như: dệt; sản xuất trang phục; in sao chép bản ghi các loại; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất;  sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;…Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm hơn so với mức tồn kho chung như: SX chế biến thực phẩm; SX giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất SP từ cao su plastic; SX kim loại; sản xuất các SP từ kim loại đúc sẵn; chế biến, chế tạo khác...

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp ước tính cộng dồn đến tháng 4/2018 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 5,31%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,89%. Nếu chia theo ngành cấp I thì ngành khai khoáng tăng 0,12%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,62%, ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt giảm 6,31%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải giảm 0,21%.

2. Nông nghiệp

 * Trồng trọt: Ước tính diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân năm 2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau: lúa 2.754 ha, bằng 97,79% so với cùng kỳ năm 2017; ngô 203 ha, khoai lang 183 ha, mía 185 ha, hoa 47 ha, rau đậu 431 ha,. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa giảm 2,21%; ngô tăng 2,16%; khoai lang giảm 6,86%; rau đậu giảm 1,69%; mía tăng 4,52%; lạc giảm 8,66%.

Đầu năm đến nay, lượng nước tưới tiêu cây trồng bị thâm hụt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc canh tác cây nông nghiệp. Cây lúa hiện nay trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch; cơ cấu giống lúa bao gồm giống chính NX30, Xi23, HT1, Thiên ưu 8… hiện nay lúa đang phát triển tốt, tình hình sinh vật hại trên các loại cây trồng luôn được kiểm soát, phát hiện, xử lý kịp thời.

* Chăn nuôi:Trong tháng 4/2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát triển tương đối ổn định. Ngành Nông nghiệp tiếp tục tập trung thực hiện an toàn thực phầm trong thời gian trước, trong và sau tết, lực lượng Thú y đã tổ chức kiểm tra, xử phạt hành chính những trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm trên thành phố. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng triển khai tiêm phòng lở mồm long móng cho gia súc, gia cẩm. Đến nay, thành phố đã hoàn thành đợt 01/2018 tiêm phòng vacxin lở mồm long móng gia súc, số lượng tiêm được 11.835 con trâu bò; Triển khai tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, đã cấp phát và cung ứng khoảng hơn 120.000 liều vacxin cúm gia cầm cho các trạm chăn nuôi và thú y quận, huyện, liên quận để tiêm phòng.     

Tính đến thời điểm cuối tháng 04/2018, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố ước đạt như sau:

+ Tổng số lượng trâu 2.034 con, giảm 3,05% so với cùng kỳ;

+ Tổng số lượng bò 16.875 con, giảm 2,98% so với cùng kỳ;

+ Tổng số lượng lợn 73.454 con, giảm 2,82% so với cùng kỳ;

+ Tổng đàn gia cầm 495 ngàn con, giảm 3,03% so với cùng kỳ.

 Trong đó: đàn gà 417 ngàn con, giảm 2,83% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, tổng đàn trâu và đàn lợn đến cuối tháng 4/2018 không có sự biến động lớn so với cùng kỳ năm 2017; giá cả thịt hơi, thức ăn chăn nuôi trong năm không có dấu hiệu biến động lớn. Người dân phối hợp với Trạm Thú y, UBND các xã, phường tăng cường kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên không có dịch bệnh xảy ra, tăng cường kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Lâm nghiệp

Công tác quản lý bảo vệ rừng (CTBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn luôn được chú trọng, ngành Lâm nghiệp đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý vi phạm pháp luật về QLBVR và PCCCR nhằm kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng rừng sản xuất, kiểm tra tàng trữ, cất giấu, lâm sản trái phép.

Trong tháng 4/2018, thời tiết tại Đà Nẵng mưa ít và nắng nhẹ nên không xảy ra cháy rừng.Tại thời điểm không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng cộng dồn đến tháng 4/2018 ước đạt 10.788 m3, tăng 5,63% ; Sản lượng củi khai thác cộng dồn ước đạt 27.408 Ster, tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2017.

Các cơ quan ban ngành tiếp tục tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra hiện trường lâm phận quản lý.

Trong 4 tháng đầu năm 2018 đã tổ chức được 105 đợt kiểm tra rừng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện tháo gỡ và tiêu hủy một số dụng cụ dùng để săn bẫy động vật hoang dã; lập biên bản 16 vụ vi phạm hành chính, trong đó: 01 vụ vi phạm về phòng cháy chữa cháy rừng; 04 vụ mua, bán, tàng trữ, cất giấu trái phép lâm sản; 02 vụ vi phạm quy định về động vật hoang dã, 01 vụ vận chuyển trái phép lâm sản, 02 vụ vi phạm quy định về quản lý bảo vệ rừng, 03 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản và 03 vụ vi phạm khác. Phân theo các đối tượng vi phạm: Doanh nghiệp tư nhân: 01 vụ, Hộ gia đình, cá nhân: 14 vụ. Vi phạm khác: 01 vụ.

Đến nay, ngành chức năng đã xử lý 14 vụ vi phạm hành chính (trong đó có 01 vụ năm 2017). Phạt tiền 52,4 triệu đồng. Tịch thu 1,279m3 gỗ xẻ, 0,19 m3 gỗ tròn. Tịch thu và thả vào môi trường tự nhiên 2 cá thể cầy vòi hương và 10 cá thể rắn nước, 03 cá thể chim sâu, 02 cá thể chim sẻ. Tịch thu và tiêu hủy 03 lồng bẫy chim, 01 cây sào treo chim, 02 cọc sắt, 01 máy phát ra tiếng chim, 02 tấm lưới, 10 cá thể gà nước vằn, 11 cá thể cút ngực trắng đã chết và 2 kg thịt heo rừng. Thu nộp ngân sách: 52,4 triệu đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính.

4. Thủy sản

Hoạt động khai thác thủy sản trong tháng 4 năm 2018 tương đối ổn định, các nghề chủ yếu là câu, lưới rê 3 lớp…Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ thủy sản của thành phố, ngư lưới cụ phù hợp với mùa vụ và ngư trường đánh bắt đã giúp ngư dân khai thác được sản lượng khá với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

  Sản lượng thủy, hải sản 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 13.040 tấn, bằng 97,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khai thác thủy sản ước đạt 12.488 tấn, bằng 97,21%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 372 tấn, tăng 2,92% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 so với năm 2017 ước giảm nhẹ do xu hướng giảm khai thác gần bờ đã làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản.

Tình hình dịch bệnh nuôi trồng thủy sản trong tháng 4/2018 không xảy ra trên địa bàn, các cơ quan chuyên ngành tăng cường hướng dẫn các hộ nuôi các biện pháp kỹ thuật và phòng chống để tránh xảy ra dịch bệnh trong thời gian tới.

5. Tổng mức bán lẻ hàng hoá

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính tháng 4/2018 đạt 4.141 tỷ đồng, tăng 0,71% so với tháng trước và tăng 12,06% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Cụ thể: Khu vực kinh tế nhà nước đạt 343 tỷ đồng, chiếm 8,3% (tăng 16,02% so cùng kỳ) ; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.793 tỷ đồng (tăng 12,22%); kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 4 tỷ đồng, chiếm 0,1% (bằng 21,64% so với cùng kỳ).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính 4 tháng đầu năm 2018 đạt 16.544 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước đạt 1.298 tỷ đồng, tăng 16,05% (chiếm 7,85% trong tổng mức); kinh tế ngoài nhà nước đạt 15.223 tỷ đồng, tăng 13,82% (chiếm 92,02%); kinh tế FDI đạt 23 tỷ đồng, bằng 28,38% so với cùng kỳ (chiếm 0,14% trong tổng mức).

Doanh thu bán lẻ một số mặt hàng có biến động lớn như Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 22,1%; mặt hàng Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 29,68% là do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng; mặt hàng gỗ và vật liệu xây dựng tăng 19,43% là do bắt đầu vào mùa xây dựng, giá cả vật liệu xây dựng, đặt biệt là giá sắt thép xây dựng tăng.

6. Dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành

Tháng 4/2018 ước doanh thu Dịch vụ lưu trú đạt 432,5 tỷ đồng, tăng 6,75% so với tháng trước và tăng 1,43% so với tháng cùng kỳ năm 2017; Dịch vụ ăn uống đạt 911 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 15,47% so với tháng cùng kỳ; Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 117 tỷ đồng, bằng 82,54% so với tháng trước và bằng 98,14% so với tháng cùng kỳ.

Ước tính 4 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của cả 3 ngành dịch vụ này đạt 5.641 tỷ đồng, tăng 13,32%. Trong đó: Khu vực kinh tế tập thể tăng cao nhất (33,7%) nhưng tỷ trọng không đáng kể (khoảng 730 triệu đồng, chiếm 0,01%); khu vực kinh tế cá thể đạt 2.534 tỷ đồng, tăng 15,98% (chiếm 44,91% trong tổng doanh thu); kinh tế tư nhân đạt 2.118 tỷ đồng, tăng 10,68% (chiếm 37,54%); kinh tế FDI đạt 936 tỷ đồng, tăng 13,27 (chiếm 16,6% trong tổng doanh thu)

Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước 4 tháng đầu năm 2018 là 1.271 nghìn lượt tăng 1% so với cùng kỳ, tương ứng với số ngày khách cơ sở lưu trú phục vụ là 1.713,8 nghìn ngày. Trong đó, lượt khách quốc tế là 709,4 nghìn lượt, tăng 13,95%.

Số lượt khách cơ sở lữ hành phục vụ 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 147,7 nghìn lượt, tăng 17,21%. Trong đó, khách quốc tế là 59,8 nghìn lượt, tăng 14,84% so với cùng kỳ.

7. Dịch vụ vận tải

Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải  tháng 4/2018 ước đạt 969 tỷ đồng tăng 1,67% so tháng trước và tăng 16,16% so cùng tháng năm trước.

Ước tính 4 tháng đầu năm 2018 doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ, đường thủy và dịch vụ vận tải  đạt 3.539 tỷ đồng và tăng 11,81% so cùng kỳ năm 2017. Chia theo thành phần kinh tế cho thấy: khối vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 161%; khối tư nhân tăng 12,7%; khối cá thể giảm 1,5%; cuối cùng là khối nhà nước tăng 3,86% so cùng kỳ năm 2017. Cụ thể từng ngành vận tải như sau:

  • Vận tải hành khách

Doanh thu vận tải hành khách tháng 4/2018 ước đạt 231 tỷ đồng tăng 35,38% so cùng tháng năm 2017; Cộng dồn 4 tháng đạt 794 tỷ đồng tăng 22,55% so cùng kỳ năm trước.

Khối lượng luân chuyển hành khách tháng 4/2018 ước đạt 147,7 triệu HK.km, tăng 16,82% tháng 4 năm 2017; Lũy kế 4 tháng tăng 14,30% so cùng kỳ năm 2017, tương đương 72 triệu HK.Km.

  • Vận tải hàng hóa

Doanh thu vận tải hàng hóa tháng 4/2018 ước đạt 439 tỷ đồng, bằng 93,65% so cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 4 tháng đạt 1.710 tỷ đồng, bằng 99,98% cùng kỳ năm 2017.

Khối lượng luân chuyển hàng hóa tháng 4/2018 đạt 311 triệu T.Km, tăng 3,09% so cùng tháng năm 2017; lũy kế 4 tháng tăng 4,46% so cùng kỳ năm 2017, tương đương 52 triệu T.Km.

  • Dịch vụ vận tải.

          Doanh thu dịch vụ ngành vận tải tháng 4 năm 2018 ước đạt 299 tỷ đồng tăng 53,5% so cùng tháng năm 2017. Lũy kế 4 tháng đạt 1.035 tỷ đồng tăng 28,28% so cùng kỳ năm 2017, tương đương 228 tỷ đồng.

  • Hàng hoá thông qua cảng:

Sản lượng thông qua Cảng tháng 4/2018 ước đạt: 700 nghìn tấn tăng 27,12% so với sản lượng tháng trước và tăng 1,89% so với sản lượng của tháng 4 năm 2017. Trong đó: hàng nhập khẩu đạt 144 nghìn tấn bằng 75,8% so cùng kỳ  năm 2017;  hàng xuất khẩu đạt 325 nghìn tăng 16,38%; hàng nội địa đạt 231 nghìn tấn tăng 6,06%; hàng container đạt 448 nghìn tấn tăng 6,1% so với tháng 4/2017.

Lũy kế 4 tháng năm 2018 ước đạt 2.485 nghìn tấn thông qua Cảng Đà Nẵng bằng 98,22% so cùng kỳ năm 2017.

8.Giá cả thị trường

 * Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 0,19% so tháng trước. Các chỉ số tăng so tháng trước là: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,01%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,02%; giao thông tăng 1,2%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%; hàng háo dịch vụ khác tăng 0,15%; nhóm giáo dục tăng 1,71%.

 Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05%; lương thực giảm 0,01%; thực phẩm giảm 0,09%;nhóm may mặc mũ nón giảm 0,15%; nhà ở vật liệu xây dựng giảm 0,12%; thuốc dịch vụ y tế giảm 0,1%.

Giá vàng tăng 0,81%; giá đô la Mỹ tăng 0,15% so với tháng 3/2018.

CPI tháng 4 năm 2018 tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Dịch vụ giáo dục tăng chủ yếu học phí mẫu giáo trường tư tăng 6,26% nên tác động đến dịch vụ giáo dục tăng 1,71% so với tháng trước.

- Trong tháng giá xăng, dầu diesel điều chỉnh tăng vào ngày 07/4/2018 và ngày 23/4/2018, với mức tăng: 520đ/lít xăng 95-III; 590đ/lít xăng E5; 1.020đ/lít dầu diesel, nên tác động đến chỉ số của nhóm nhiên liệu tăng 2,64% so với tháng trước.

- Trong tháng nhu cầu sử dụng điện, nước của hộ gia đình giảm nên điện sinh hoạt giảm 1,84%, nước sinh hoạt giảm 0,58% so với tháng trước. Do nhu cầu giảm nên thịt gia súc tươi sống giảm 0,87%; quả tươi chế biến giảm 2,62%;… so với tháng trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 3,1% so cùng tháng năm trước. Trong đó: nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 1,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,99%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,75%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 1,22%; nhà ở, chất đốt và VLXD tăng 4,39%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,31%; giao thông tăng 5,83%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,63%, giáo dục tăng 7,21%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,4%; nhóm thực phẩm giảm 0,53%.

Giá vàng tăng 6,95%; Giá đô la Mỹ tăng 0,31% so với tháng 4/2017.

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2018 tăng 0,99% so với tháng 12 năm 2017. Trong đó: Nhóm may mặc mũ nón tăng 1%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,29%; nhà ở điện nước và chất đốt tăng 0,29%; nhóm lương thực tăng 1,94%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,19%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47%; giáo dục tăng 1,76%…; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% và giao thông tăng 2,64%. Riêng nhóm thiết bị đồ dùng giảm 0,01%; thực phẩm giảm 1,68%; bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

Giá vàng tăng 5,44%; Giá đô la Mỹ tăng 0,32% so với tháng 12/2017.

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng đầu năm 2018 so với bình quân cùng kỳ năm 2017 tăng 3,06% (mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng bình quân của cùng kỳ năm trước (+4,70%). Trong đó: Nhóm may mặc mũ nón tăng 1,3%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,8%; nhà ở điện nước và chất đốt tăng 5,73%; nhóm lương thực tăng 2,99%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,91%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 1,18%; giáo dục tăng 5,86%…; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,7% và giao thông tăng 4,1%. Riêng nhóm thực phẩm giảm 0,1%; nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,43%.

Giá vàng tăng 7,92%; Giá đô la Mỹ tăng 0,16% so với 4 tháng đầu năm 2017.

9. Thực hiện vốn đầu tư

* Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn ước tháng 4/2018 thực hiện được 370,9 tỷ đồng, tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 16,57% so với tháng trước. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt          346 tỷ đồng, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 16,05% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 93,2%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 25 tỷ đồng, tăng 10,78% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 24,08% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 6,8% so với tổng vốn ngân sách địa phương tháng 4/2018.

* Tình hình một số công trình trọng điểm

+ Dự án hầm chui nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương: Tổng mức đầu tư 118,3 tỷ đồng, thực hiện từ nguồn vốn đầu tư  Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. Tính từ khi khởi công đến đến 31/3/2018 giá trị công trình thực hiện được xấp xỉ 117 tỷ đồng đạt 99% trên tổng mức dự kiến đầu tư. Trong đó tính riêng 3 tháng đầu năm 2018 thực hiện được 2 tỷ đồng. Hiện một số hạng mục công trình vẫn đang được gấp rút thi công.

+ Xây dựng tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương: Với giá trị hợp đồng được ký kết cùng đơn vị trúng thầu là 278,465 tỷ đồng, dự án tuyến đường Hòa Phước - Hòa Khương tính đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2018 đã cơ bản hoàn thành xong nền, móng, móng đường cấp phối đá dăm, một số tuyến chưa thi công được do vướng mặt bằng. Tính từ khi khởi công đến cuối tháng 3/2018 công trình đã thực hiện được 227,8 tỷ đồng đạt 81,8% so với tổng mức giá trị hợp đồng được ký kết. Trong đó tháng 3/2018 thực hiện được 3,34 tỷ đồng, dự kiến tháng 4/2018 đạt 5,0 tỷ đồng.

+ Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi: Tính từ khi khởi công đến 31/3/2018 công trình đã thực hiện được 297,9 tỷ đồng đạt 74,05% so với tổng mức đầu tư. Trong đó dự kiến tháng 4 năm 2018 thực hiện 0,293 tỷ đồng.

+ Dự án phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng: Tổng mức đầu tư của dự án 7.610 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước là 1.834 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới. Tính đến tháng báo cáo nguồn vốn ngân sách nhà nước đã thực hiện được 1.147,804 tỷ đồng đạt 65,01% tổng mức đầu tư từ ngân sách, tính riêng tháng 3/2018 thực hiện được 19,529 tỷ đồng; dự ước tháng 4/2018 thực hiện 29 tỷ đồng.

+ Dự án nâng cấp, cải tạo trạm xử lý nước thải Phú Lộc (giai đoạn 2): Tính từ khi khởi công đến tháng báo cáo dự án đã thực hiện được 137 tỷ đồng đạt 99,93% tổng mức đầu tư. Riêng 3 tháng đầu năm 2018 thực hiện được 4,009 tỷ đồng.

10. Hoạt động ngân hàng

* Công tác huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến tháng 4 năm 2018 đạt 123 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 20,9%.

Theo loại tiền: huy động bằng VND đạt 118.650 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 96,46%; ngoại tệ đạt 4.350 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 3,54%. Tỷ lệ tăng trưởng huy động VND - ngoại tệ so với cùng kỳ năm 2017 giảm 2,12%.

Theo hình thức huy động: huy động tiền gửi tiết kiệm đạt 74.250 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 60,37%; tiền gửi thanh toán đạt 37.500 tỷ đồng, tăng 25,51% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 30,49%; phát hành giấy tờ có giá là 11.250 tỷ đồng, tăng gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 9,15%.

* Công tác tín dụng:

Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước thực hiện 4/2018 đạt 126.700 tỷ đồng, tăng 26,66% so với cùng kỳ 2017.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: cho vay bằng VND đạt 121.400 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 98,7%. Cho vay ngoại tệ (quy VND) ước đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tỷ trọng 4,31%.

Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 49.500 tỷ đồng, tăng 29,65%, chiếm tỷ trọng 40,24%; cho vay trung, dài hạn đạt 77.200 tỷ đồng, tăng 24,81%, chiếm tỷ trọng 62,76%.

11. Lao động việc làm

Trong tháng 4/2018, thành phố đã tổ chức 05 phiên giao dịch việc làm thu hút 755 lượt doanh nghiệp với 44.981 lượt lao động có nhu cầu tuyển dụng, kết quả chắp nối giới thiệu 1.101 lao động; tổng các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố tạo việc làm cho 4.039 lao động, trong đó, 2.750 vị trí việc làm tăng thêm, nâng lên tổng số 9.539 lao động được tạo việc làm trong năm, đạt 29,17% kế hoạch; thẩm định và cấp giấy phép cho 50 lao động người nước ngoài, xác nhận 29 trường hợp không thuộc diện cấp phép; tổ chức triển khai thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018.

12.Thực hiện chính sách Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ xã hội

* Công tác đền ơn đáp nghĩa:

Thực hiện giải quyết trợ cấp hàng tháng và 1 lần cho 66 trường hợp (Trong đó: giải quyết trợ cấp hàng tháng 15 trường hợp (10 trường hợp theo PL Ưu đãi NCC, 05 trường hợp theo QĐ 40 của UBND thành phố); trợ cấp 1 lần 51 trường hợp); xác nhận 07 trường hợp miễn giảm khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ tiền sử dụng đất cho 14 trường hợp, kinh phí 543 triệu đồng; trợ cấp khó khăn đột xuất cho 27 trường hợp, kinh phí 78 triệu đồng; tiếp tục đôn đốc, theo dõi tiến độ sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng năm 2018, đến nay, có 834 nhà hoàn thành (Trong đó: xây mới 123 nhà, sửa chữa 711 nhà), 1.445 nhà đang triển khai, thi công.

* Công tác bảo trợ xã hội:

UBND thành phố nâng mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội từ 270.000 đồng lên 350.000 đồng; trích từ ngân sách chi 8,6 tỷ đồng để hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế trong xã hội nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018; tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai Kế hoạch trợ giúp Người khuyết tật 2018, đi thăm, tặng quà các đơn vị nhân kỷ niệm 20 năm ngày người khuyết tật Việt Nam; xây dựng kinh phí cho các hoạt động Dự án, Chương trình liên quan đến người khuyết tật; giám sát hoạt động khám xác định phân loại khuyết tật tại 2 quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

* Công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Trong tháng 4/2018, thông qua vận động các tổ chức, doanh nghiệp, thực hiện các chương trình dự án của Tổ chức Cứu tế Thế giới - Úc (AOGWR), Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, bất hạnh thành phố, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA … Quỹ Bảo trợ Trẻ em thành phố đã triển khai các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tổng kinh phí hơn 25 triệu đồng. Cụ thể: Phối hợp tổ chức Cứu tế Thế giới - Úc (AOGWR) hỗ trợ vốn chăn nuôi, trồng trọt cho 03 phụ nữ nghèo, khó khăn huyện Hòa Vang, kinh phí 12 triệu đồng; tặng 4 dụng cụ PHCN cho trẻ em khuyết tật huyện Hòa Vang và quận Thanh Khê (01 xe bại não, 3 dụng cụ tập đi và đứng) trị giá 13,5 triệu đồng; phối hợp Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, bất hạnh thành phố và Bệnh viện Đà Nẵng khám sàng lọc tim bẩm sinh cho 208 trẻ em 04 quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Sơn Trà và Thanh Khê; triển khai chương trình “Hành trình cuộc sống” tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt do Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA tài trợ. Ngoài ra, thành phố hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 2 trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, kinh phí 6 triệu đồng

13. Giáo dục - Đào tạo

Thành phố tổ chức Kỳ thi tay nghề thành phố năm 2018, tại 4 địa điểm với sự tham gia của 82 thí sinh đến từ 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố; kết qủa 43 thí sinh đạt giải, gồm: 06 giải nhất, 10 giải nhì, 12 giải ba, 15 giải khuyến khích. Phát hành sổ tay thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp; phối hợp kiểm tra khảo sát về công tác tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; hướng dẫn hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho 2 đơn vị.

Trong tháng 4/2018, thành phố đã thành lập Trung tâm Khảo thí đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế Cambridge đầu tiên tại Đà Nẵng tại số 125 - 127 Hùng Vương (quận Hải Châu), dưới sự quản lý tổ chức của Sở GD-ĐT. Hoạt động này nhằm đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh và kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (được công nhận trên 100 nước).

Kết quả kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn học sinh dự thi Olympic của thành phố Đà Nẵng gồm 120 em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THPT Phan Châu Trinh đã đoạt được 22 huy chương vàng, 23 huy chương bạc và 28 huy chương đồng.

14. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Tình hình dịch bệnh

- Sốt xuất huyết (SXH): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 28-35 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận tích lũy đến cuối tháng 4/2018 có 837 trường hợp, giảm 1.488 trường hợp (-64%) so với cùng kỳ năm 2017, không có trường hợp nào tử vong do Sốt xuất huyết.

- Tay chân miệng (TCM): Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 32 trường hợp mắc, toàn thành phố ghi nhận đến cuối tháng 4/2018 có 304 trường hợp mắc, tăng 34 ca (+12,59%) so với cùng kỳ năm 2017, không có trường hợp tử vong.

- Thủy đậu: Trung bình ghi nhận mỗi tuần có 55-75 trường hợp mắc, ghi nhận Quý I có 527 trường hợp mắc, tăng 260 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017.

- Các bệnh truyền nhiễm khác: Ghi nhận 01 ca viêm não mô cầu, còn lại các bệnh truyền nhiễm khác như: Sởi, Rubella, Viêm não Nhật Bản, Cúm A, Dại, Thương hàn, Bại liệt … không ghi nhận ca mắc.

Tình hình khám chữa bệnh

Tháng 4/2018, Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị sơ kết chương trình hợp tác phẫu thuật khe hở môi vòm trẻ em. Đây là chương trình hợp tác, chuyển giao kỹ thuật y khoa giữa Bệnh viện Nhi đồng 1, TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng với sự hỗ trợ của tổ chức từ thiện Smile Train (Hoa Kỳ). Trong suốt 5 năm kể từ khi triển khai chương trình, đã có hơn 400 trẻ em tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên tìm lại nụ cười.

* Lĩnh vực Văn hóa:

Nhân ngày sách Việt Nam lần thứ 5, trong tháng 4/2018, Quận Hải Châu đã tổ chức Hội sách Hải Châu Đà Nẵng 2018 kéo dài 5 ngày với hơn 200 gian hàng sách được trưng bày và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn.

* Lĩnh vực Thể thao:

Giải bóng đá vô địch quốc gia 2018 khai mạc ngày 10/3/2018 với sự tham gia của 14 câu lạc bộ trên khắp cả nước. Tính đến 18/4, đội tuyển bóng đá SHB Đà Nẵng đang xếp hạng thứ 8 sau 5 trận đấu tại giải Bóng đá Vô địch quốc gia V-League 2018.

* Tình hình cháy nổ: Tháng 4/2018 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 25 vụ cháy. Trong đó có 6 vụ cháy nhà dân và 19 vụ cháy khác, thiệt hại ước hơn 26 triệu đồng (3 vụ đang thống kê giá trị thiệt hại). Từ đầu năm đến nay, thành phố xảy ra 81 vụ cháy; trong đó 25 vụ cháy nhà dân, 02 vụ cháy rừng và 54 vụ cháy khác, tổng giá trị thiệt hại ước tính hơn 206 triệu đồng.

* Tai nạn giao thông:

Trong tháng 4/2018:

Tai nạn giao thông đường bộ: Xảy ra 05 vụ, làm chết 03 người, bị thương 02 người, thiệt hại tài sản 04 triệu đồng. So với tháng 03/2018, tăng 02 vụ (5/3), số người chết không tăng không giảm (3/3), tăng 02 người bị thương (2/0). So với cùng kỳ năm 2017, giảm 06 vụ (5/11), giảm 01 người chết (3/4), giảm 06 người bị thương (2/8).

Tai nạn giao thông đường sắt: Không xảy ra. So với tháng 03/2018 và cùng kỳ năm 2017: Không tăng không giảm.

 Tai nạn giao thông đường thủy: Không xảy ra. So với tháng 03/2018 và cùng kỳ năm 2017: Không tăng không giảm.

* Công tác kiểm tra, xử lý và phòng chống tệ nạn xã hội:

Tháng 4/2018, Cơ sở xã hội Bàu Bàng đã tiếp nhận 43 học viên vào cai nghiện, giải quyết cho về cộng đồng đúng thời hạn 41 học viên, chấp hành hình phạt tù 1 học viên; đình chỉ chữa bệnh 01 học viên. Hiện nay, Cơ sở đang quản lý, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho 440 học viên, và 28 người không có nơi cư trú ổn định đang chờ Quyết định của Tòa án; toàn thành phố có 14 người đang cai nghiện tại gia đình-cộng đồng (có việc làm 9 người, tỷ lệ 64%) và 795 người trong diện quản lý sau cai (có việc làm 532 người, tỷ lệ 67%). Trong 795 người có 759 người đủ điều kiện phân loại (Trong đó: 473 người tiến bộ, chiếm 62,3%, 221 người chưa tiến bộ chiếm 29,1% và 65 người có nguy cơ tái nghiện, chiếm 8,6%.) và 36 người mới về chưa đủ điều kiện phân loại.

Đội kiểm tra liên ngành 178 thành phố và các quận, huyện tổ chức kiểm tra, thâm nhập các tuyến đường, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biểu hiện hoạt động mại dâm.

15. Môi trường

Việc giám sát doanh nghiệp, người dân thành phố Đà Nẵng xả thải ra môi trường, nhất là môi trường biển đang trở nên cấp bách đối với chính quyền và ngành chức năng của thành phố. Cùng với đó, thành phố đang xây dựng kế hoạch tự bỏ tiền ngân sách để đầu tư các hệ thống xử lý nước thải hiện đại dọc các bãi biển. Trước mắt các hệ thống xử lý nước thải hiện đại này sẽ được lắp đặt tại các khu vực Mỹ An, Mỹ Khê và Phạm Văn Đồng - nơi tập trung một số lượng lớn khách sạn và nhà hàng.

Dự án này là một phần trong dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng Đà Nẵng do Ngân hàng Thế giới tài trợ với số vốn 72,52 triệu đô la. Tuy nhiên, với tình hình phát triển “nóng” của du lịch Đà Nẵng hiện nay, thì dự án này là không đủ, vì vậy thành phố đầu tư thêm các hệ thống xử lý nước thải khác nhằm ngăn ngừa tất cả nguy cơ ô nhiễm từ nay đến năm 2020, đảm bảo môi trường biển trong sạch./.

 

 

 

 

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LỚN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN TRONG KỲ

 

Tháng 04 Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

STT

Tên dự án

Nhóm dự án

Dự kiến năm khởi công – hoàn thành

Tổng mức đầu tư

Thực hiện tháng trước tháng báo cáo
(tháng 3)

Dự tính tháng báo cáo
(tháng 4)

Cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng báo cáo

Cộng dồn từ  khi khởi công đến cuối tháng báo cáo

 
 

A

B

C

D

1

2

3

4

5

 

1

Trường THCS Hòa Cường Nam

C

2017-2018

11 806

2 430

0

5 302

5 302

 

2

Đường giao thông ô tô đến trung tâm xã (gđ 2)

B

2017-2018

143 538

3 822

2 000

5 822

21 113

 

3

Kè chống sạt lở khẩn cấp sông cu đê

B

2016-2018

89 194

0

2 500

2 500

37 817

 

4

Tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung thư)

B

2015-2018

354 654

473

1 000

1 473

102 455

 

5

Dự án san nền khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân

C

2011-2019

497 791

0

500

15 500

190 731

 

6

Đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan (đoạn Km5+226,59-KM10+501 - từ Cầu Đỏ - QL14B)

B

2017-2020

968 861

0

20 500

41 387

54 832

 

7

Trường THPT Sơn Trà (gđ 1)

C

2016-2020

60 059

1 215

1 500

3 699

19 081

 

8

Trường tiểu học Lê Lai (cơ sở 2)

C

2017-2018

18 570

0

500

500

10 550

 

9

Dự án Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi

C

2012-2018

402 328

0

293

293

297 924

 

10

Nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc (g/đ 2)

B

2015-2018

137 126

339

0

4 009

137 025

 

11

Dự án HTKT khu số 2 và khu số 7 trung tâm đô thị mới Tây Bắc

B

2015-2018

282 170

0

5 000

5 391

135 380

 

12

Dự án KTX sinh viên phía tây khu đô thị Hòa Khánh

B

2009-2019

1 426 000

0

5 000

5 000

497 582

 

13

Dự án phát triển bền vững TPĐN

A

2013-2019

7 610 911

50 636

76 000

197 619

3 051 668

 

14

Dự án XD trung tâm huấn luyện đào tạo vận động viên tại Khu liên hợp TDTT Hòa Xuân (gđ 1)

C

2016-2018

89 047

223

500

723

43 643

 

15

Dự án Cải thiện môi trường nước khu vực phía Đông quận Sơn Trà

C

2012-2018

1 247 000

0

0

0

0

 

16

Dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng

B

2017-2017

1 370 443

0

0

0

0

 

17

Đầu tư hệ thống thiết bị cho phim trường đa năng S2 của Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng

C

2017-2017

34 491

9381

5 000

14 381

14 381

 

18

Trường mầm non, khu vui chơi và sân thể thao khu vực Khánh Sơn (giai đoạn 1)

C

2017-2017

24 107

1569

1 500

5 069

17 485

 

19

Đê, kè biển Liên Chiểu (đoạn từ Xuân Thiều đến Nam Ô)

B

2018-2019

200 563

2005

3 500

5505

5505

 

 

Chuyên mục, tin tức liên quan:

Video Video

 

 

Thư viện hình ảnh Thư viện hình ảnh

Liên kết web Liên kết web

Bản quyền thuộc về Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 310 Hoàng Diệu - Hải Châu - TP Đà Nẵng

Điện thoại: (+84) 236 3822768 - 3827680

Email: danang@gso.gov.vn