Trong những năm qua, kinh tế Đà Nẵng phát triển, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động tăng nhanh; tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm liên tục từ nhiều năm nay những vẫn còn khá cao so cả nước. Năm 2017, theo kết quả điều tra Lao động việc làm (LĐVL) thì tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động tính chung toàn Thành phố là 3,97% trong đó riêng khu vực thành thị là 4,16% và nông thôn là 2,64%.
Như vậy so với 63 tỉnh thành trong cả nước vào năm 2017 thì tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động của Đà Nẵng đứng ở vị trí thứ 5, riêng thành thị đứng vị trí 14. Tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng đã liên tục ở vị trí khá cao của cả nước từ nhiều năm nay (từ năm 2009 đến năm 2016 luôn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, nhì, ba trong cả nước). Nếu so với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ này khá cách xa (vào năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của Hà Nội là 2,84% và TP. Hồ Chí Minh là 3,11%).
Kinh tế Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2018 có dầu hiệu tăng trưởng với giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,11% của 6 tháng đầu năm 2017.
Lực lượng lao động
Số người tham gia lực lượng lao động ngày càng tăng và góp phần không nhỏ là do sự di cư từ tỉnh khác. Trong khi nền kinh tế của thành phố có phát triển, nhu cầu lao động tăng theo nhưng không tăng kịp tốc độ tăng nguồn lao động. Do đó Đà Nẵng là một trong những thành phố thu hút người từ nơi khác đến với 3 mục đích chính: 1)sinh sống, 2)làm việc (hoặc tìm việc), 3)theo học các trường đào tạo. Sự di cư này phần nào đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng cũng như trở thành một động lực thúc đẩy Đà Nẵng phát triển.
Lực lượng lao động theo kết quả điều tra LĐVL năm 2017 của Đà Nẵng là 567,6 nghìn người chiếm 53,2% tổng dân số, tăng 11,5 nghìn người so năm 2016, tốc độ tăng là 2,07%.
Quý II/2018, biến động lực lượng lao động tại Đà Nẵng không có gì khác so trước đây, sự tăng giảm lực lượng lao động diễn ra bình thường. Theo số liệu sơ bộ và qua nhận định khi điều tra thì đã có sự di chuyển một số lao động từ ngành sản xuất công nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ. Số người thất nghiệp không tăng nhiều.
Cơ cấu lao động có việc làm
Cơ cấu lao động đang làm việc tại Đà Nẵng từ lâu nay khác biệt nhiều so với các tỉnh, thành phố khác do Đà Nẵng là nơi mà dân số khu vực nông thôn rất ít (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn là 12,4% - thấp nhất so các tỉnh khác trong cả nước) và lao động tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ngày càng giảm xuống về số lượng và tỷ trọng; trong khi đó tỷ lệ lao động tham gia vào ngành thương mại, dịch vụ ngày càng tăng lên.
Quý II bao giờ cũng là thời gian mang lại nhiều công ăn việc làm nhất trong nền kinh tế Đà Nẵng. Trong quý này, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm giảm xuống vì do thời tiết nằng nóng, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của thành phố, nhất là lĩnh vực du lịch, phục vụ du lịch, xây dựng…
Các hoạt động nhằm thúc đẩy du lịch tại Đà Nẵng trong quý II gồm có các lễ hội (truyền thống) được mở rộng quy mô, các điểm vui chơi giải trí mới xuất hiện tại Đà Nẵng và vùng phụ cận. Khối lượng khách du lịch tăng vọt này kéo theo sự tăng trưởng, phát triển của ngành du lịch, dịch vụ và tiếp theo đó đã tạo ra nhu cầu lao động khá lớn về số lượng.
Theo số liệu chưa đầy đủ, tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông lâm, thủy sản ước tính chiếm 5%, công nghiệp xây dựng chiếm 28% và thương mại, dịch vụ chiếm 67% (năm 2017 lần lượt là 5,3%, 29,1% và 65,6%).
Quy mô và tỷ lệ người thiếu việc làm, thất nghiệp trong độ tuổi lao động
Tính đến hết tháng 5, số liệu ngành Lao động, Thương binh và xã hội cho biết đã có 14.039 lao động được tạo việc làm thông qua các hình thức hội chợ, chắp nối, giới thiệu, đạt 42,93% kế hoạch năm. Các hoạt động này góp phải đáp ứng nhu cầu lao động của các cơ sở và phần nào giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
Tình trạng thất nghiệp, được thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp đã cho thấy quý II năm 2018 không có thay đổi nhiều so với quý II năm trước. Nhưng nếu xét cả giai đoạn 6 tháng đầu năm thì tình trạng thất nghiệp có giảm, mặc dầu không nhiều (giảm 0,08 điểm phần trăm so 6 tháng đầu năm trước)
|
Quý II/2018 |
6 tháng đầu năm 2018 |
||||
Chung |
Chia theo giới tính |
Chung |
Chia theo giới tính |
|||
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
|||
Chung |
1,43% |
1,74% |
1,12% |
1,96% |
2,54% |
1,39% |
Thành thị |
1,59% |
1,86% |
1,32% |
2,12% |
2,61% |
1,63% |
Nông thôn |
0,54% |
1,10% |
0,00% |
1,05% |
2,13% |
0,00% |
|
Năm 2017 |
Năm 2018 |
||||
Quý I |
Quý II |
6 tháng đầu năm |
Quý I |
Quý II |
6 tháng đầu năm |
|
Chung |
2,65% |
1,44% |
2,04% |
2,48% |
1,43% |
1,96% |
Thành thị |
3,02% |
1,51% |
2,26% |
2,65% |
1,59% |
2,12% |
Nông thôn |
0,55% |
1,05% |
0,80% |
1,54% |
0,54% |
1,05% |
Tình trạng thiếu việc làm vẫn xuất hiện nhưng không nhiều ở quý II nếu so với quý I.
Nhìn chung tình trạng thất nghiệp tại Đà Nẵng 6 tháng đầu năm có những diễn biến tương tự như vài năm gần đây: tỷ lệ thất nghiệp thiên về giới tính với tỷ lệ thất nghiệp nam cao hơn nữ; nguyên do là nhu cầu lao động nữ, không cần trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bán hàng, dịch vụ tăng nhanh, và các ngành sản xuất chế biến tăng trưởng cần nhiều lao động nữ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Riêng tại khu vực nông thôn, kết quả sơ bộ điều tra LĐVL cho thấy tình trạng thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm có tăng so 6 cùng kỳ năm trước.
Quá trình điều tra cũng cho thấy người thất nghiệp rơi nhiều vào lứa tuổi từ 20-29 tuổi. Có khoảng hơn 60% người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 20-29 tuổi), trong khi nhóm dân số này chỉ chiếm 22% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó nhóm tuổi có số người thất nghiệp cao nhất là nhóm tuổi 20-24, tiếp đến là nhóm 25-29 tuổi. Nhóm tuổi trẻ nhất là 15-19 tuổi vẫn có tới 7% bị thất nghiệp.
Những người thất nghiệp tập trung nhiều nhất ở những người có trình độ dưới trung học phổ thông và tiếp theo là những người có trình độ đại học trở lên. Những người thất nghiệp nếu đã qua đào tạo thì trình độ càng cao sẽ có tỷ lệ chiếm trong tổng số thất nghiệp càng cao.